CƠ SỞ KHOA HỌC HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH BỆNH THUỶ SẢN pptx (Trang 51 - 79)

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT DỊCH BỆNH VÀ MÔI TRƯỜNG

3. CƠ SỞ KHOA HỌC HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO

CNH BÁO DCH BNH THY SN

Quan sát tự nhiên, tìm hiểu bản chất tự nhiên, quan sát và đo đạc các hiện tượng và các biến đổi tự nhiên đã được thống kê, xử lý để phục vụ cho đời sống hàng ngày. Hiện nay, con người đã tạo ra nhiều công cụ, trang thiết bị kỹ thuật ngày càng tiên tiến, hiện đại để nghiên cứu điều tra hiện tượng biến đổi tự nhiên trong đó có quan trắc dịch bệnh thuỷ sản (dịch bệnh là kết quả tất yếu của quá trình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản không bền vững của con người). Việc quan sát, đo đạc, cảnh báo dịch bệnh có thể thực hiện bằng tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, thu lấy một phần của đối tượng để xem xét, nghiên cứu… Nhưng cũng có thể không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng mà thông qua các phương pháp đo đạc từ xa (như viễn thám chẳng hạn…).

Các biến đổi đặc tính tự nhiên, các quá trình bệnh gắn liền với không gian và thời gian đuợc nghiên cứu, quan sát, đo đạc đồng thời với nhiều bộ môn khoa học trên nhiều địa điểm và định kỳ không ngừng theo thời gian. Đây là cơ sở khoa học của sự hình thành hệ thống mạng lưới quan trắc và cảnh báo dịch bệnh nói chung và hệ thống mạng lưới quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản nói riêng.

Bộ Thuỷ sản (cũ, nay là Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn) đã có các công văn, chỉ thị (02/2007/CT-BTS về tăng cường công tác quản lý nghề cá nội địa…) về phát triển thuỷ sản bền vững hạn chế tiến tới thanh toán dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản.

Bên cạnh những yếu tố trên, chúng ta cũng thấy được các điều kiện khách quan và chủ quan đã tác động không nhỏđến sản xuất của ngành thuỷ sản, đó là:

Điều kiện và yêu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản

9 Sản phẩm thuỷ hải sản có hàm lượng protein cao, được sử dụng ở nhiều dạng, kể cả tươi sống, song hầu hết chúng được đánh bắt hay nuôi dưỡng trong môi trường chưa được kiểm soát. Hiện nay, các nước phát triển như EU, Mỹ, Nhật yêu cầu sản lượng lớn nhưng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về vệ sinh thực phẩm. Hiện tại và tương lai, các mặt hàng thuỷ hải sản của chúng ta cần có trên các thị trường quốc tế nên ta phải tuân thủ quy trình HACCP (Hazard Analysis of Critical Control Point). Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các rào cản thuế quan từng bước sẽ được bãi bỏ nên chất lượng sản phẩm là vấn đề chủ yếu. Chất lượng sản phẩm không những thể hiện qua các chỉ tiêu phân tích tức thời trên sản phẩm mà còn phải minh chứng bằng các số liệu môi trường, dịch bệnh tại các vùng nuôi cụ thể, các tiêu chuẩn đầu vào trong quá trình nuôi, trình độ kỹ thuật cũng như đơn vị sản xuất. Đặc biệt là giảm thiểu sử dụng thuốc kháng sinh, hoá chất trong quá trình nuôi.

9 Bên cạnh đó, thị trường thế giới hiện nay đòi hỏi các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế rất nghiêm ngặt, nhưng ngành thủy sản nước ta đến nay vẫn chưa có phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng thuỷ sản và kiểm tra môi trường đại trình độ chuẩn quốc tế. Chúng ta đã mắc phải trường hợp mặc dù được kiểm tra trong nước không có dư lượng Chloramphenicol, nhưng các phòng xét nghiệm của Mỹ và EU vẫn phát hiện ra khiến các lô hàng đó bị trả lại hoặc bị huỷ. Sự tồn dư chất độc hại trong môi trường và trong vật nuôi là điều không thể chấp nhận đối với sản phẩm xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa.

Sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản chưa có quy hoạch hợp lý

9 Sự mất cân đối giữa nhu cầu con giống với khả năng cung cấp giống, không đảm bảo chất lượng, dịch bệnh dễ xảy ra và bùng phát mạnh tại các vùng nuôi. Hầu hết các hệ thống nuôi thuỷ sản (nội địa, ven biển) phân tán, chưa được quy hoạch chi tiết và thiết kế hợp lý để đảm bảo có nguồn nước sạch đầu vào, xử lý nước thải cũng như bùn lắng đọng nhiều năm. Sự lạm dụng các hoá chất xử lý môi trường, các thuốc tăng trọng, thuốc phòng trừ bệnh không theo đúng quy trình kỹ thuật… cũng gây nguy cơ tích đọng dư

lượng chất độc hại trong môi trường và sản phẩm, đặc biệt gây nguy cơ tạo các chủng vi khuẩn kháng thuốc.

9 Việc phá rừng ngập mặn để nuôi thuỷ sản đã làm suy giảm nguồn lợi và mất đa dạng sinh học, làm suy thoái vùng ven biển, tăng sự xói lở bờ …gây ra những rủi ro không lường trước được.

Sự suy giảm đa dạng sinh học

9 Hiện nay, do xây dựng nhiều hồ thuỷ điện, thuỷ lợi trên các dòng sông chính nên đã hạn chế rất lớn đến di cư sinh sản của một số loài thuỷ sinh vật, đặc biệt là cá, địa bàn cư trú của chúng bị thu hẹp và chia cắt. Ngoài ra, dân số gia tăng, phương tiện đánh bắt huỷ diệt nảy sinh, công nghệ khai thác phát triển dẫn đến nhiều loài cá kinh tế bị suy giảm nghiêm trọng. Theo tài liệu sách đỏ Việt Nam đã công bố một số loài có nguy cơ tuyệt chủng và nguồn gen suy giảm.

Sự hạn chế về năng lực quản lý trong lĩnh vực dịch bệnh thuỷ sản

9 Công tác về quản lý dịch bệnh thuỷ sản không bắt kịp với nhu cầu và tốc độ phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ hải sản. Hiện nay hệ thống quản lý còn nhiều bất cập, nhân lực thiếu và kiến thức chuyên môn chưa sâu, trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng còn thiếu và lạc hậu. Ngoài ra sự phối hợp giữa các cơ quan chịu trách nhiệm vễ lĩnh vực dịch bệnh trong Bộ và các địa phương chưa chặt chẽ do chưa có cơ chế thích hợp.

9 Các sự cố tôm cá và thuỷ sản nuôi bị chết hàng loạt xảy ra ở nhiều nơi, có nơi do bệnh dịch, có nơi do môi trường bị tác động bởi các yếu tố độc hại (nước thải công nghiệp, nông nghiệp…), có nơi do biến động của các yếu tố sinh thái (mưa, nắng, bão lụt…) nhưng hầu hết người sản xuất không có cách gì dựđoán trước. Nhiều trường hợp sự cố tôm cá chết xảy ra nhưng các cơ qua nghiên cứu hay giám sát dịch bệnh cũng chưa xác định chính xác và kịp thời các nguyên nhân của dịch bệnh giúp người sản xuất chủ động phòng trừ dịch bệnh. Hiện tại, nhu cầu cấp bách của đại đa số người nuôi thuỷ sản khắp toàn quốc trông đợi sự giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu, phòng thí nghiệm để giúp quan trắc và cảnh báo dịch bệnh thường xuyên, kịp thời. Nuôi trồng thuỷ sản giúp người dân thu lời lớn nhưng mức vốn đầu tư cũng không nhỏ nên nghề nuôi phải được ổn định, bền vững, tránh được mọi sự cố rủi ro mới đem lại lợi nhuận cao.

