Gánh nặng chi phí đối với các NHTM khi thực hiện Hiệp ƣớc Basel

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73 - 78)

- Xếp hạng tín dụng nội bộ:

8. Rủi ro tín dụng

2.3.3.2. Gánh nặng chi phí đối với các NHTM khi thực hiện Hiệp ƣớc Basel

Những ưu điểm của Basel được thế giới đón nhận như một thang đo chuẩn mực để cho hệ thống ngân hàng thương mại toàn cầu phát triển an toàn bền vững. Tuy nhiên, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế mới sẽ gây khơng ít trở ngại cho nền kinh tế của các nước mới nổi, trong đó có Việt Nam. Nhìn chung, các tác động xấu này có thể được nhìn nhận qua các điểm chính sau:

Một là, nhiều ngân hàng thương mại sẽ gặp khó khăn, vì việc chuyển sang áp

dụng Basel là rất tốn kém, các ngân hàng cỡ nhỏ khó có thể chịu được chi phí cố định liên quan đến việc nâng cấp ngân hàng. Đây là một thách thức lớn đối với hệ thống tài chính Việt Nam.

Hai là, khi áp dụng chuẩn mới, có thể sẽ dẫn đến việc siết chặt nguồn vốn

đầu tư phục vụ sản xuất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc thực hiện chuẩn Basel sẽ làm cho chi phí vay tăng lên. Do đó, các ngân hàng sẽ có xu hướng hạn chế nguồn tín dụng cấp cho cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ, khu vực chỉ mang lại lợi nhuận ít ỏi cho các ngân hàng. Thay vào đó, các ngân hàng sẽ quan tâm và tập trung vốn cho vay sản xuất nhiều hơn vào các doanh nghiệp lớn, mang lợi lợi nhuận cao và bền vững. Điều này, sẽ vơ tình đẩy các doanh nghiệp nhỏ vào tình trạng khốn khó.

Ba là, đối diện với các chuẩn mực mới của Uỷ ban Basel, các ngân hàng

thương mại Việt Nam đứng trước áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt hơn, cơng nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao hơn, và có đủ điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn mới theo thông lệ quốc tế như tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu, trích lập dự phịng rủi ro, phân loại nợ theo chuẩn mực kế tốn quốc tế. Ngồi ra, hội nhập quốc tế với việc gia nhập WTO có thể mang đến rủi ro về khách hàng cho các ngân hàng thương mại

nhà nước. Từ 1-1-2011, các ngân hàng nước ngoài sẽ được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các cá nhân Việt Nam mà ngân hàng khơng có quan hệ tín dụng, khơng cịn bị hạn chế theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh. Vì thế, các ngân hàng nhỏ trong nước buộc phải cải tổ tồn diện, nâng cao tính thanh khoản và liên kết với nhau để tồn tại.

Hình 2.9: Mức độ am hiểu đối với ba nhóm quy tắc trong Hiệp ƣớc Basel II

Nguồn: Theo kết quả khảo sát

Rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại sẽ giảm nếu các ngân hàng thương mại có hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng hiệu quả. Hệ thống đánh giá rủi ro hiệu quả sẽ cung cấp được các chức năng:

- Xếp hạng khách hàng vay

- Xếp hạng khoản vay

- Phân tích hoạt động tài chính của khách hàng

- Đề xuất các cảnh báo tài chính

Hình 2.10: Rủi ro tín dụng sẽ giảm nếu ngân hàng có hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng hiệu quả.

Nguồn: Theo kết quả khảo sát

Khi đánh giá rủi ro tín dụng chúng ta cần phải đánh giá tồn diện các mặt hoạt động của khách hàng vay bao gồm hai chỉ tiêu chủ yếu: chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính.

- Tiêu chí phi tài chính: Lịch sử hình thành và phát triển, quy mơ hoạt động,

lĩnh vực ngành nghề hoạt động, uy tín thương hiệu của khách hàng, năng lực lãnh đạo, khả năng quản trị điều hành, lịch sử quan hệ tín dụng, triển vọng ngành, tuân thủ các chính sách pháp luật của nhà nước, mối quan hệ giữa các bạn hàng nhà cung cấp, hệ thống phân phối sản phẩm, quy trình cơng nghệ sản xuất…

- Tiêu chí tài chính: phân tích các chỉ số tài chính: Chỉ số thanh tốn, Cơ cấu

nguồn vốn như thế nào, Đánh giá các chỉ số hoạt động về vốn lưu động, Chỉ số tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, đóng góp ngân sách nhà nước, đánh giá về khả năng trang trải nợ vay của khách hàng, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn của khách hàng, các chỉ số về tỷ suất sinh lợi. Đặc biệt là cần phải phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để thấy được dịng tiền lưu chuyển

trong q trình hoạt động của khách hàng. Từ việc phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chúng ta đưa ra các kết luận để đánh giá khách quan tồn điện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để xếp hạng khách hàng tương ứng với từng thứ hạng sẽ gắn liền với mức độ rủi ro. Tuy nhiên việc giảm thiểu rủi ro tín dụng nó cịn phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ ngân hàng, chính sách kinh doanh và phát triển của từng ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG II

Tốc độ phát triển hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam là tương đối nhanh, số lượng ngân hàng lớn và ngày càng hồn thiện. Khn khổ pháp lý về thanh tra, giám sát ngân hàng ngày càng được nâng cao, từng bước xây dựng được nội dung giám sát theo kịp với sự phát triển của hoạt động ngân hàng và các yêu cầu của thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, việc thực hiện cụ thể các chuẩn mực của Hiệp ước Basel tại Việt Nam còn nhiều điều bất cập.

Thiết nghĩ, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập, xu hướng tồn cầu hố ngày càng mạnh mẽ, thì lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ phải đi trước để thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển kinh tế nên nhất thiết phải xây dựng sự vững chắc, mức độ đảm bảo ổn định trong hoạt động của ngân hàng thương mại và an toàn cho nhà đầu tư. Việc thực hiện kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro theo các tiêu chuẩn quốc tế là rất cần thiết, không chỉ giai đoạn hiện nay mà còn mang lại những tác động tích cực trong tương lai.

Bên cạnh đó, vai trị định hướng, điều tiết và xây dựng mơ hình giám sát, thanh tra hiệu quả nhằm tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng hoạt động một cách cơng bằng và an tồn, xây dựng nền tảng vững chắc cho nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại, những khó khăn mà các ngân hàng thương mại có thể gặp phải khi mà áp dụng Hiệp ước Basel II chính là vấn đề về chi phí, con người, hệ thống cơ sở hạ tầng cơng nghệ thông tin, văn bản hướng dẫn từ ngân hàng nhà nước bước đầu có thể các ngân hàng thương mại của Việt Nam chưa đủ điều kiện áp dụng, tuy nhiên để bảo đảm sự phát triền an tồn bề vững thì buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải xúc tiến tiếp cận và vận dụng Hiệp ước Basel trong công tác quản trị ngân hàng. Điều này sẽ được tác giả nghiên cứu và đề xuất những giải pháp hành động trong chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)