Vốn vay bình quân theo đối tƣợng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH thực trạng quy trình thực thi chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thông qua hình thức hỗ trợ lãi vay tại TPHCM và các hàm ý chính sách (Trang 31 - 35)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo về chính sách KKCDCCNN, CCPTNT TP.HCM Các điều kiện để ngƣời nơng dân đƣợc hƣởng ƣu đãi của chính sách KKCDCCNN bao gồm: (i) tài sản thế chấp; (ii) đƣợc các tổ chức tín dụng đồng ý giải ngân cho vay; (iii) có Quyết định của UBND TP.HCM hoặc quận huyện về việc phê duyệt dự án đầu tƣ.

Số liệu vốn vay bình quân theo đối tƣợng đã chỉ rõ doanh nghiệp đƣợc vay vốn nhiều nhất (doanh nghiệp chiếm khoảng 97% lƣợng vốn vay bình quân/hộ), bởi vì: (i) doanh nghiệp nắm vững kiến thức về thẩm định dự án và có nhiều thơng tin hơn để tự xây dựng các phƣơng án sản xuất lớn nhằm thuyết phục các tổ chức tín dụng đồng ý giải ngân; (ii) doanh nghiệp có tài sản giá trị hơn để thực hiện thế chấp cho các tổ chức tín dụng giải ngân cho vay. Trong khi đó, tài sản thế chấp của nông hộ chủ yếu là đất nông nghiệp nhƣng đƣợc Ngân hàng định giá rất thấp. Nhƣ vậy, những ƣu thế trên đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng đƣợc phê duyệt vay vốn trong chính sách KKCDCCNN hơn các đối tƣợng khác.

Hơn nữa, số lƣợng doanh nghiệp vay theo chính sách KKCDCCNN vào khoảng 13 doanh nghiệp trong tổng số 28.890 ngƣời vay vốn (xem phụ lục 1, bảng 7). Vì vậy, doanh

0 4000 8000 12000 16000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 67 79 116 187 32 352 7 6 9 7 2 14 2.424 2.500 12.500 3.400 5.750 10.000 Triệu đồng Năm Doanh nghiệp XĐGN Cá thể

nghiệp đƣợc ƣu tiên hơn các hộ nông dân trong quy trình phê duyệt bởi vì số lƣợng ít nhƣng vốn vay bình quân lớn. Trong khi đó, số hộ nơng dân vay vốn chiếm tỷ lệ cao nhƣng vốn vay bình quân lại thấp, nên hộ nông dân phải chờ đợi thời gian tập trung phƣơng án vay vốn và giải quyết một lần. Chính vì thế, chi phí giao dịch để thực hiện vay vốn của nông hộ cao hơn so với doanh nghiệp.

Rõ ràng, doanh nghiệp với những ƣu thế đã hoàn toàn đƣợc lợi hơn hộ nơng dân trong quy trình tiếp cận với nguồn vốn vay. Vì thế, cơ chế trong quy trình phê duyệt vốn vay tiếp thêm lợi thế cho doanh nghiệp, thay vì nơng hộ thực hiện vay vốn để chuyển dịch CCKTNN.

Bên cạnh đó, hiện nay chính sách khuyến khích kinh doanh đầu tƣ vào nơng nghiệp nông thôn (Nghị định số 61/2010/NĐ-CP) cũng đƣợc UBND TP.HCM quan tâm nhằm thu hút doanh nghiệp thực hiện đầu tƣ vào lĩnh vực nơng nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp với những ƣu thế trong quy trình phê duyệt vốn vay của chính sách KKCDCCNN và những ƣu đãi trong chính sách khuyến khích kinh doanh đầu tƣ theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP sẽ tạo cho doanh nghiệp có nhiều lợi ích hơn nơng hộ trong việc thực hiện đầu tƣ sản xuất nông nghiệp tại TP.HCM.

Mục đích của chính quyền TP.HCM thực hiện chính sách KKCDCCNN để giúp ngành nông nghiệp phân bổ lại nguồn lực, thực hiện sản xuất nơng nghiệp đơ thị có giá trị cao nhằm nâng cao thu nhập của ngƣời nơng dân ngoại thành và sớm hồn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên, với cơ chế chính sách tạo ra những lợi thế cho doanh nghiệp, đối tƣợng chiếm tỷ lệ rất thấp ở địa bàn nơng thơn thì liệu rằng chính sách có khả năng tạo ra tác động lan tỏa nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch CCKTNN trên các quận huyện ngoại thành ở TP.HCM hay khơng? Hơn thế nữa, chính sách đã trợ giúp thêm nguồn lực cho doanh nghiệp ở nơng thơn có thêm điều kiện sản xuất kinh doanh và nâng cao thu nhập. Cho nên, sự kém cỏi về những ƣu thế ban đầu, thêm vào đó là sự kém cỏi trong việc cạnh tranh nguồn lực hỗ trợ từ chính quyền địa phƣơng của ngƣời nông dân là một trong những nguyên nhân tác động, kéo rộng khoảng cách bất bình đẳng của các tầng lớp dân cƣ ở vùng nơng thơn TP.HCM.