Năm 2001, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Thuỷ sản đã bước đầu thực hiện nhiệm vụ “Quan trắc và cảnh báo môi trường dịch bệnh trong ngành thuỷ sản”.

Một số luận điểm sau có thể được xem là cơ sở để hình thành hệ thống quan trắc, cảnh báo dịch bệnh.

1) Địa điểm, phạm vi quan trắc

Nguyên tắc chọn địa điểm quan trắc: Địa điểm phải tiêu biểu, đại diện cho vùng nuôi. Đây là điều cần lưu ý đầu tiên vì chúng ta không thể thu mẫu hay thực hiện quan trắc trên toàn bộ vùng nuôi của một xã hay huyện được, việc khảo sát lựa chọn các đặc tính tiêu biểu, mang tính đại diện cho vùng nuôi vì vậy, là điều cần thiết. Một số đặc điểm có thể được xem là cơ sởđể chọn:

9 Các đặc tính thuỷ lý, thuỷ hoá của vùng: Người quan trắc cần quan tâm đến đặc tính tự nhiên và thổ nhưỡng của vùng quan trắc, vùng có thể là thuỷ vực nước ngọt, lợ, mặn; nhiễm phèn hay vùng đất cát; hệ thống ao hồ, sông, nguồn nước cấp, thoát của vùng đó. Tất cả đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của tôm nuôi, ảnh hưởng đến khả năng phân huỷ hay sự tồn lưu của chất thải trong môi trường nuôi.

9 Quy mô nuôi trồng thuỷ sản: Quy mô có thể lớn (các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh) hay nhỏ hơn (quảng canh, quảng canh cải tiến….) thể hiện dưới nhiều hình thức nuôi khác nhau (nuôi ao đất, lồng bè, ao cát…). Quy mô nuôi chịu tác động rất lớn từ khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật nuôi trồng cho đến khả năng quản lý của người nuôi. Việc chọn địa điểm nên chú trọng đến các vùng có quy mô nuôi lớn, tình hình diễn biến bệnh phức tạp, vì từ đây có thể xuất hiện các ổ dịch tiên phát, thông qua các yếu tố truyền lây sẽ hình thành nên các ổ dịch thứ phát lan truyền bệnh ra toàn vùng nuôi. Khu vực này thường mang tính đại diện cao, các đặc điểm nguồn bệnh, yếu tố truyền lây đều tiêu biểu, rất thuận lợi trong quá trình thu mẫu và phân tích mẫu về sau. 9 Mức độ ô nhiễm: Ô nhiễm là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển ngành nuôi trong một thời gian dài không có quy hoạch cụ thể, sự phát triển ồ ạt của nghề nuôi tôm khiến lượng chất thải tăng dần theo thời gian, vượt quá sức tải của môi trường, tạo các điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây hại phát triển. Môi trường bản thân nó không thể tựđiều chỉnh được, sự mất cân bằng giữa ba yếu tố môi trường, vật nuôi, mầm bệnh dẫn đến dịch bệnh bùng phát. Người quan trắc có thể sử dụng các số liệu quan trắc môi trường đã thực hiện trước đó, làm cơ sở đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi để chọn địa điểm phù hợp.

9 Tình hình diễn biến dịch bệnh trong thời gian gần đây: Do đặc điểm môi trường sống khác với động vật trên cạn, dịch bệnh thuỷ sản thường lan truyền rất nhanh và khi đã lan thành dịch, rất khó chữa trị; vì vậy trong nuôi trồng thuỷ sản công tác phòng bệnh luôn được đặt lên hàng đầu. Dịch bệnh thuỷ sản có thểở dạng dịch lẻ tẻ, dịch vùng hay dịch lưu hành, người quan trắc cần căn cứ vào cơ sở dữ liệu dịch tễ bệnh thuỷ sản của vùng các năm trước đó để đánh giá khả năng tồn tại, lưu hành và bùng phát dịch hiện tại

và tương lai gần để xác định đúng các vùng cần thu mẫu đánh giá dịch bệnh. Việc đánh giá đầy đủ, chính xác sự phân bố và lưu hành của dịch sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác cảnh báo sau này.

