Hình 6 : Cơ cấu tài sản ngành Dược giai đoạn 2006-2011
2.2 Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn của các doanh
2.2.3 Điểm phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu
Qua phân tích ở trên, ta thấy có bốn yếu tố chủ ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành Dược là: LIQ, ROA, TANG và TAX. Trong đó yếu tố LIQ có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất, kế đến là ROA, TANG và sau cùng là TAX. Hai yếu tố còn lại: SIZE và UNI lại khơng có tác động đáng kể đến cấu trúc vốn và cũng khơng có nhiều ý nghĩa về mặt thống kê. Bốn yếu tố trên đều tác động ngược chiều đến cấu trúc vốn.
Có một điều đáng chú ý là yếu tố thuế thu nhập doanh nghiệp không
phải là yếu tố quan trọng trong việc xác lập cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành Dược ở Việt Nam hiện nay. Mục đích của các doanh nghiệp là tìm mọi cách có thể để huy động được vốn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, cho nên chưa thật sự quan đến đến lợi ích thu được từ lá chắn thuế khi sử dụng nợ vay hợp lý trong cấu trúc vốn. Điều này phản ánh
thực trạng trong thời gian qua kể từ năm 2007 khởi đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, các doanh nghiệp dược trong nước ln gặp khó khăn về vốn cho hoạt động, đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn nhằm tài trợ cho các tài sản ngắn hạn mà chủ yếu là hàng tồn kho, khoản phải thu. Bởi đặc thù ngành Dược trong nước chủ yếu vẫn là kinh doanh dược phẩm hơn là sản xuất (nhập khẩu sản phẩm về phân phối lại), và nếu có sản xuất thì sản xuất quy mô nhỏ, lại phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nước ngồi. Do đó, việc khát vốn ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu nêu trên là vấn đề mà các nhà quản trị tài chính của các đơn vị này phải chú tâm và giải quyết hơn là quan tâm đến lợi ích từ thuế mang lại.
Hơn nữa, để có được nguồn vốn ngoài vốn chủ sở hữu, các doanh nghiệp phải đi vay mượn, chủ yếu là vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn như đã trình bày ở trên, cho nên trong cấu trúc vốn có sử dụng nhiều nợ vay. Khi các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao (vay nợ nhiều) thì rủi ro kinh doanh rất lớn, gây ra áp lực trả nợ cao dẫn đến doanh nghiệp phải gia tăng doanh thu để có tiền trả nợ. Do đó, nỗi sợ về thuế thu nhập doanh nghiệp bớt đi do phải tập trung vào trả nợ. Vì vậy, yếu tố thuế thu nhập doanh nghiệp chưa trở thành yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp quan tâm.
Tính thanh khoản (LIQ) và biến tỷ suất sinh lợi của tổng tài sản
(ROA) là hai biến có tầm quan trọng nhất nhì đến cấu trúc vốn ngành Dược.
Theo lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm ở các nước, tính thanh khoản càng cao thì các doanh nghiệp có xu hướng dễ dàng đi vay, nhất là
nợ ngắn hạn để nhằm tài trợ cho các tài sản ngắn hạn (tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho). Vì vậy, khi nhu cầu tài sản ngắn hạn gia tăng, các doanh nghiệp sẽ tăng thêm các khoản nợ ngắn hạn tương ứng nhằm duy trì tính thanh khoản mục tiêu, cũng như để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh, cho nên tính thanh khoản tăng tỷ lệ
thuận với nợ vay.
Có một điều khác biệt của ngành Dược trong nước, tính thanh khoản cao thì các doanh nghiệp chưa chắc dễ dàng vay mượn được. Thực tế, các
doanh nghiệp Dược trong nước rất khó có thể huy động được các nguồn vốn ngắn hạn nhằm bổ sung cho tài sản ngắn hạn ngày càng gia tăng do thị trường dược trong nước được mở rộng. Từ trước đến nay, các doanh nghiệp hầu như dựa vào các ngân hàng thương mại để vay mượn vốn là chủ yếu. Thực tế cho thấy, những năm gần đây các Ngân hàng trong nước thắt chặt tín dụng đối với các doanh nghiệp, hạn chế cho vay ra. Hiện tượng này cho thấy tính thanh khoản của các ngân hàng trong nước ở mức thấp. Hơn nữa, do chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ cũng làm cho cung tiền hạn chế. Kết cục, các doanh nghiệp muốn vay nhưng lại khơng được, hoặc giả vay được thì số tiền được vay không đáng kể so với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Như vậy, để đảm bảo ổn định kinh doanh, các doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn nội bộ hoặc vốn chủ sở hữu (bổ sung) nhằm tài trợ cho phần vốn thiếu hụt do khơng vay được. Qua đó cho thấy, tính thanh khoản cao nhưng nợ vay (ngắn hạn) lại có xu hướng tăng chậm lại.
Cũng qua phân tích, ta thấy biến tỷ suất sinh lợi của tổng tài sản
(ROA) có quan hệ ngược chiều với tỷ số nợ vay. Điều này có vẻ phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng như đã tóm lược ở phần trên. Nói cách khác, các công ty ngành Dược có tỷ suất sinh lời tương đối cao và ổn định, thì trong tài trợ vốn sẽ ưu tiên dùng nguồn vốn nội bộ trước, do vậy, hạn chế dùng nợ vay. Nhưng thực tế ở Việt Nam, do thị trường tài chính chưa phát triển mạnh, nhất là thị trường chứng khoán. Khi các doanh nghiệp cần vốn trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay rất khó huy động bằng nợ vay, nhất là nợ vay dài hạn. Cho nên DN có xu hướng tự chủ thông qua việc phát hành thêm cổ phần mới để tăng vốn. Do đó, chưa phản ánh đúng như lý thuyết trật tự phân hạng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa trên cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn trong chương 1, ở chương 2 tác giả đã đi tìm mơ hình nhằm xác định mức độ tác động của một số nhân tố chính tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành Dược ở Việt Nam giai đoạn 2006-2011.
Thông qua thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp ngành Dược, tác giả cũng nêu lên đặc trưng hoạt động, đặc trưng về kết cấu tài sản và nguồn vốn của ngành Dược. Các doanh nghiệp đang sử dụng khá nhiều nợ vay, nhưng chủ yếu là nợ ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái những năm gần đây thì các doanh nghiệp thực sự đang thiếu vốn. Trong khi đó, lãi suất vay khá cao đã hạn chế việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Ngồi ra, việc phát hành chứng khoán nhằm huy động trên thị trường chứng khốn tỏ ra khơng hiệu quả do thị trường chứng khoán trầm lắng, thiếu vắng các nhà đầu tư sẵng sàng bỏ tiền góp vốn cho các doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn vốn bên trong là chính.
Thơng qua dữ liệu báo cáo tài chính của 20 doanh nghiệp ngành Dược đang hoạt động trên TTCK, tác giả đã phân tích bằng mơ hình hồi quy bội (đa biến) nhằm xác định định chiều hướng và mức độ tác động cụ thể của một số nhân tố tới cấu trúc vốn các doanh nghiệp, qua đó đã xác định được các yếu tố quan trọng ảnh hưởng là: (1) Tính thanh khoản (LIQ); (2) tỷ suất
sinh lợi của tổng tài sản (ROA); (3) Tài sản hữu hình (TANG); (4) Thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX).
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỌN LỰA CẤU TRÚC VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DƯỢC