Tính thanh khoản:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng mô hình cảnh báo sớm trong cảnh báo khủng hoảng hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 43 - 44)

2.2. Nhận diện các nhân tố tác động đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt

2.2.1. Tính thanh khoản:

Có thể nói, HTNH VN ln đối diện với rủi ro thanh khoản, phản ảnh qua chỉ số tín dụng trên tổng vốn huy động tiền gửi. Xét số liệu theo từng tháng, có thể cho thấy tỷ lệ tín dụng trên tổng số huy động tiền gửi từ 2006 đến nay, đã có sự gia tăng đáng kể và đã có sự sụt giảm tƣơng đối ở các tháng trong năm 2012. Xét về mức độ, những con số này cho thấy tỷ lệ khá cao và hàm chứa nhiều rủi ro.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tín dụng/ tổng huy động tiền gửi giai đoạn 2001 -2012 (%)

Nguồn: IMF

Trong khi đó, so sánh với các nƣớc khác trong khu vực thì tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng huy động tiền gửi VN hiện tại là cao nhất. Nếu nhƣ quy định về tỷ lệ an tồn tín dụng/ tổng huy động nhƣ một chỉ số đảm bảo thanh khoản cho HTNH ở nhiều nƣớc đƣợc đặt ra phải là ở dƣới mức 110% và các quốc gia đang cố gắng đƣa tỷ lệ này về mức dƣới 100% nhƣ ở Hàn Quốc hoặc Indonesia thì cho đến tháng 9/2011. Năm 2011 và ƣớc tính 2012, VN là nƣớc có tỷ kệ cho vay/huy động tiền gửi cao nhất trong khu vƣc với chỉ số lần lƣợt là 113.9% và 119.8%, cách khá xa so với mức trung bình dƣới 80% của các nƣớc khác trong khu vực. Nhƣ vậy có thể nhận thấy HTNH VN tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các quốc gia khác và dễ bị tổn thƣơng hơn nếu nhƣ cùng chịu tác động các cú sốc kinh tế từ bên ngoài.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi của HTNH các nƣớc, 2011 - 2012(%)

Nguồn: Business Monitor International, Q3/2012 Báo cáo ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng mô hình cảnh báo sớm trong cảnh báo khủng hoảng hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 43 - 44)