I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT DỊCH BỆNH VÀ MÔI TRƯỜNG
5. PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO
5.6. Quy định hoạt động của trung tâm giám sát, quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản
hệ thống giám sát, quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản
Kiến thức chuyên môn sâu về bệnh thuỷ sản (tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngư y hoặc ít nhất nuôi trồng thủy sản). Người có kinh nghiệm trên 5 năm hoạt động trong các lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, có điều kiện tiếp xúc với các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm bệnh. Người đã tham dự các khoá tập huấn về bệnh – phương pháp chẩn đoán bệnh; sử dụng dịch tễ học trong phân tích, cảnh báo dịch bệnh. Người thông thạo tin học văn phòng, có thể viết báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp gửi thông báo lên tuyến trên theo định kỳ. Sự thành thạo về mạng internet cùng với các kỹ năng vi tính khác cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét.
Có kinh nghiệm trong xử lý các số liệu dịch bệnh.
Sự hợp tác từ phía địa phương, sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản
Sự hỗ trợ kinh phí của các cơ quan ban ngành
Sự phản hồi của các trung tâm tuyến trên (tỉnh, trung ương) khi nhận kết quả từ địa phương nhằm giúp cơ quan quản lý địa phương giám sát tình hình, diễn biến bệnh thuỷ sản , kịp thời cung cấp thông tin đến người dân. Tiến hành cập nhật thông tin về bệnh, diễn biến bệnh (đặc biệt trong thời gian nuôi) để các cơ quan chức năng của địa phương cũng như người nuôi có thể truy cập thông tin kịp thời và có biện pháp xử lý hiệu quả.
5.6. Quy định hoạt động của trung tâm giám sát, quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản dịch bệnh thuỷ sản
Quan trắc, phân tích các chỉ tiêu theo bộ thông số quan trắc bệnh (nghiên cứu tác nhân gây bệnh và biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi và cây trồng thuỷ sản nôị địa ven bờ) tại các điểm thuộc mạng lưới quan trắc trên địa bàn đặt trung tâm và có nhiệm vụ báo cáo kết quảđịnh kỳ cho cơ quan quản lý. Phục vụ việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh thuỷ sản; tư vấn, tổ chức thực hiện các dịch vụ vềđánh giá và xử lý dịch bệnh cho người nuôi cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ có nhu cầu.
Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ công tác điều tra, đánh giá và cảnh báo dịch bệnh.
Hợp tác, liên doanh, liên kết và nhận tài trợ của các tổ chức cá nhân góp vốn bằng tài sản hoặc giá trị quyền sở hữu trí tuệđể tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và tư vấn dịch vụ.
Xây dựng mạng lưới quan trắc, chương trình phòng ngừa dịch bệnh, kịp thời cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu diễn biến dịch bệnh phục vụ nuôi trồng thủy sản. Phối hợp và trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng có liên quan đến phát triển nguồn lợi thủy sản, nghiên cứu các biện pháp phòng tránh và xử lý khi có dịch bệnh xuất hiện.
Hoàn thiện tổ chức điều hành và cơ chế phối hợp hoạt động giữa Trung tâm, các Trạm và Ðiểm đo trong mạng lưới.
Thu thập và cung cấp số liệu cho các cơ quan chức năng có liên quan làm cơ sở cho quy hoạch, phân vùng nuôi trồng, phân vùng sinh thái.
5.7. Các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hệ thống giám sát, quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản
Địa điểm đặt trạm quan trắc: Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của từng địa phương để có địa điểm đặt trạm quan trắc phù hợp. Trạm quan trắc cảnh báo dịch bệnh có thể các trung tâm giống, trung tâm nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn; chi cục bảo vệ nguồn lợi, trung tâm khuyến nông khuyến ngư và các vùng nuôi trọng điểm, có diễn biến dịch bệnh phức tạp.
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản phải có độ chính xác cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. (Trạm quan trắc vùng cũng gồm 2 bộ phận chính: Bộ phận thí nghiệm và bộ phận thông tin, xử lý số liệu).
Trạm quan trắc cảnh báo dịch bệnh có thể được sử dụng từ trung tâm, phòng thí nghiệm môi trường, dịch bệnh của các cơ quan nhưng cần nâng cấp, mở rộng diện tích và trang bị thiết bị máy móc, dụng cụ phân tích chuyên dùng.
Kính hiển vi chụp ảnh và kết nối máy vi tính để xác định tảo độc và các sinh vật chỉ thị cũng như phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích mô bệnh học.
Một số thiết bị dùng cho phòng thí nghiệm phân tích bệnh
Hệ thống PCR (để xác định các mầm bệnh, cường độ cảm nhiễm vi khuẩn, vi rút gây bệnh trên đối tượng tôm, cá..)
Batometer thu mẫu nước (loại 1 hoặc 5 lít)
Bộ test nhanh một số bệnh phổ biến tại hiện trường vùng nuôi (vd: Kiểm tra nhanh bệnh đốm trắng bằng que thử nhanh theo nguyên lý của phương pháp miễn dịch)
Các thiết bị phân tích bệnh vi rút, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng… Các thiết bị sử dụng cho mục đích nghiên cứu mô bệnh học
Các hoá chất, dụng cụ cơ bản thường sử dụng trong phòng thí nghiệm
Hình 4.16. pH test bằng hoá chất và máy đo pH
Hình 4.17. Kiểm tra bệnh đốm trắng bằng que thử nhanh
Một số thiết bị dùng cho phòng xử lý, phân tích và lưu trữ số liệu Hệ thống máy tính có cấu hình mạnh, ổn định
Các phần mềm chuyên dụng:
¾ SPSS, Minitab: Phần mềm chuyên xử lý thống kê
¾ Windows server các phiên bản 2000, 2003 hoặc Longhorn: Phần mềm hệ điều hành để chạy các ứng dụng và quản lý các tập tin
¾ SQL server: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
¾ MapInfo, ArcGIS: Phần mềm quản lý, phân tích số liệu và trình diễn trên bản đồ ¾ Microft Office, đặc biệt Microsoft Office Access để quản lý cơ sở dữ liệu của trạm Phần mềm quản lý dữ liệu và cảnh báo dịch bệnh thủy sản (phần mềm EMW) (hiện đang đuợc sử dụng để xây dựng và lưu trữ CSDL của trang web
Máy in, máy quét, máy photocopy
Hệ thống internet băng thông rộng bao gồm mạng LAN (dùng để kết nối các máy tính trong trạm) và một đường truyền internet nhanh, ổn định.
SPSS Windows Server Longhorn
Microsoft Office Access SQL server ArcGIS 9.x
Hình 4.18. Một số phần mềm sử dụng trong nhập, lưu trữ và xử lý số liệu