Về phía chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty niêm yết ngành dược phẩm giai đoạn 2006 2011 và giải pháp lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý (Trang 82 - 87)

Hình 6 : Cơ cấu tài sản ngành Dược giai đoạn 2006-2011

3.2 Về phía chính phủ

3.2.1 Ổn định sự hoạt động của thị trường chứng khóan

Thị trường chứng khốn (TTCK) là một định chế tài chính bậc cao, là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, đóng vai trò lớn trong việc huy động vốn, điều chỉnh, điều hịa các nguồn vốn trong xã hội, là cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho hệ thống ngân hàng trong việc kiềm chế lạm phát và hạn chế tăng trưởng tín dụng. Trong 11 năm hoạt động kể từ tháng 7 năm 2000, TTCK Việt Nam đã huy động được 400.000 tỷ đồng, khai thác được rất nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam. Từ đó, giúp tận dụng được nguồn tiền nhàn rỗi, tạo đà cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả... Tuy nhiên, trong 2-3 năm trở lại đây, thị trường đang có những dấu hiệu mất cân bằng một cách rõ ràng. Các chỉ số liên tục tìm đáy mới, niềm tin nhà đầu tư giảm sút, dòng tiền đổ vào cũng ngày càng cạn kiệt, giá trị cổ phiếu suy giảm nghiêm trọng. TTCKVN, theo như đánh giá của một số quỹ đầu tư nước ngồi thì TTCKVN là một trong những thị trường tệ nhất thế giới...

Cuối năm 2011, chỉ số VN-Index chỉ còn trên dưới 400 điểm, giảm 25% so với đầu năm 2011. Tính thanh khoản của thị trường ở mức thấp, chỉ bằng 50% so với năm 2010. Nếu như khơng có sự nâng đỡ của nhóm các cổ phiếu “bluechip” thì có lẽ chỉ số đã xuống sâu hơn ngưỡng của năm 2009 (dưới 235 điểm). Mặc dù số doanh nghiệp niêm yết gia tăng (750 công ty), nhưng mức vốn hóa thị trường lại suy giảm khá sâu (chỉ 32-33% GDP của năm 2010). Điều này ảnh hưởng đến sự nhìn nhận của các nhà đầu tư nước ngoài về Việt Nam dẫn đến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chững lại, giá trị danh mục hiện thời khoảng 7,2 tỷ USD trong khi cách đây 2-3 năm là trên 10 tỷ USD. Đối với doanh nghiệp, năm 2011 là một năm quá khó khăn. Hiện nay, chi phí sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp vào khoảng 18-25%, rất khó có một doanh nghiệp sản xuất nào có thể tồn tại. Không thể tiếp cận được tín dụng tín dụng chính thức của ngân hàng, doanh nghiệp phải cố tìm cách tiếp cận với tín dụng đen với lãi suất cao. Cũng trong năm 2011, các doanh nghiệp huy động vốn qua thị trường chứng khốn q khó khăn, hàng loạt cổ phiếu

có giá rất thấp với mức giá bán chỉ dưới 10.000 đồng. Khoảng 67% doanh nghiệp niêm yết có thị giá thấp hơn giá trị sổ sách, 38% công ty niêm yết trên HOSE (Thành phố Hồ Chí Minh) có thị giá dưới mệnh giá và trên HNX (Hà Nội) là 55%. Điều này khiến thị trường chứng khoán suy giảm mạnh và khó hồi phục nếu như khơng có chính sách, giải pháp hợp lý thì khả năng thâu tóm giữa các doanh nghiệp cũng như thâu tóm từ phía bên ngồi rất lớn.

Trong 105 cơng ty chứng khốn và 47 định chế hoạt động trong ngành chứng khoán (Quỹ đầu tư CK), đến 68% công ty thua lỗ; một số bị âm vốn chủ sở hữu, đặc biệt yếu tố mất thanh khoản rất nghiêm trọng. Hiện Ủy ban chứng khốn đã tạm thời đình chỉ tư cách thành viên của một số trung tâm lưu ký, thành viên giao dịch và sẽ tiến tới yêu cầu bắt buộc phải rút nghiệp vụ môi giới. Hiện tại đã có một số cơng ty tự nguyện rút nghiệp vụ này.

