Kiến nghị chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH thực trạng quy trình thực thi chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thông qua hình thức hỗ trợ lãi vay tại TPHCM và các hàm ý chính sách (Trang 43 - 46)

CHƢƠNG 4 : GỢI Ý VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

4.2. Kiến nghị chính sách

Qua các gợi ý chính sách trên, bên cạnh việc UBND TP.HCM cần tiếp tục hồn thiện về các quy định trong chính sách, đặc biệt là các quy định về trình tự thủ tục vay vốn và thực hiện kiểm tra, giám sát trong chính sách, tác giả có một số kiến nghị cụ thể nhƣ sau:

4.2.1. Về cơ cấu bộ máy tổ chức điều hành

* Ban điều hành chính sách KKCDCCNN cần thành lập Ban kiểm sốt cho chính sách KKCDCCNN bởi vì:

- Việc kiểm tra giám sát có vai trị quan trọng nhằm đảm bảo nguồn ngân sách của TP.HCM đƣợc sử dụng có hiệu quả và đúng mục tiêu. Tuy nhiên hiện nay hệ thống kiểm sốt của chính sách KKCDCCNN chƣa đƣợc hình thành, việc kiểm tra giám sát chỉ đƣợc thực hiện theo phong trào và mang tính chất tự phát. Vì vậy, chính sách KKCDCCNN cần phải có Ban kiểm sốt để thực hiện các trách nhiệm và quyền hạn bao gồm: (i) giám sát hoạt động, kiểm tra, và báo cáo về việc sử dụng nguồn ngân sách của chính quyền địa phƣơng trong thực thi chính sách KKCDCCNN; (ii) kiểm tra tình hình sử dụng vốn của các đối tƣợng thụ hƣởng.

- Thành viên trong ban kiểm sốt có thể bao gồm các đại diện UBND cấp Thành phố và quận, huyện nơi sử dụng ngân sách của TP.HCM thực hiện chính sách KKCDCCNN. Nhƣng thành viên trong ban kiểm sốt khơng nằm trong Hội đồng thẩm định nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan của ban kiểm sốt.

- Một khi Ban kiểm sốt đƣợc thành lập thì các trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về những sai phạm và thiếu sót trong việc thực thi chính sách KKCDCCNN sẽ cao hơn. Từ đó chính quyền TP. HCM có thể kiểm sốt đƣợc những rủi ro về những hệ quả đi ngƣợc lại với những mục tiêu của chính sách KKCDCCNN.

* Phát huy vai trò của UBND cấp xã, phƣờng trong việc tham vấn Hội đồng thẩm định phê duyệt cho vay vốn bởi vì:

- Đối với các nông hộ, UBND cấp xã, phƣờng là cơ quan gần gũi nhất trong việc cung cấp thông tin về thủ tục phê duyệt phƣơng án sản xuất. Vì vậy, UBND cấp xã, phƣờng là cơ quan có vai trị quan trọng nhất nhằm đảm bảo nguồn thông tin đến với ngƣời nơng dân đƣợc đầy đủ hơn và giảm chi phí giao dịch cho ngƣời nơng dân trong việc tham gia vay vốn theo chính sách KKCDCCNN. Chính vì thế, UBND cấp xã, phƣờng cần phải

tham vấn và nắm rõ về tình hình phê duyệt phƣơng án sản xuất của Hội đồng thẩm định cấp huyện nhằm đảm bảo cơng bằng cho lợi ích của ngƣời nơng dân.

* Trong dài hạn, việc phân cấp và dần trao quyền cho cơ quan địa phƣơng thực thi chính sách KKCDCCNN nên đƣợc thực hiện. Rõ ràng kiến nghị này rất khó có thể thực hiện bởi vì q trình trao quyền cịn phụ thuộc vào năng lực và trình độ chun mơn của cơ quan quản lý địa phƣơng. Tuy nhiên, nếu trong tƣơng lai cơ quan địa phƣơng hồn thiện trình độ chun mơn và hồn tồn có khả năng trực tiếp thực hiện các cơng việc của cơ quan cấp trên. Lúc này, quá trình trao quyền nên diễn ra nhằm giảm bớt các tầng nấc trung gian trong quy trình thực hiện.

4.2.2. Về quy trình thực thi chính sách

Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần phối hợp với Ngân hàng nhằm cải thiện

quy trình thực hiện cụ thể nhƣ sau:

- Quy trình phê duyệt: Bởi vì hiện nay ngƣời vay vốn phải thực hiện 2 bộ hồ sơ vay vốn theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nƣớc và Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nƣớc phối hợp thực hiện thống nhất một bộ hồ sơ và thủ tục trong suốt quá trình thẩm định phê duyệt nhằm giảm bớt các thủ tục phức tạp, làm giảm chi phí giao dịch của ngƣời vay vốn khi tham gia chính sách KKCDCCNN.

- Quy trình kiểm tra giám sát: Bởi vì việc kiểm tra giám sát giúp Ngân hàng kiểm soát đƣợc những rủi ro do nợ xấu gia tăng; đồng thời giúp cơ quan quản lý nhà nƣớc nắm bắt đƣợc tình hình sử dụng vốn của ngƣời sản xuất. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nƣớc cần phối hợp với Ngân hàng về các thơng tin trong quy trình kiểm tra giám sát. Ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nƣớc cần có những thơng tin hai chiều về những trƣờng hợp sử dụng vốn sai mục đích và làm ăn khơng có hiệu quả nhằm giúp 2 bên kiểm soát đƣợc mức độ rủi ro trong q trình thực hiện chính sách KKCDCCNN.

Thứ hai, vì phần lớn hỗ trợ lãi suất đều dành cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, chính quyền TP.HCM cần nghiên cứu về thực trạng các doanh nghiệp này sử dụng nguồn vốn ƣu đãi trong chính sách KKCDCCNN để đầu tƣ cho nơng nghiệp nhƣ thế nào. Và điều quan trọng các doanh nghiệp này có thể tạo ra ngoại tác tích cực, giúp cho những ngƣời nông dân đƣợc hƣởng lợi từ việc đầu tƣ của họ hay khơng. Từ đó, cần xác định liệu rằng doanh

nghiệp có đủ sức mạnh là đầu tàu dẫn đầu để vực ngành nông nghiệp TP.HCM chuyển dịch CCKTNN theo định hƣớng của UBND TP.HCM không?

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH thực trạng quy trình thực thi chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thông qua hình thức hỗ trợ lãi vay tại TPHCM và các hàm ý chính sách (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)