Gắn kết cộng đồng với hoạt động quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thủy sản

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH BỆNH THUỶ SẢN pptx (Trang 75 - 79)

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT DỊCH BỆNH VÀ MÔI TRƯỜNG

5. PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO

5.8. Gắn kết cộng đồng với hoạt động quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thủy sản

thy sn

Nuôi trồng thủy sản hiện nay dù đã phát triển rất nhanh cả về quy mô và chất lượng, nhưng vẫn dựa trên sốđông hộ nuôi quy mô nhỏ và manh mún. Các hộ nuôi trong cùng một vùng có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên các hộ khác thông qua các mối quan hệ trong sản xuất, kinh doanh nuôi trồng thủy sản.

Vấn đề môi trường nuôi thủy sản, đặc biệt dịch bệnh luôn là vấn đề nóng của người nuôi, bản thân từng hộ không thể tự giải quyết được vấn đề môi trường và bệnh của hộ mình. Sự cần thiết tham gia vào họat động quan trắc dịch bệnh của cộng đồng

9 Họat động quan trắc dàn trải trên phạm vi rộng, đây là điểm thuận lợi nhưng cũng là điểm bất lợi khi thực hiện cảnh báo dịch bệnh. Phạm vi rộng giúp quan trắc được toàn bộ, có cái nhìn bao quát với vấn đề dịch bệnh của vùng nuôi đó, trung tâm sẽ có một hệ thống CSDL lớn qua nhiều năm tích lũy trên vùng rộng lớn, hệ thống CSDL này sẽ phục

trên thủy sản. Tuy nhiên, phạm vi rộng sẽ bị dàn trải, đặc biệt khi không có sự tham gia của cộng động các vùng đó, điều này hiển nhiên làm giảm tác dụng, hiệu quả của hệ thống quan trắc, cảnh báo dịch bệnh. Tần số và mật độ quan trắc thấp khó phản ánh được thực tế diễn biến môi trường, dịch bệnh cũng như khó cảnh báo cho người nuôi và địa phương nơi diễn ra các hoạt động nuôi trồng thủy sản.

9 Các thông tin sẽ không có sự tương tác giữa người nghiên cứu với người nuôi, mục đích ban đầu bị phá vỡ, hệ thống quan trắc cảnh báo dịch bệnh vô hình chung không mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân, nó chỉ đơn thuần phục vụ công tác nghiên cứu. Chính vậy, sự tham gia của cộng đồng khu vực nuôi trồng thủy sản có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của các hệ thống quan trắc cảnh báo dịch bệnh thủy sản.

Do đó, chúng ta cần gắn kết được cộng đồng và địa phương vào hoạt động quan trắc cảnh báo dịch bệnh thủy sản.

Biện pháp gắn kết như thế nào ?

9 Thông báo cho cơ quan chính quyền địa phương và cộng đồng nuôi trồng thủy sản tại địa phương đó biết mục tiêu và các hoạt động cụ thể của trung tâm quan trắc cảnh báo dịch bệnh tại địa phương.

9 Hỗ trợ kiểm tra giống (đốm trắng, đầu vàng, MBV…) cho người nuôi vào đầu vụ đồng thời tiến hành các hoạt động tập huấn về cải tạo ao đầm và chăm sóc ao nuôi, lựa chọn con giống cho người dân.

9 Định kỳ sau mỗi đợt quan trắc, bản tin cảnh báo diễn biến và dự báo xu hướng dịch bệnh được gửi đến cộng đồng.

9 Liên lạc với ban quản lý và người nuôi để nắm bắt sơ bộ tình hình giữa hai kỳ quan trắc.

9 Cử cán bộ xuống thu mẫu, phân tích và tư vấn cho cộng đồng khi có hiện tượng bất thường.

Hiện nay, chúng ta có những thuận lợi nhất định trong việc gắn kết cộng đồng với hoạt động của trung tâm quan trắc cảnh báo dịch bệnh:

9 Có hệ thống quan trắc và quản lý cấp nhà nước 9 Xu hướng quản lý NTTS dựa vào cộng đồng 9 Xu hướng áp dụng GAP/CoC, BMP

9 Có nhiều chương trình hỗ trợ: SUDA, CARD, AIDA, IMOLA… Bên cạnh đó cũng đang tồn tại nhiều bất cập:

9 Cơ chế thông tin qua lại giữa hệ thống quan trắc với quản lý nhà nước địa phương và cộng đồng chưa rõ ràng.

9 Khó xác định hình thức và mức độ phân cấp.

9 Cộng đồng thiếu thông tin về các cơ quan chuyên trách. 9 Tổ chức cộng đồng còn lỏng lẻo.

9 Thiếu kinh phí hỗ trợ ban đầu. Biện pháp thực hiện ?

9 Tạo cơ chế chia sẻ thông tin

Thông tin cần được chia sẻ, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, thời tiết, dịch bệnh, thị trường đang biến đổi hết sức phức tạp; thông tin có nhiều, nhưng rất rải rác và khó tìm kiếm. Các trang web của các viện, trường đại học đều có thư việc thông tin riêng nhưng việc tìm kiếm, khai thác thông tin phức tạp, không phù hợp với số đông cộng đồng làm nghề nuôi trồng thuỷ

sản.