Như vậy, để ổn định và phát triển thị trường chứng khốn, thì trước mắt phải tái cấu trúc thị trường này. Mục tiêu của việc tái cấu trúc là tạo ra một hệ thống thị trường mà trong đó tất cả các loại chứng khốn đều có nơi giao dịch và việc giao dịch được diễn ra công khai, công bằng, minh bạch với sự giám sát có hiệu quả của Nhà nước. Cụ thể, có nhiều thị trường, với nhiều sản phẩm, như: thị trường cổ phiếu, trái phiếu, thị trường phái sinh. Các dạng hàng hoá cũng sẽ hợp thức hoá một cách đa dạng hơn, giúp thị trường ngày càng sôi động. Điều này sẽ giúp cho TTCK trong tương lai phát triển ổn định và bền vững hơn.

3.2.2 Hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam

Để thúc đẩy sự phát triển của TTCK, trong đó đặc biệt là vai trị của thị trường trái phiếu, thì việc thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm là cơ sở cho sự phát triển bền vững của TTCK ở các nước phát triển trên thế giới. Tại các nước có thị trường tài chính phát triển, thơng tin tín nhiệm đã có từ lâu và là các yếu tố không thể thiếu cho hệ thống tài chính. Trên thế giới có ở các quốc gia phát triển đều hình thành các tổ chức định mực tín nhiệm, ví dụ như ba tổ chức định mức tín nhiệm (CRA – Credit Rating Agency) quốc tế của Mỹ

được biết đến nhiều nhất gồm: Moody’s, Standard and Poor’s và Fitch Ratings. Với tư cách là định chế tài chính trung gian, CRA là một tổ chức độc lập nhằm xem xét, phân tích và định hạng tín nhiệm của một đơn vị phát hành trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính. CRA khơng chỉ xếp hạng các DN mà còn xếp hạng cả rủi ro của các quốc gia. Trong lúc đầu hình thành, CRA chỉ thực hiện đánh giá khả năng của một nhà phát hành trong việc thanh toán đúng hạn cho một khoản nợ, Hiện nay, CRA được hoàn thiện và mở rộng hơn để xếp hạng rủi ro của tổ chức, cung cấp đánh giá tổng quát về chứng khoán nợ và chứng khoán vốn.

3.2.3 Thị trường hóa các khoản nợ

Như đã phân tích, cơng nợ của các công ty là vấn đề rất phức tạp, số nợ mất mát luôn lớn hơn số nợ đã xử lý. Điều này thể hiện rõ sự lỏng lẽo trong cơng tác quản lý tài chính cơng ty. Xử lý số nợ này là gánh nặng cho công ty, ngân hàng và tổ chức tín dụng.

Để xử lý nợ đạt hiệu quả cao, cần xây dựng một hệ thống giải pháp mang tính đồng bộ, hợp lý và hiệu quả. Muốn vậy, Nhà nước cần phải có những định hướng xử lý phù hợp hơn nữa với điều kiện và hoàn cảnh hiện tại của nước ta. Với mục tiêu là thu hồi được giá trị tối đa các nguồn lực được giao từ khoản nợ khó địi tồn đọng, làm giảm thiểu chi phí, tái cấu trúc tài chính cơng ty nên việc hình thành các cơng ty mua bán nợ là cần thiết và điều quan trọng các định chế này không phải là tạo ra lợi nhuận. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Úc… đã áp dụng phương thức xử lý nợ theo công ty mua bán nợ thành công và bài học cho Việt nam là công ty mua bán nợ khơng thể thành cơng được nếu như Chính phủ khơng có một cơ chế pháp lý thích hợp, tạo cho những cơng ty có thẩm quyền đặc biệt để hoàn thành nhiệm vụ trong khoản thời gian ngắn hạn nhất.

Để hoạt động mua bán nợ có hiệu quả, Chính phủ thời gian tới cần phải tập trung giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách. Hoạt động mua bán nợ cần gắn với chương trình tái cấu trúc nền kinh tế (bao gồm tái cấu trúc nền tài chính, tái cấu trúc khối DNNN, tập đồn và tổng cơng ty nhà

nước)... Tiếp tục nghiên cứu bổ sung hồn thiện khn khổ pháp lý cho mơ hình xử lý nợ trong nền kinh tế, trong đó ưu tiên phát triển thị trường mua bán, xử lý nợ, khuyến khích các tổ chức tham gia, phát triển các cơng cụ để đa dạng hóa việc mua bán, xử lý, tạo giá trị gia tăng trong việc mua bán xử lý nợ.