Nhìn nhận chung, quy trình phê duyệt chính sách KKCDCCNN tạo điều kiện nhiều hơn cho doanh nghiệp. Vì vậy, mặc dù tính hiệu quả về chuyển dịch CCKTNN trong chính sách KKCDCCNN chƣa thể xác định rõ, nhƣng những nguy cơ về hệ quả của sự gia tăng bất bình đẳng ở khu vực nông thôn đã đƣợc xác định rõ ràng.

3.3.2. Quy trình cấp hỗ trợ lãi vay

3.3.2.1. Các bước thực hiện

Quy trình thực hiện cấp hỗ trợ lãi vay đƣợc phân làm hai công đoạn: (1) lập kế hoạch và phê duyệt dự toán hỗ trợ; (2) chuyển số tiền hỗ trợ lãi suất thực trả cho Ngân hàng.

* Lập kế hoạch phê duyệt dự toán hỗ trợ:

- Bƣớc 1: vào quý đầu và quý cuối của mỗi năm, UBND quận huyện lập kế hoạch dự toán ngân sách sẽ hỗ trợ lãi vay trong năm của chính sách KKCDCCNN.

- Bƣớc 2: UBND các quận huyện báo cáo dự toán cho Sở KHĐT và Sở NN&PTNT TP.HCM.

- Bƣớc 3: Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm góp ý về dự tốn, tổng hợp gởi cho Sở KHĐT và Sở Tài chính.

- Bƣớc 4: Sở KHĐT dựa vào dự toán ngân sách của Thành phố và tiến hành phân khai ngân sách cho các quận huyện. Đồng thời ký Quyết định phân khai ngân sách gởi đến kho bạc nhà nƣớc Thành phố và Sở Tài chính.

- Bƣớc 5: Kho bạc Thành phố căn cứ vào Quyết định của Sở KHĐT chuyển ngân sách đến kho bạc nhà nƣớc cấp quận huyện.

* Thực hiện chuyển trả hỗ trợ lãi vay cho Ngân hàng:

- Bƣớc 1: Hàng quý, Ngân hàng NN&PTNT huyện tổng hợp danh sách số tiền hỗ trợ lãi suất cho các đối tƣợng đi vay cần đƣợc chuyển khoản cho Ngân hàng.

- Bƣớc 2: Phòng Tài chính – kế hoạch chịu trách nhiệm kiểm duyệt lại tính xác thực của số tiền hỗ trợ do Ngân hàng cung cấp.

- Bƣớc 3: UBND quận huyện chỉ đạo phịng Tài chính – kế hoạch quận huyện, xuất lệnh chi yêu cầu kho bạc quận huyện chi trả cho Ngân hàng.

- Bƣớc 4: Kho bạc nhà nƣớc chuyển trả phần lãi suất hỗ trợ hàng quý cho Ngân hàng thông qua tài khoản của Ngân hàng NN&PTNT quận huyện.

- Bƣớc 5: Phịng Tài chính – Kế hoạch cập nhật số tiền hỗ trợ lãi vay và báo cáo cho Sở Tài chính về tình hình chi hỗ trợ lãi vay trong chính sách KKCDCCNN.

* Điểm mạnh:

- Quy trình thực hiện đã tƣơng đối hồn chỉnh từng bƣớc theo khâu lập ngân sách và có sự tƣơng tác qua lại giữa cơ quan quản lý cấp trên và cấp dƣới.

- Việc chuyển trả tiền hỗ trợ đƣợc thực hiện nhanh chóng bằng cách chuyển khoản cho Ngân hàng sau khi kho bạc nhà nƣớc nhận đƣợc lệnh xuất chi.

- Chi phí hỗ trợ lãi vay đƣợc Sở Tài chính cập nhật hàng q. Vì vậy, Sở Tài chính có thể nắm bắt tình hình chi tiêu của các quận huyện cho chính sách KKCDCCNN một cách thƣờng xuyên.

* Điểm yếu:

- Do cần phải có khâu cân đối ngân sách Thành phố. Vì thế vấn đề hỗ trợ lãi vay cịn phụ thuộc vào tình hình ngân sách của Thành phố ở từng thời điểm. Cho nên đôi khi Ngân hàng nhận đƣợc số tiền chuyển trả chậm.

- Theo quy định, Ngân hàng và chủ phƣơng án tự thỏa thuận lịch giải ngân, trả nợ vốn và lãi vay. Vì vậy, UBND quận huyện khó có thể nắm bắt đƣợc lịch trả lãi vay và trả nợ giữa ngƣời đi vay và Ngân hàng. Nếu việc kiểm tra tính xác thực về chi phí hỗ trợ lãi vay chủ yếu dựa vào số tiền giải ngân và lãi suất huy động bình quân hàng tháng sẽ khơng sát thực tế. Việc trích chi ngân sách có lổ hỏng và dễ dàng bị lạm dụng.

- Quá nhiều tổ chức và cơ quan quản lý nhà nƣớc tham gia làm cho việc kiểm soát và giám sát quy trình trở nên phức tạp và khó nắm bắt để thực thi.

3.3.2.2. Tình hình thực hiện cấp hỗ trợ lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH thực trạng quy trình thực thi chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thông qua hình thức hỗ trợ lãi vay tại TPHCM và các hàm ý chính sách (Trang 31 - 35)