Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng giao dịch của tiểu thương TPHCM (Trang 35)

6. Kết cấu của luận vă n

2.2 Giới thiệu về một số ngân hàng hiện nay trên thị trường Tp.HCM

2.2.2 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Năm 1991, Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ việc hợp nhất các hợp tác xã tín dụng đang lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính

do ảnh hưởng bởi tình trạng lạm phát phi mã.

trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sacombank cũng ln chú trọng đến dịng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng là cá nhân. Với kỳ vọng trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng hàng đầu tại Việt Nam và có tiếng trong khu vực, Sacombank khơng ngừng nâng cao chất lượng trong mọi hoạt

động nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói cho mọi đối tượng khách hàng đồng thời tạo ra nhiều giá trị lợi ích cho cán bộ nhân viên, cổđơng, nhà

đầu tư và xã hội.

Sự kiện Sacombank trở thành ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ

phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM vào ngày 12/7/2006 là sự kiện rất quan trọng của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam và là bước ngoặt cho sự

phát triển hơn nữa của Sacombank trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, trong năm 2006 Sacombank đã khai trương hoạt động của 03 công ty trực thuộc là công ty kiều hối (SacomRex), cơng ty chứng khốn (Sacombank Securities),

cơng ty cho th tài chính (SacombankLeasing) – là cơng ty cho th tài chính

đầu tiên của khối ngân hàng TMCP tại Việt Nam- đồng thời đã mở thêm 46

điểm giao dịch trên toàn quốc, bao gồm 14 chi nhánh và 32 phòng giao dịch,

nâng tổng sốđiểm hoạt động của Sacombank lên con số 159 tại 38 tỉnh thành trong cả nước và một hệ thống ngân hàng đại lý quốc tế rộng khắp với 8.900 đại lý tại 222 ngân hàng của 85 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Về quan hệđối tác chiến lược, Sacombank thắt chặt hơn nữa quan hệ với các định chế tài chính ngồi nước, tiếp tục nhận được hỗ trợ kỹ thuật của IFC, ANZ và tổ chức CIDA, liên kết với tổ chức thẻ quốc tế và tham gia các hội nghị, diễn đàn quốc tế tại Mỹ và Singapore. Đây là bước ngoặt lớn và có ý nghĩa đối với Sacombank bởi những sự kiện này không những đã khẳng định được bước phát triển ngày một khởi sắc và bền vững của Sacombank, mà còn đánh dấu một giai đoạn phát triển ở tầm cao mới của Sacombank trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Việc mở rộng mạng lưới nhằm chiếm lĩnh thị phần cùng

với thành lập các công ty con nhằm chuyên nghiệp hóa các hoạt động ngân hàng là tiền đềđể Sacombank phát triển thành vững chắc trong tương lai.

2.2.3 Ngân hàng TMCP K Thương Vit Nam :

Tính đến 2009, sau 15 năm hoạt động, Ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã trở thành một ngân hàng nằm trong nhóm dẫn đầu của khối ngân hàng cổ phần và ngày càng thu hẹp khoảng cách với các ngân hàng nhóm trên. 6 tháng đầu năm nay, tổng tài sản - một trong những chỉ tiêu quan trọng bậc nhất về tăng trưởng của Ngân hàng - của Techcombank vẫn tăng khoảng 13.000 tỷđồng so với cuối năm 2007 (tăng hơn 30%), tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản thuộc loại cao nhất trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Kể từ khi ra đời cho đến nay, Techcombank được chú ý bởi những dấu ấn khác biệt và những dịch vụ tiên phong. Đầu tiên phải kểđến là việc

Techcombank chỉ có vốn điều lệ 100 tỷđồng nhưng dám đầu tư tới gần 20 tỷ đồng cho hệ thống core banking Globus của Teminos (Thụy Sĩ). Vài năm sau, Techcombank liên tục trở thành hiện tượng với việc trở thành ngân hàng cổ phần đi đầu trong việc tài trợ cho lĩnh vực nông sản - một lĩnh vực vốn là thuộc về các ngân hàng thương mại quốc doanh, đi kèm với đó là việc mở các sàn giao dịch hàng hóa dành cho nơng sản; trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển

khai Internet banking toàn diện với việc cho phép chuyển tiền có giải thích nội dung qua Internet với số tiền tối đa lên tới 500 triệu đồng/ngày; là ngân hàng Việt Nam đầu tiên kết nối sản phẩm ngân hàng với sản phẩm bảo hiểm… Gần

đây nhất, Techcombank cũng trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có cổđơng nước ngồi chiếm tới 20% cổ phần và cổđơng đó đồng thời là ngân hàng số 1 thế giới năm 2007 (HSBC).

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày

06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH- GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷđồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.

Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 10.560 tỷđồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷđồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở

hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

Tính đến ngày 31/12/2010, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 183 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha

Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Nghệ An, Huế, Bạc Liêu, Long An, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu,

Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM và đã thiết lập quan hệđại lý với hơn 852 Ngân hàng và chi nhánh ngân hàng ở hơn 80 quốc gia trên thế giới.

