Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH BỆNH THUỶ SẢN pptx (Trang 60 - 61)

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT DỊCH BỆNH VÀ MÔI TRƯỜNG

5. PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO

5.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin là điều cốt yếu nhất cần có khi tiến hành các hoạt động quan trắc. Thông tin đầy đủ chính xác giúp người quan trắc có cái nhìn tổng thể về diễn biến dịch bệnh, sức khoẻ vật nuôi qua từng giai đoạn, một cảnh báo dịch bệnh đầy đủ, kịp thời giúp hạn chế tối đa các thiệt hại cho người nuôi.

Việc thu thập thông tin chủ yếu qua các hoạt động chính: thu thập thông tin sơ cấp và thu thập thông tin thứ cấp.

Thu thập thông tin sơ cấp

9 Phỏng vấn trực tiếp hộ nuôi thủy sản: Đây là hình thức đâu tiên của thu thập thông tin. Việc phỏng vấn dựa trên các bảng hỏi được thiết kế trước đó, giúp khai thác các thông tin nuôi trồng, dịch bệnh trước và trong vụ nuôi. Các nghiên cứu dịch tễ có thể được thực hiện thông qua các đợt khảo sát điều tra như nghiên cứu bệnh - chứng, nghiên cứu thuần tập tương lai, nghiên cứu thuần tập hồi cứu... giúp tìm hiểu, đánh giá mối quan hệ giữa mầm bệnh với các yếu tố truyền lây; có thểđi ngược về các đợt dịch bệnh trước đó hoặc dựđoán các yếu tố bệnh và dịch bệnh trong tương lai.

9 Tiến hành thu mẫu, cốđịnh mẫu, quan sát ghi chép tại hiện trường (quan sát cảm quan bằng mắt và thực hiện các ghi chép) được thực hiện bởi cán bộđiểm và cán bộ trạm vùng.

9 Thu mẫu định kỳ: Hàng tháng tiến hành thu mẫu định kỳ (thời gian có thể linh động hoặc theo quy định về thời gian báo cáo, cập nhật dữ liệu của trung tâm chính), mỗi lần thu tiến hành thu mẫu nước và mẫu vật nuôi ở các vùng quan trắc để kiểm tra định kỳ. 9 Thu mẫu đột xuất: Trường hợp có dịch bệnh xảy ra hoặc người quan trắc nhận thấy các dấu hiệu bất thường xảy ra ở vùng quan trắc thông qua quan sát hoặc báo cáo của người nuôi cần tiến hành thu mẫu ngay để phân tích, chẩn đoán và có các đánh giá kịp thời. Mẫu trong các lần thu đột xuất là mẫu nước và mẫu bệnh trong vùng quan trắc. 9 Vd: Thu mẫu tôm: Đặt sàng cho ăn, bắt từ 10-20 con (tuỳ kích cỡ của tôm, tôm nhỏ có thể thu nhiều hơn), đối với những ao có dấu hiệu bệnh, thu mẫu tôm yếu, dạt bờ. Mẫu được bảo quản sống trong túi nilon có sục khí (mẫu tôm yếu hoặc chết vì bệnh ngâm cồn 95o hoặc formalin 37%).

Mẫu thực vật phù du được thu theo phương pháp lắng trong ao hồ và bằng phương pháp lọc qua lưới có kích thước mắt lưới 20µm với các thuỷ vực tự nhiên: cửa sông, ven biển, vùng nước lợ. Lượng nước lọc qua mỗi mẫu là 50l. Mẫu thực vật phù du và tảo độc được bảo quản trong lugol 0,2 – 0,4%.

9 Mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm của trạm vùng và trạm trung tâm miền. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp nên được tập hợp thông qua mạng lưới thu thập thông tin. Mạng lưới này bao gồm:

9 Chi cục thú y thủy sản 9 Trung tâm khuyến ngư

9 Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn 9 Các cơ sở nuôi thủy sản

9 Số liệu thống kê của chương trình quan trắc các năm trước Nghiên cứu dịch tễ học

9 Xác định mùa vụ và các yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh trên tôm nuôi (địa điểm thực hiện, số lượng mẫu (hộ) nghiên cứu, định kỳ thu mẫu và ghi nhận thông tin ao nuôi 1 tháng /lần)

9 Xác định mùa vụ và các yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh trên cá nuôi (địa điểm thực hiện, số lượng mẫu (hộ) nghiên cứu, định kỳ thu mẫu và ghi nhận thông tin ao nuôi 1 tháng /lần)

9 Thống kê mô tả nhận định nhanh kết quả các bệnh

9 Thống kê tình hình tôm chết theo thời gian )Đề xuất mùa vụ thả giống

9 Thống kê tình hình tôm chết trên diện rộng theo không gian ) Xác định xu hướng diễn biến bệnh theo không gian

9 Đánh giá tỷ lệ mẫu tôm/cá bị bệnh ) Xác định dịch bệnh Theo dõi tình hình phát triển dịch bệnh trong vùng nuôi

9 Theo dõi các bệnh thuộc danh mục các bệnh nguy hiểm của OIE (World Organisation for Animal Health). Sau đây là danh mục các bệnh cần báo cáo của tổ chức sức khoẻđộng vật của thế giới:

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH BỆNH THUỶ SẢN pptx (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)