Nhóm giải pháp đối với NHNN và các cơ quan giám sát ngân hàng 1 Hồn thiện mơi trƣờng pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 80 - 81)

- Xếp hạng tín dụng nội bộ:

8. Rủi ro tín dụng

3.3.1. Nhóm giải pháp đối với NHNN và các cơ quan giám sát ngân hàng 1 Hồn thiện mơi trƣờng pháp lý

3.3.1.1. Hồn thiện mơi trƣờng pháp lý

Để ứng dụng thành cơng quy trình giám sát và quản trị rủi ro theo các chuẩn mực của Hiệp ước Basel, vấn đề hoàn thiện thể chế pháp lý tạo nền tảng cho các hoạt động tài chính là hết sức cần thiết, trong đó thể hiện vai trị và trách nhiệm to lớn của NHNN. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên cơ sở tiến hành rà soát bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với những cam kết quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Hệ thống văn bản pháp luật phải có tính thống nhất cao, tránh hiện tượng chồng chéo, cần quy định rõ ràng, dễ hiểu, tránh gây nhầm lẫn, các phương thức tính tốn, các chuẩn

NHNN cần sớm ban hành các văn bản mới thay thế các văn bản cũ (QĐ493, QĐ18) hướng dẫn cụ thể về phương pháp, nội dung quản lý chất lượng tín dụng, XHTD nội bộ, phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống NHTM trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Xây dựng lộ trình để các NHTM áp dụng và kiên quyết xử lý các NHTM không tuân thủ các quy định đã đề ra. Hướng dẫn các NHTM áp dụng tính dự phịng rủi ro theo phương pháp chiết khấu dịng tiền cho mục đích quản trị nội bộ và theo dõi song song với phương pháp tính tỷ lệ cố định như hiện nay; về lâu dài, nên áp dụng phương pháp chiết khấu dịng tiền theo thơng lệ quốc tế.

Phối hợp với các Bộ ngành có liên quan cải cách, hồn thiện hệ thống kế toán Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế, áp dụng thống nhất các nguyên tắc kế tốn, thống nhất trình bày BCTC theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng các mơ hình, phương pháp tính tốn có tính quy chuẩn khoa học.

Cần xây dựng luật bảo hiểm tiền gửi theo thông lệ quốc tế để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và góp phần bảo đảm an tồn lành mạnh hoạt động ngân hàng, nâng cao mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm (mức áp dụng hiện nay là 50 triệu đồng cho từng khách hàng gửi tiền bất kể số tiền gửi là bao nhiêu). Bên cạnh đó cũng cần phải đưa ra quy định rõ ràng về vai trò của bảo hiểm tiền gửi trong việc xử lý đổ vỡ tín dụng để bảo đảm cho quyền lợi của các bên tham gia. Nhanh chóng sửa đổi các quy định về xử lý đổ vỡ tín dụng, bao gồm pháp luật về giải thể, phá sản, và pháp luật về xử lý đổ vỡ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)