9 Diễn biến thời tiết: Sản xuất nông nghiệp nói chung và các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nói riêng luôn chịu tác động, ảnh hưởng của thời tiết. Thời tiết xấu, biến đổi thường xuyên có ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng đề kháng của tôm, cá nuôi, khả năng bùng phát dịch bệnh cũng tăng theo. Nắm bắt được quy luật thời tiết của vùng giúp ta chủ động trong công tác quan trắc và cảnh báo.

9 Tập quán sản xuất của cộng đồng nuôi trồng thuỷ sản: Sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động quan trắc dịch bệnh rất quan trọng (sẽđược đề cập cụ thể hơn ở phần sau), vì vậy trước khi thực hiện quan trắc ở một địa điểm nào đó cần tìm hiểu đặc điểm cộng đồng và thông báo với người nuôi mục đích, phương pháp cụ thể cũng như khuyến khích cộng đồng tham gia cùng với cán bộ quan trắc thông qua việc cung cấp thông tin, cung cấp mẫu tôm, cá bệnh. Thông tin được lan truyền trong cộng đồng là hình thức tuyên truyền và cảnh báo nhanh, hữu hiệu nhất.

Từ những đặc điểm trên, vùng được chọn có thể là: 9 Vùng ven biển, vùng hồ chứa trung du tiêu biểu

9 Hệ thống ao nuôi (tôm, cá…): các vùng thường xảy ra dịch bệnh 9 Hệ thống lồng bè nuôi mật độ cao nằm ở các nhánh sông quan trọng

Phạm vi quan trắc có thể rộng hay hẹp thuỳ thuộc vào khả năng kinh phí của trạm, nguồn nhân lực, tình hình bùng phát dịch bệnh, các trang thiết bị máy móc phân tích và xử lý kết quả, phạm vi có thể bó hẹp trong một xã hoặc mở rộng ra huyện hoặc có thể quan trắc, cảnh báo cho toàn tỉnh cũng như giữa các tỉnh với nhau.

2) Tần số quan trắc

Đo 2 tuần/1 lần trong mùa vụ nuôi và đột xuất khi có sự cố bất thường (khi có dịch bệnh thuỷ sản…). Tiến hành quan trắc trên toàn mạng lưới. Ngoài thời gian vụ nuôi có thể thu mẫu thưa hơn.

Thời gian thu mẫu và sốđiểm thu mẫu phụ thuộc vào điều kiện thực tếđể bố trí phù hợp. Hình sau biểu diễn thời gian thu mẫu đã diễn ra trong thời gian 7 năm từ 2001 – 2007 của trung tâm nghiên cứu, quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh miền Bắc đặt tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 (Thời gian thu mẫu tập trung từ tháng 3 đến tháng 12 hàng năm). Địa điểm thu mẫu được phân bố trên nhiều tỉnh (Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định, Hải Phòng).

Hình 4.2. Thời gian thu mẫu của trung tâm nghiên cứu, quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh miền Bắc đặt tại Viện nghiên cứu nuôi

trồng thuỷ sản 1

3) Bộ thông số quan trắc

Xác định thành phần và số lượng các loài tảo độc trong thuỷ vực quan trắc

Ví dụ sau đây được trích dẫn từ kết quả nghiên cứu thực hiện tại Hoà Bình – Hà Tây năm 2002:

Xác định các tác nhân gây bệnh dịch nguy hiểm trên đối tượng tôm, cá trong môi trường quan trắc và kết hợp kiểm tra sức khoẻ vật nuôi ở vùng quan trắc.

