I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT DỊCH BỆNH VÀ MÔI TRƯỜNG
5. PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO
5.3. Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu của giám sát dịch bệnh
bệnh
Các tổ chức nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới hiện nay đòi hỏi ngày càng khắt khe việc đảm bảo các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến vật nuôi và khu vực sản xuất; vấn đề an toàn thực phẩm, dư lượng các chất độc hại trong sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Muốn giải quyết các vấn đề này đòi hỏi các đơn vị sản xuất, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản phải có hệ thống dữ liệu đo được lưu trữ một cách khoa học và chính xác; ứng dụng các kỹ thuật nhập dữ liệu, phân phối bảo vệ dữ liệu tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế, phải chứng minh được các số liệu đo, lưu trữ theo các chuẩn mực đã được các tổ chức quốc tế chấp nhận. Tập hợp dữ liệu hay các số liệu đo thành cơ sở dữ liệu lưu trữ là nền tảng để phục vụ cảnh báo và giám sát dịch bệnh; dữ liệu này sẽ được tham chiếu đến các đòi hỏi của nhà nhập khẩu (một cách tổng quát là thị trường tiêu thụ). Bên cạnh đó nó cũng được dùng làm số liệu đầu vào cho các hệ thống suy diễn, dự báo diễn biến và sự bùng phát của dịch bệnh, phục vụ chủđộng và tích cực cho nghề nuôi trồng thuỷ sản bền vững.
Hiện nay, các cơ sở chính cũng như các trạm con sử dụng các phần mềm cơ sở dữ liệu (CSDL), hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System: GIS), MapInfo, hệ thống thông tin quản lý MIS (Management Information System), cài đặt hệ thống internet… để xử lý thông tin, đưa ra các thông tin chi tiết về vị trí các điểm quan trắc, thông tin tình hình dịch bệnh của các vùng theo thời gian và theo mùa vụ. Bên cạnh đó việc ứng dụng GIS để xây dựng bản đồ dịch bệnh và cảnh báo quá trình dịch có thể bùng nổđang ngày càng phổ biến và hoàn thiện hơn.
Ứng dụng của GIS trong quan trắc và cảnh báo dịch bệnh:
9 Một hệ thống quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thường qua các giai đoạn: ¾ Thu thập thông tin
¾ Phân tích, xử lý thông tin ¾ Quản lý, lưu trữ
¾ Trình bày kết quả ¾ Cập nhật thông tin
Hình 4.10. GIS trong giám sát dịch bệnh thủy sản
¾ Mô hình lưu trữ và phân phối dữ liệu thực hiện theo mô hình đa cấp như sau:
Hình 4.11. Mô hình lưu trữ và phân phối dữ liệu đa cấp
¾ Toàn bộ dữ liệu được lưu tại một máy chủ phục vụ đặt tại trung tâm. Các máy trạm tự động cập nhật số liệu và gửi về trung tâm theo định kỳ.
Hình 4.12. Sơ đồ hoạt động trao đổi thông tin
¾ Việc cập nhật và truy xuất thông tin đều được thực hiện qua giao diện Web. Việc sao lưu dự phòng cơ sở dữ liệu luôn được chú trọng hàng đầu, có thể dùng băng từ hoặc đĩa CD để sao lưu. Hiện nay, kỹ thuật sao lưu được sử dụng phổ biến là sử dụng tính năng sao lưu tựđộng của hệđiều hành chạy trên máy chủ phục vụ (Windows server các phiên bản 2000, 2003 hoặc windows server Longhorn), lưu dữ liệu mỗi ngày vào giờ không cao điểm sang một đĩa cứng khác trên cũng máy và trên một máy khác.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng chức năng đăng xuất của phần mềm: mỗi lần đăng xuất toàn bộ dữ liệu sẽđược sao lưu sang một đĩa cứng khác trên cùng máy.
Song song với việc triển khai hệ thống thông tin, cán bộ của trạm cũng cần được tập huấn sử dụng để nhập CSDL; sử dụng các thiết bị và phần mềm cần thiết, phục vụ cho công tác quan trắc, cảnh báo dịch bệnh.
Truyền thông CSDL theo hệ thống mạng theo hai dạng chính:
Mạng thông tin nội bộ trên diện rộng (WAN – Wide Area Net) hay mạng toàn cục là một mạng máy tính sử dụng truyền thông cự ly xa, tốc độ cao hoặc dùng vệ tinh để kết nối các máy tính, vượt xa cự ly sử dụng của mạng cục bộ. Mạng WAN dùng để kết nối các trạm vùng với trạm trung tâm miền và giữa các mạng trung tâm miền với tổng cục thuỷ sản nhằm phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin một cách nhanh nhất, dễ sử dụng, kinh phí không nhiều và hiệu quả. Mạng này giúp người sử dụng các mạng cục bộ khác nhau (về vị trí địa lý..) có thể trao đổi thông tin với nhau và với trạm trung tâm một cách dễ
dàng, hiệu quả và an toàn. Tiến hành thực nghiệm các phần mềm về hệ thống thông tin đa cấp để tổng hợp, xử lý đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu; khai thác, bảo mật thông tin, đào tạo nhân lực.