Những nguyên nhân thuộc về nội dung Hiệp ƣớc Basel

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 73)

- Xếp hạng tín dụng nội bộ:

8. Rủi ro tín dụng

2.3.3. Những nguyên nhân thuộc về nội dung Hiệp ƣớc Basel

Đề tài thực hiện việc khảo sát thơng qua hình thức trả lời bảng câu hỏi đối với 120 người có cơng tác đến hoạt động tín dụng ngân hàng với vai trị là Giám đốc/Phó giám đốc điều hành cấp Chi nhánh; Trưởng, phó các phịng quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng, quản lý rủi ro, kiểm tra kiểm sốt nội bộ; Nhân viên các phịng quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng, quản lý rủi ro, kiểm tra kiểm soát nội bộ của một số ngân hàng thương mại; Nhà nghiên cứu, giảng viên giảng dạy trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trên địa bàn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện trong 20 ngày, số phiếu thu về là 112, số phiếu hợp lệ và được sử dụng là 100 phiếu. Các đối tượng được phỏng vấn được phỏng vấn thể hiện trên hình 2.7 có 8% số người được phỏng vấn là Nhà nghiên cứu, giảng viên đại học; 18% là Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh; 33% là Trưởng, phó các phịng quan hệ khách hàng,

thẩm định tín dụng, quản lý rủi ro, kiểm tra kiểm sốt nội bộ; 41% là nhân viên các phịng quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng, quản lý rủi ro, kiểm tra kiểm sốt nội bộ.

Hình 2.7: Đối tƣợng phỏng vấn để khảo sát về ứng dụng Hiệp ƣớc Basel trong quản trị rủi ro tín dụng.

Nguồn: Theo kết quả khảo sát 2.3.3.1. Khó khăn trong việc tính tốn dữ liệu

Một trong những khó khăn đối với việc ứng dụng các phương pháp của Hiệp ước Basel II vào hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam chính là tính phức tạp của mỗi phương pháp. Thể hiện ở cả trong cách tính tốn để ứng dụng và trong việc xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý khách hàng. Đối với phương pháp đơn giản nhất là phương pháp chuẩn thì mỗi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng cũng phải được lưu trữ thông tin đầy đủ nhằm phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm khách hàng đó. Như vậy sẽ có rất nhiều hệ số rủi ro được áp dụng cho mỗi khách hàng với từng loại giao dịch khác nhau. Riêng trong cơng tác tín dụng việc mỗi ngân hàng thương mại xây dựng cho mình một cơ sở dữ liệu về một khách hàng khi tham gia quan hệ tín dụng, trong khi hệ thống thơng tin kết nối giữa các ngân hàng thương mại với nhau và giữa ngân hàng thương mại với ngân hàng nhà nước còn rất nhiều hạn chế, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng một khách hàng có thể được xếp loại AA tại ngân hàng thứ nhất, nhưng cũng chính khách hàng đó lại xếp

loại BB- tại một ngân hàng thứ hai do đó dễ dẫn đến việc đánh giá và xếp hạng khách hàng không được đồng nhất và đây là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Đối với hai phương pháp IRB và IRB nâng cao với các cơng thức tính tốn hệ số rủi ro phức tạp bao gồm toán thống kê, xác suất, và kinh tế lượng chưa gần gũi với tình hình hoạt động thực tế đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó hiện nay tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại và các Trường Đại học, Học viện, Trung tâm đào tạo về nghiệp vụ tài chính – ngân hàng chưa nghiên cứu, dịch thuật ra phiên bản tiếng Việt một cách hệ thống bài bản mà chỉ mang tính trích dẫn, trong khi đó ngơn ngữ thể hiện trong Hiệp ước Basel hồn toàn bằng tiếng Anh với các thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu. Đó thực sự là những trở ngại trong việc tìm hiểu và nghiên cứu Hiệp ước Basel của các đối tượng được khảo sát cũng như việc áp dụng Hiệp ước Basel vào công tác quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và cơng tác rủi ro tín dụng nói riêng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

Hình 2.8: Mức độ am hiểu đối với Hiệp ƣớc Basel

Nguồn: Theo kết quả khảo sát

I, Basel II và Basel III); 83% số người được hỏi cho biết có nghe đến Hiệp ước Basel, trong đó có 5% số người hiểu rõ về Hiệp ước Basel; 78% số người còn lại đã từng nghe đến Hiệp ước Basel, tuy nhiên chỉ nắm vài chuẩn mực đơn giản như hệ số CAR yêu cầu về vốn tối thiểu, còn các chuẩn mực khác hầu như biết rất ít.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)