Những mặt hạn còn hạn chế:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng mô hình cảnh báo sớm trong cảnh báo khủng hoảng hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 40 - 42)

2.1. Nhận xét việc vận dụng mơ hình cảnh báo sớm và các biện pháp phòng ngừa

2.1.2. Những mặt hạn còn hạn chế:

ngân hàng, đề phòng khủng hoảng HTNH:

Một là, các quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các biện pháp thận

trọng khác còn nhiều bất cập. Về mặt hình thức pháp lý, nhiều quy định phù hợp với chuẩn mực Basel và thông lệ quốc tế nhƣng trên thực tế về cơ bản chƣa phù hợp. Một số thông lệ, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng đó đƣợc áp dụng ở VN, song chƣa đồng bộ và không triệt để dẫn đến cách nhìn nhận, đánh giá HTNH chƣa phản ánh đầy đủ thực chất trạng tình hình, kể cả việc phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro và các tỷ lệ an toàn khác. Ngoài ra, các quy định về tổ chức, hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng mới, cơng cụ tài chính phái sinh, cịn thiếu hoặc có nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện của VN.

Hai là, NHNN vẫn chủ yếu thực hiện phƣơng pháp giám sát tuân thủ, chƣa

thực sự thực hiện giám sát trên cơ sở rủi ro. Giám sát tuân thủ đó bộc lộ những hạn chế nhƣ: Khả năng phát hiện, cảnh báo sớm, phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong hoạt động ngân hàng của NHNN cũng yếu; Chƣa đánh giá đƣợc tổng thể rủi ro của từng TCTD (trong đó có ngân hàng) và tồn hệ thống TCTD. Ngân hàng luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro trong suốt quá trình hoạt động, ở tất cả các khâu, các lĩnh vực; Không đảm bảo nguồn lực (của NHNN) đƣợc phân bổ một cách hợp lý và hiệu quả theo nguyên tắc tập trung cho những lĩnh vực, những ngân hàng bị đánh giá có tiềm ẩn rủi ro cao hơn đối với sự an toàn hệ thống.

Ba là, NHNN chƣa tiến hành giám sát dựa trên cơ sở hợp nhất. Hiện nay,

khơng ít ngân hàng có hoạt động trên thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng bảo hiểm nhƣng NHNN (Thanh tra ngân hàng) không thể tiếp cận và giám sát đƣợc các hoạt động này trên cơ sở hợp nhất, mặc dù các hoạt động này có thể đem lại những rủi ro khơng nhỏ cho các ngân hàng nói riêng và HTNH nói chung.

Bốn là, cịn có sự lệch pha hoặc độ trễ trong hoạt động giám sát nói chung

của các đơn vị thuộc NHNN đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ giám sát, thanh tra đối với các ngân hàng. Việc xây dựng các cơ chế, quy chế về giám sát hoạt động ngân hàng và quản lý dịch vụ ngân hàng có sự tham gia của nhiều Vụ, Cục chức năng

của NHNN. Về cơ bản, Thanh tra ngân hàng khơng tham gia vào qui trình quản lý dịch vụ ngân hàng và cơ cấu lại HTNH. Hệ thống thơng tin tín dụng tách rời khỏi hệ thống giám sát ngân hàng. Trong khi đó, thiếu một cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin hữu hiệu giữa các đơn vị tham gia vào thực thi nhiệm vụ, quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng. Thực tế là không một đơn vị nào ở NHNN, ngay cả Thanh tra ngân hàng có đƣợc một cái nhìn tồn diện về hoạt động và tình trạng của một ngân hàng và đôi khi xảy ra sự lệch pha hoặc có độ trễ trong thực hiện các biện pháp giám sát đối với các ngân hàng.

Năm là, các ngân hàng VN cả quốc doanh và ngoài quốc doanh (trừ Chi

nhánh Ngân hàng nƣớc ngồi và NHLD) đều ở tình trạng khơng an tồn, khơng đáp ứng các chuẩn mực về an tồn khơng chỉ của quốc tế mà ngay cả chuẩn mực (qui định) của VN, đặc biệt đáng lo ngại là các chỉ tiêu về vốn và nợ quá hạn. Nếu trong một vài năm tới khơng có những giải pháp kiên quyết thì HTNH khó có thể tránh khỏi nguy cơ chịu tác động và ảnh hƣởng xấu của khủng hoảng ngân hàng.

Sáu là, hệ thống CNTT của ngân hàng cũng lạc hậu, công tác xây dựng,

chỉnh sửa ban hành các văn bản pháp lý chƣa theo kịp với những đòi hỏi của ứng dụng và phát triển công nghệ, nguồn nhân lực cũng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Điều này có nguy cơ gây rủi ro trong hệ thống các ngân hàng, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế hội nhập sâu hơn và rộng hơn với nền kinh tế thế giới trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng mô hình cảnh báo sớm trong cảnh báo khủng hoảng hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 40 - 42)