Việc chia sẻ thông tin vẫn còn hạn chế một phần do chúng ta chưa có các cơ chế, quy định chia sẻ các thông tin này như thế nào? Việc đảm bảo quyền lợi, bản quyền của tác giả ra sao? Có một nghịch lý, mặc dù thông tin chúng ta rất nhiều, hàng ngày chúng ta có hàng trăm bài báo giấy, báo điện tử, các bài báo cáo đánh giá từ các hội nghị, hội thảo.. nhưng cộng đồng vẫn thiếu thông tin. Người nuôi đứng trước một rừng thông tin và không biết nên tìm kiếm ởđâu?

Vì vậy, tạo một cơ chế chia sẻ, trao đổi thông tin rõ ràng, xây dựng các thư viện trực tuyến miễn phí cho cộng đồng tại một địa chỉ nhất định hoặc thông qua các cơ quan chức năng cấp xã, phường để việc chuyển tải thông tin đến người dân đầy đủ, kịp thời. Khi thông tin thực sự có ích cho người dân, họ sẽ chủ động tham gia cung cấp và trao đổi thông tin với cán bộ, nhà nghiên cứu.

9 Phân cấp chia sẻ trách nhiệm

9 Đào tạo và tăng cường trang thiết bị, đặc biệt các bộ test ngay tại hiện trường. Tiến hành tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ quan trắc và người nuôi; nâng cao trình độ, nâng cao khả năng tiếp cận khoa học và các trang thiết bị hiện đại là con đường ngắn nhất xây dựng cộng đồng nuôi phát triển cũng như thúc đẩy sự tham gia của họ vào các hoạt động bảo tồn nguồn lợi, xây dựng vùng nuôi an toàn và bền vững.

5. TÀI LIU THAM KHO

5.1. Tài liu tiếng Vit

Bùi Quang Tề. Bệnh học thuỷ sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, 2006.

Bùi Quang Tề. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 2003.

Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Bình Định. Thực trạng môi trường nuô trồng thủy sản và công tác quan trắc môi trường, dịch bệnh thuỷ sản tại Bình Định. Hội thảo quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản, Nha Trang, 13- 14/12/2007.

Đặng Khánh. Hệ thống quan trắc – cảnh báo môi trường, dịch bệnh thủy sản. Vụ khoa học công nghệ.

Mai Văn Tài. Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý và quan trắc môi trường. Trung tâm nghiên cứu quan trắc môi trường và phòng ngừa dịch bệnh khu vực miền Bắc (CEDMA).

Nguyễn Ngọc Hảo, Nguyễn Ngọc Du. Tổng quan về các bệnh nguy hiểm thường gặp trên động vật nuôi biển. Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II.

Nguyễn Đức Trọng, Trần Ngọc Tuyền, Nguyễn Thị Pha, Trần Vũ Phương, Trần Nhân Dũng, Nguyễn Hữu Hiệp, Trần Phước Đường. Chẩn đoán bệnh đốm

trắng (WSSV) cho tôm sú bằng các kỹ thuật PCR. Tạp chí nghiên cứu khoa học

2006: 207-219, trường đại học Cần Thơ.

Nguyễn Mạnh Hùng. GIS và viễn thám, công cụ hỗ trợ quan trắc và quản lý môi trường. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II.

Nguyễn Quang Diệu. Cơ sở khoa học hình thành hệ thống quan trắc môi trường để

cảnh báo môi trường và dịch bệnh của các thủy vực nước lợ, ngọt miền Bắc Việt Nam. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, 2002.

Nguyễn Duy Hưng, Trịnh Hải Thái, Nguyễn Quang Diệu, Như Văn Cẩn. Ứng dụng tựđộng hóa trong quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản.

Phan Thị Vân. Giới thiệu về mạng lưới quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh

thủy sản khu vực miền Bắc (CEDMA). Trung tâm nghiên cứu, quan trắc cảnh báo

môi trường và phòng ngừa dịch bệnh miền Bắc.

Phan Thị Vân. Quan trắc và cảnh báo dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản. Trung tâm

nghiên cứu quan trắc môi trường và phòng ngừa dịch bệnh khu vực miền Bắc (CEDMA).

Trung tâm quan trắc, cảnh báo môi trường bệnh thủy sản, viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I. Chẩn đoán bệnh động vật thuỷ sản bằng phương pháp PCR. 2006.

Trần Lưu Khanh. Hệ thống quan trắc, cảnh báo chất lượng môi trường khu vực nuôi hải sản, cảng cá tập trung và khu bảo tồn. Viện nghiên cứu hải sản.

Trương Thanh Tuấn. Mạng lưới quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản khu vực miền Nam.

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. Hướng dẫn sử dụng dành cho phụ trách các

trạm vùng. Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quan trắc, cảnh báo

môi trường và dịch bệnh thuỷ sản.

5.2. Tài liu tiếng Anh

Leight Owens, Catriona McElnea, Natale Snape, Lachlan Harris, Malcolm Smith.

Prevalence and effect of spawner –isolated mortality virus on the hatchery phases

of Penaeus monodon and P.merguiensis in Australia. Disease of aquatic organism,

Vol 53: 101-106, 2003.

Melba G.Bondad –Reantasao, Sharon E. McGladdery, Iain East, Rohana P. Subasinghe. Hướng dẫn chẩn đoán bệnh của động vật thủy sản ở châu Á. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 2005.

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH BỆNH THUỶ SẢN pptx (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)