2.2.5 Ngân hàng TMCP Quc Tế

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế

(VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sởđặt tại 198B Tây Sơn, Q.Đống Đa - Hà Nội.

những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 100 nghìn tỷđồng, vốn điều lệ 4.000 tỷđồng, vốn chủ sở hữu đạt 6.573 tỷđồng. VIB hiện có 4.000 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại 136 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Trong quá trình hoạt động, VIB đã được các tổ chức uy tín trong nước, nước ngồi và cộng đồng xã hội ghi nhận bằng nhiều danh hiệu và giải thưởng, như: danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam, danh hiệu Ngân hàng có dịch vụ bán lẻđược hài lịng nhất, Ngân hàng thanh tốn quốc tế xuất sắc, ngân hàng có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất, đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu do báo VietnamNet bình chọn….

Năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng của VIB với việc Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) –Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc và là Ngân hàng hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm đã chính thức trở

thành cổđơng chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Mối quan hệ hợp tác chiến lược này tạo điều kiện cho VIB tăng cường năng lực về

vốn, công nghệ, quản trị rủi ro … để triển khai thành công các kế hoạch dài hạn

trong chiến lược kinh doanh của VIB và đặc biệt là nâng cao chất lượng Dịch vụ

Khách hàng hướng theo chuẩn mực quốc tế.

Là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc cải tổ hoạt động kinh doanh, VIB luôn định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, lấy chất lượng dịch vụ và giải pháp sáng tạo làm phương châm kinh doanh với quyết tâm “trở thành ngân hàng luôn sáng tạo và hướng đến khách hàng nhất tại Việt Nam”. Một trong những sứ mệnh được ban lãnh đạo VIB xác định ngay từ ngày đầu thành lập là “Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối

đa nhu cầu khách hàng”. Do vậy, hiện VIB đã và đang tăng cường hiệu quả sử

dụng vốn, cùng năng lực quản trịđiều hành, tiếp tục chú trọng phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ và các sản phẩm mới thông qua các kênh phân phối đa

dạng để cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụđể phục vụ khách hàng ngày

càng tốt hơn.

2.3 Thc trng s dng dch v ngân hàng ca tiu thương TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 28 trung tâm thương mại, 92 siêu thị và các chuỗi cửa hàng bán lẻ. Song song với các loại hình kinh doanh thương mại hiện đại trên, thành phố cũng còn trên 230 chợ truyền thống với trên 70.000 tiểu thương đang kinh doanh tại các chợ ( Sở cơng thương, 2011). Ngịai ra, còn rất nhiều tiểu thương kinh doanh tại nhà và ngòai địa bàn chợ truyền thống.

Tuy vậy, chưa nhiều số lượng tiểu thương sử dụng các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng như tiền gửi tiết kiệm hay tiền gửi thanh tóan…Tâm lý dùng tiền mặt của tiểu thương vẫn còn phổ biến, một điều dễ thấy trên thực tế là bà con

tiểu thương thường nhận hàng từ các tỉnh hoặc đóng hàng đi các tỉnh đồng thời chuyển trả tiền mặt hoặc nhờ thu tiền mặt qua nhà xe, điều này dẫn đến rất dễ

gặp rủi ro tiền mặt khi vận chuyển, trong khi đó nếu sử dụng tài khỏan thanh

tóan qua ngân hàng thì rất thuận tiện, nhanh chóng và an tịan hơn nhiều nhưng bà con tiểu thương lại rất ít sử dụng .

Bên cạnh đó, số lượng tiểu thương sử dụng tiền vay của ngân hàng vẫn

còn rất hạn chế. Theo các ngân hàng, đối với các tiểu thương cần vốn kinh doanh, họ vẫn còn e ngại đến ngân hàng nên đành phải nhờ tới tín dụng "chợ đen". Các tiểu thương cho rằng mức cho vay của ngân hàng được căn cứ vào giá trị sạp, theo đó giá trị sạp thì được ngân hàng đánh giá bằng cách lấy giá trị sạp của những năm trước đây rồi khấu hao theo thời gian sử dụng mà khơng tính đến giá sạp ngày một tăng cao. Trái lại, những người kinh doanh "tín dụng đen" thì hiểu rất rõ giá trị sạp nên sẵn sàng cho vay tương xứng. Một số tiểu thương khác lý giải thêm rằng ngân hàng cho vay ít mà thời gian duyệt thì rất chậm, nhanh nhất cũng phải 3 - 4 ngày. Cịn "tín dụng đen" dù lãi suất cao hơn ngân hàng từ 3 - 4 lần nhưng lại vay được nhiều hơn gấp hàng chục lần. Thậm chí nếu cần vài tỉ đồng thì nhiều lắm cũng chỉ sau vài giờ là có tiền. Trên thực tế, để giúp bà con

tiểu thương buôn bán ở chợ có được một khoản vốn nhỏ làm ăn, một vài ngân hàng ở TP HCM đã triển khai một loại tín dụng dành riêng cho họ nhưng thực

sự lọai sản phẩm này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của tiểu thương vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có nguyên do chính là chưa đáp ứng được kỳ vọng thực tế của họ.