Thêm vào đó, Chính phủ cần phát triển thị trường trái phiếu để công ty mua bán nợ quốc gia mua nợ rồi bán cho nước ngoài, hoặc bán cho các tổ chức đầu tư khác để tổ chức đầu tư đó dùng tài sản đảm bảo phát hành trái phiếu ra thị trường, hay là chứng khốn hóa tài sản xấu, trong thực thực tế Trung Quốc đã rất thành cơng với mơ hình này.

3.2.4 Phát triển thị trường tín dụng

Hoạt động tín dụng ngân hàng đang có những đóng góp lớn trong việc thu hút vốn cung cấp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, cần tích cực cung ứng vốn tín dụng cho ngành nghề, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Kiên quyết không cung ứng và thu hồi vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ nần dây dưa, mất uy tín trên thương trường. Từ cuối năm 2007 đến nay, thị trường tín dụng có nhiều biến động ln gây bức xúc cho cộng đồng doanh nghiệp. Lãi suất ngày một tăng cao, việc cung ứng vốn chập chờn, khi nới lỏng, lúc khác lại khan hiếm khiến cho doanh nghiệp luôn bị động về kênh huy động vốn. Đặc biệt là từ đầu năm 2011, với chính sách tiền tệ thắt chặt cùng với nhiều biện pháp can thiệp hành chính vào thị trường tài chính, vốn tín dụng bị kẹp chặt, tín dụng cho bất động sản bị đóng băng đã đặt các doanh nghiệp vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, tín hiệu thị trường méo mó. Trong những điều kiện thị trường vốn biến động như vậy thì các doanh nghiệp khó có thể lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý, vì vậy chính phủ phải có những giải pháp phát triển ổn định thị trường tín dụng.

Trong nhiều năm liền, thị trường tín dụng Việt Nam vẫn trong tình trạng khơng có sự thống nhất, bị phân mảng và còn chịu sự can thiệp khá lớn từ

Chính phủ cả phía cung lẫn phía cầu tín dụng. Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phân bổ các nguồn lực kinh tế theo hướng hiệu quả, tới tăng trưởng kinh tế và mức độ hội nhập quốc tế của thị trường này. Có thể chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng này như sau: một là, vẫn cịn có sự can thiệp khá lớn của Nhà nước tới doanh nghiệp và ngân hàng thương mại Nhà nước; hai là, bản thân các doanh nghiệp và ngân hàng đều chưa trở thành những chủ thể kinh tế đủ mạnh trong môi trường cạnh tranh; ba là, do tính chưa hồn thiện của thị trường này ở Việt Nam. Để phát triển và hồn thiện thị trường tín dụng Việt Nam, cần tới các giải pháp hướng tới giảm thiểu và xoá bỏ sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước tới hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng; đẩy mạnh tiến trình cải cách các doanh nghiệp Nhà nước và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng và nhận diện những hạn chế của các công ty ngành Dược niêm yết và những bất cập về chính sách của Nhà nước. Trong chương này luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và chọn lựa một cấu trúc vốn hợp lý cho các doanh nghiệp trong ngành.

Trước hết, bản thân các doanh nghiệp phải tự cơ cấu lại tài sản, cơ cấu lại vốn và lựa chọn các kênh huy động vốn phù hợp với đặc điểm và từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chỉnh phủ cũng cần phải có các hỗ trợ nhằm ổn định thị trường tài chính, phát triển đa dạng thị trường vốn tạo điện kiện thuận lợi cho việc huy động vốn của doanh nghiệp, cải cách hành lang pháp lý, giảm bớt sự can thiệp mang tính hành chính làm méo mó tín hiệu của thị trường, làm mất định hướng trong việc xác lập cấu trúc vốn tối ưu của các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty niêm yết ngành dược phẩm giai đoạn 2006 2011 và giải pháp lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý (Trang 82 - 87)