Hình 6 : Cơ cấu tài sản ngành Dược giai đoạn 2006-2011
1.4 Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về tác động của
1.4.1. Tại các nước phát triển
Nghiên cứu của Muray Z.Fran và Vidhan K.Goyal14, công bố ngày 14/03/2003, với tựa đề: “Quyết định cấu trúc vốn: Các nhân tố nào có tầm quan trọng và đáng tin cậy nhất? ”. Nghiên cứu này xem xét tầm quan trọng
tương đối của nhiều yếu tố quyết định tỷ lệ địn bẩy của các cơng ty đại chúng Mỹ. Dữ liệu được lấy từ Trung Tâm Nghiên Cứu Giá Cả An Ninh Hoa Kỳ (CRSP) từ năm 1950 đến năm 2000. Nghiên cứu cũng nhằm làm rõ ứng dụng của 3 lý thuyết sau đây trong thực tiễn các doanh nghiệp Mỹ gồm: lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết điều chỉnh thị trường.
Biến phụ thuộc được sử dụng để đo lường địn bẩy chính trong nghiên cứu này là tỷ lệ nợ vay (gồm tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn) chia cho tổng của nợ vay và vốn cổ phần.
13
Balakrishnan, S., & Fox, I. 1993. “Nét đặc trưng của tài sản, tính khơng đồng nhất của doanh nghiệp và
cấu trúc vốn”, Tạp chí Quản trị Chiến lược (Số 14). [Asset specificity, firm heterogeneity and capital structure. Strategic Management Journal, 14]
14. Murray Z. Frank anh Vidhan K. Goyal (2003), “Capital Structure Decisions: Which Factors are Reliably
Các nhân tố đưa vào xem xét có tác động đến địn bẩy hay khơng bao gồm: lợi nhuận, quy mơ, sự tăng trưởng, tính chất của tài sản, yếu tố kinh tế vĩ mô (tỷ lệ lạm phát mong đợi, tốc độ tăng trưởng GDP), thuế, biến giả chi trả cổ tức.
Phương pháp hồi quy tuyến tính được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến đòn bẩy. Kết quả đã chỉ ra có 7 nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến cấu trúc vốn của các công ty Mỹ và được mô tả như sau:
Đặc thù của ngành: các công ty trong những ngành mà ngành đó có nhiều cơng ty sử dụng nhiều địn bẩy thì sẽ sử dụng nhiều địn bẩy.
Giá trị thị trường tổng tài sản chia cho giá trị sổ sách của tổng tài sản: tương quan nghịch với địn bẩy. Điều này có nghĩa là các cơng ty có giá trị thị trường cao hơn giá trị sổ sách thì có mức độ sử dụng địn bẩy thấp hơn.
Tài sản thế chấp có tương quan thuận với địn bẩy. Nói cách khác, các cơng ty có nhiều tài sản thế chấp hơn có xu hướng sử dụng nhiều đòn bẩy hơn.
ROA tương quan nghịch với đòn bẩy. Nói cách khác, các cơng ty có nhiều lợi nhuận hơn có xu hướng có địn bẩy ít hơn.
Trả cổ tức: tương quan nghịch với địn bẩy. Nói cách khác, các cơng ty có chi trả cổ tức có xu hướng có ít địn bẩy hơn các cơng ty không chi trả.
Quy mô doanh nghiệp đo lường bằng Log (tài sản): tương quan thuận với địn bẩy. Các cơng ty có quy mơ lớn có địn bẩy cao hơn.
Lạm phát kỳ vọng: tương quan thuận với đòn bẩy. Khi lạm phát kỳ vọng cao các cơng ty có xu hướng sử dụng địn bẩy cao.
Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lý thuyết cân bằng (lý thuyết đánh đổi) gần như giải thích được 6 nhân tố trong số 7 nhân tố tác động đến đòn bẩy của các doanh nghiệp Mỹ. Lý thuyết trật tự phân hạng giải thích tốt cho biến lợi nhuận (ROA). Lý thuyết điều chỉnh thị trường đã giải thích tốt cho biến: tỷ lệ giá trị thị trường tổng tài sản chia cho giá trị sổ sách
tổng tài sản và biến lạm phát kỳ vọng. Rõ ràng rằng khi giá trị cổ phiếu được thị trường định giá cao, các công ty sẽ ưu tiên phát hành cổ phiếu hơn vay nợ. Lạm phát kỳ vọng trong tương lai tăng, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp đã bắt đầu vay nợ để tránh trường hợp trong tương lai khi lạm phát tăng, chi phí sử dụng địn bẩy sẽ tăng.