Bảng 4.4. Tác nhân vi khuẩn

Vi khuẩn

Vi khuẩn

Gây bệnh trên tôm Gây bệnh trên cá

Vibrio (đỏ thân, ăn mòn vỏ kitin, phát sáng…)

Aeromonas (A.hydrophyla…): xuất huyết

Flavobacterium, Leucotherix (bệnh vi khuẩn dạng sợi trên tôm)

Pseudomonas (P.fluorescens…): xuất huyết

Bacillus (B.subtilis: bệnh đốm trắng) Edwardsiella (E.ictaluri…): gan thận mủ trên cá da trơn

Myxococcus (M.pisciolas): bệnh thối mang ở cá

Bảng 4.5. Tác nhân vi rút

Vi rút

Vi rút

Gây bệnh trên tôm Gây bệnh trên cá

Whispovirus (bệnh đốm trắng: WSSV) Reovirus: bệnh đốm đỏ

Rhabdovirus (bệnh đầu vàng: YHD) Rhabdovirus: bệnh viêm bóng hơi

Picornavirus (bệnh hội chứng Taura: TSV)

Betanodavirus (bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển: VNN)

Monodon baculovirus (bệnh MBV) Herpesvirus (gây bệnh trên cá trê sông, cá hồi, cá chép, cua xanh)

Iridovirus Iridovirus (gây bệnh trên cá song, bệnh tế bào limpho cá vược)

Parvovirus (bệnh gan tuỵ tôm HPV, hoại tử cơ quan tạo máu IHHN)

Birnavirus (bệnh hoại tử gan ở cá IPN)

Bảng 4.6. Tác nhân ký sinh trùng

Kí sinh trùng

Kí sinh trùng

Gây bệnh trên tôm Gây bệnh trên cá

Nematopsis, Cephalolobus (bệnh trùng hai tế bào)

Agmasoma, Plistophora (bệnh tôm bông) Dactylogyrus (sán lá đơn chủ 16 móc) Epistylis, Zoothamnium (bệnh trùng loa kèn) Gyrodactylus (sán lá đơn chủ 18 móc) Ichthyophthyrius(trùng quả dưa) Lernea (trùng mỏ neo) Bảng 4.7. Tác nhân nấm Nấm Nấm

Gây bệnh trên tôm Gây bệnh trên cá

Lagenidium Aphanomyces Fusarium Achyla Haliphthoros Saprolegnia 4. PHÂN TÍCH DCH T VÀ VAI TRÒ BN ĐỒ DCH D BNH DCH THY SN 9 Tần số xuất hiện bệnh: Tức số lần xuất hiện của bệnh đó trong một đơn vị thời gian (có thể 1 tháng, nửa năm hoặc 1 năm). Tần số có thể thể hiện ở số lần bùng phát các đợt dịch bệnh; có thể là động vật thủy sản mắc bệnh, cảm nhiễm với yếu tố nguy cơ hay chết vì bệnh được tính trong một đơn vị thời gian nhất định.

9 Sự phân bố của bệnh: Cùng với sự phân bố của các yếu tố nội, ngoại sinh trong quần thể động vật thuỷ sản dưới 3 góc độ: cơ thể động vật – không gian- thời gian; sự phân bố này được đặt trong mối quan hệ thường xuyên của cơ thểđộng vật thủy sản với các yếu tố nội, ngoại sinh giúp bộc lộ những yếu tố mang tính căn nguyên của bệnh trong quần thể, từ đó phác thảo, hình thành nên những giả thuyết giữa yếu tố nguy cơ và bệnh đồng thời giúp hạn chế sự phát triển của bệnh trong các quần thể khác.

9 Sự lan truyền của dịch bệnh: Liên quan đến số động vật thuỷ sản dễ nhiễm trong quần thể và các yếu tố truyền lây (vô sinh, hữu sinh). Sốđộng vật dễ nhiễm càng lớn, sự lan truyền bệnh càng mạnh, bệnh càng dễ bùng phát thành dịch. Bên cạnh đó, chúng ta cần lưu ý sự lan truyền của bệnh có liên quan chặt chẽđến mật độ nuôi trong ao vì mật độ

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH BỆNH THUỶ SẢN pptx (Trang 51 - 79)