Tóm tt

Chương 2 đã khái quát thực trạng thị trường dịch vụ ngân hàng tại TP.HCM hiện nay, đó là một thị trường vơ cùng năng động, đầy tiềm năng và cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thương mại nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng liên doanh và 100% vốn nước ngịai. Chính sự phát triển về công nghệ và sự mở rộng tự do trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã giúp thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng đã có những bước tăng trưởng ấn tượng, và theo đó khách hàng cũng nhận được nhiều lợi ích hơn thông qua việc các ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ cùng với việc giảm giá dịch vụ. Đồng thời, chương 2 cũng đã nêu bật được thực trạng sử dụng dịch vụ ngân hàng còn rất hạn chế của tiểu thương TP.HCM.

Đó thực sự là những dữ liệu rất cần thiết để tác giả nhận định đúng tình hình thực tế khách quan và đưa ra hướng khảo sát, nghiên cứu đúng đắn về xu hướng lựa chọn ngân hàng giao dịch của tiểu thương TP.HCM.

CHƯƠNG 3

THIT K NGHIÊN CU VÀ KT QU NGHIÊN CU

Chương 2 đã cung cấp một bức tranh tổng quát về thị trường dịch vụ ngân hàng tại Tp.HCM hiện nay với sự tham gia của nhiều ngân hàng và sự phong

phú, đa dạng của nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng khác nhau nhằm phục vụ, thỏa mãn các xu hướng tiêu dùng của từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, trong đó trọng tâm là phân khúc tiểu thương với đặc thù riêng của họ.

Bước tiếp theo là phần thiết kế nghiên cứu , xây dựng mơ hình nghiên cứu

đề nghị ban đầu và chỉ ra được các yếu tố mà tiểu thương quan tâm khi lựa chọn ngân hàng giao dịch, những yếu tố nào ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng giao dịch của họ.

Bước kế tiếp nữa là khảo sát thực tế, điều chỉnh mơ hình và thang đo phù hợp, tiến hành đo lường đánh giá của tiểu thương về mức độ quan trọng của các yếu tố, xem xét mối liên hệ giữa các yếu tố và xu hướng lựa chọn ngân hàng giao dịch của tiểu thương.

Cuối cùng, kiểm tra xem xu hướng lựa chọn của tiểu thương có sự khác biệt hay khơng giữa các nhóm tiểu thương có đặc điểm khác nhau.

3.1 Thiết kế nghiên cu

3.1.1 Mơ hình nghiên cu đề ngh

Qua tìm hiểu, tác giả được biết có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về sự

hài lòng, sự thỏa mãn và mức độ trung thành của khách hàng đối với các loại sản

phẩm dịch vụ. Các nghiên cứu này phản ánh sựđánh giá sau khi khách hàng đã sử dụng sản phẩm dịch vụ. Trong khi đó, các nghiên cứu về sự đánh giá trước khi lựa chọn sản phẩm dịch vụ nhưđề tài tác giảđang thực hiện thì rất ít.

Trong đề tài này, tác giả sử dụng phần lý thuyết ở chương 1 bao gồm :

Quá trình ra quyết định mua hàng kết hợp với lý thuyết Giá tr dành cho khách hàng của Philip Kotler là cơ sở cho quyết định lựa chọn ngân hàng giao

dịch của tiểu thương. Trong đó, để có thể lựa chọn ngân hàng giao dịch, khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng nào mà khách hàng cảm nhận ngân hàng đó có giá trị dành cho khách hàng cao nhất bao gồm 2 thành phần “Cht lượng cm

nhn” cùng với “Cảm nhn giá c” và 5 thành phần đo lường chất lượng cảm nhận của Parasuraman là “ Sự tin tưởng”, “Sự phản hồi”, “Sự đảm bảo”, “Sự

cảm thơng”, “ Sự hữu hình” sẽđược sử dụng trong mơ hình đề nghịđểđo lường “Chất lượng cảm nhận”. Như vậy, mơ hình nghiên cứu ban đầu có dạng như sau:

Hình 3.1 Mơ hình nghiên cứu đề nghị ban đầu

3.1.2 Nghiên cu định tính

Mục đích của nghiên cứu định tính là khám phá các yếu tố có khả năng tác

động vào suy nghĩ, đánh giá của tiểu thương, gây ảnh hưởng đến xu hướng lựa

chọn ngân hàng giao dịch của họ.

Thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia, tác giả đã có buổi thảo luận mở trực diện với 10 chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng là trưởng các chi

Xu hướng lựa chọn ngân hàng dịch Sự tin tưởng Sự phản hồi Sự hữu hình Sựđảm bảo Sự cảm thơng Cảm nhận giá cả

nhánh ngân hàng có địa bàn họat động tại các chợ trong TP.HCM để tìm hiểu, khám phá các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ ngân hàng của đối tượng khách hàng là tiểu thương.

Tác giả thiết kế dàn bài phỏng vấn (phụ lục 1) nhằm thăm dò ý kiến các

đối tượng phỏng vấn gồm hai phần:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng giao dịch của tiểu thương TPHCM (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)