Cơ cấu tài sản của 10 công ty Dược phẩm trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty niêm yết ngành dược phẩm giai đoạn 2006 2011 và giải pháp lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý (Trang 41 - 47)

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% TSNH/Tổng TS 34.04% 34.00% 36.60% 37.02% 35.41% TSDH/Tổng TS 65.96% 66.00% 63.40% 62.98% 64.59% TSCĐ VH/Tổng TS 44.99% 45.18% 41.09% 34.00% 41.31% 2011 2010 2009 2008 Trung Bình

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính 10 cơng ty Dược trên thế giới)

Nhìn chung, cấu trúc vốn của các công ty Dược phẩm nổi tiếng trên thế giới trong giai đoạn từ năm 2008-2011 đều duy trì tỷ lệ nợ dài hạn thường xuyên và ổn định ở mức trung bình, khoảng 32.28%/năm và tỷ lệ nợ ngắn hạn cũng ít biến động ở mức 22.52%/năm, việc duy trì tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn này nhằm đảm bảo đáp ứng cho các loại tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu,… cũng như các khoản đầu tư dài hạn như mua sắm tài sản cố định hữu hình và vơ hình, hay chi cho nghiên cứu và phát triển, … Nguồn vốn chủ yếu mà các doanh nghiệp Dược sử dụng ở đây là nợ vay kết hợp với vốn chủ sở hữu, trong đó tỷ trọng nợ vay cao hơn chút ít so với tỷ trọng vốn chủ sở hữu (D/E = 1,24). Đây là một nét đặc trưng về cấu trúc vốn của các công ty Dược phẩm trên thế giới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Các nội dung chủ yếu trong chương 1 tập trung vào trình bày khái niệm về cấu trúc vốn, tóm lược một số lý thuyết cấu trúc vốn. Hơn nữa, trong chương 1 cũng trình bày kết quả một số nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ở các nước phát triển và đang phát triển, cũng như cấu trúc vốn thực tế của các công ty Dược phẩm trên thế giới trong những năm gần đây. Qua đó, tác giả cũng tóm lược một số nhân tố tác động đến cấu trúc vốn.

Nhìn chung, trong điều kiện thị trường lý tưởng, phù hợp với các giả định đặt ra của lý thuyết thì cấu trúc vốn khơng đặt thành vấn đề và không tác động đến giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế lại khác xa với các giả định, vì vậy trong thực tế, cấu trúc vốn có đặt thành vấn đề và có tác động đến giá trị doanh nghiệp, nói cách khác là tồn tại một cấu trúc vốn tối ưu, với cấu trúc vốn đó doanh nghiệp sẽ tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

Có nhiều nhân tố tác động đến hành trình đi tìm cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp, những nhân tố phổ biến có tác động đến cấu trúc vốn được nhắc tới là thuế thu nhập doanh nghiệp, tấm chắn thuế phi nợ, rủi ro kinh doanh, cơ hội tăng trưởng, tài sản hữu hình, quy mơ doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc điểm riêng của sản phẩm, tính thanh khoản, đặc trưng của từng ngành… Mức độ tác động và chiều hướng tác động của mỗi nhân tố tới cấu trúc vốn cũng rất khác nhau. Vì thế khơng thể có cấu trúc vốn tối ưu chung cho mọi doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

NGÀNH DƯỢC ĐANG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

2.1 Đặc điểm và vai trò của ngành Dược phẩm

2.1.2 Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm

Công nghiệp dược Việt Nam vẫn phát triển ở mức trung bình - thấp, chưa sáng chế được thuốc mới và hiện chỉ có hơn 52% doanh nghiệp dược đủ tiêu chuẩn sản xuất thuốc. Thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là generic, khơng có giá trị cao, mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ thuốc nội địa. Nguyên vật liệu phải nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác, khiến cho các doanh nghiệp dược trong nước phải đối mặt với các khó khăn về tỷ giá. Trình độ cơng nghệ thấp trong khi nguồn nhân lực có trình độ cịn ít, cản trở việc tiếp cận cơng nghệ, cải thiện quy mô sản xuất của công nghiệp dược trong nước.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội phát triển, mức sống của người dân được nâng cao, chi tiêu cho tiền thuốc hằng năm tăng lên. Với lợi thế về dân số đông và trẻ, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ tiềm năng đối với các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước cũng như đa quốc gia. Do đó các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nước ngoài, đặc biệt khi thời hạn bảo hộ các doanh nghiệp dược trong nước sau khi gia nhập WTO đã sắp hết (sau 5 năm kể từ khi gia nhập).

Tuy nhiên với lợi thế về hệ thống phân phối sẵn có cùng các ưu đãi hiện tại về giá cả, thuế suất của Chính phủ, các doanh nghiệp trong nước có thể tận dụng thời cơ này tập trung đầu tư dựng hệ thống nhà xưởng, mua máy móc thiết bị sản suất, cải tiến công nghệ, đồng thời mở rộng thị phần dần dần ra khỏi khu vực trong nước.

Trên 2 sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam hiện nay đang có 20 doanh nghiệp dược được niêm yết. Với chỉ số P/E của ngành hiện là 5.9 so với P/E thị trường là 7.96 (ngày 25/5/2011), cổ phiếu ngành Dược đang khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư xem xét đầu tư vào một số cổ phiếu có sức mạnh tài chính tốt, tiềm năng tăng trưởng mạnh. Trong đó DHG là doanh nghiệp có quy mơ lớn nhất và hiệu quả hoạt động tốt nhất cho đến nay với tỉ suất sinh lời trên tài sản (ROA) bình quân là 18.52%, tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 31.65%. Kế đến là SPM với ROA là 13.31%, ROE đạt 23.50% và VMD có ROE đạt mức 23.45%. Tuy nhiên, DVD cũng là một doanh nghiệp đáng chú ý với tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong năm 2009, nhưng hiện tại đã ngừng giao dịch vì những vấn đề liên quan đến pháp lý.

Hiện tại, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Dược phẩm được phân thành hai loại chính là sản xuất và phân phối thuốc.

- Về hoạt động sản xuất: Thống kê đến thời điểm cuối năm 2011, Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp có sản xuất dược phẩm, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Trong đó, cơng ty sản xuất thuốc trong nước với doanh thu lớn như Dược Hậu Giang (Tp.Cần Thơ), Imexpharm, Domesco (Đồng Tháp), Mekophar, Vidipha, Pharmedic, OPC (Tp.HCM), Hataphar (Hà Tây), Pharbaco, Mediplantex, Traphaco (Hà Nội), Napharco, (Nam Định),… Ngồi ra cịn có các cơng ty nước ngoài như Sanofi Aventis (Pháp), Novartis (Thụy Sĩ), United Pharma (Philipines), Ranbaxy (Ấn Độ), …

- Về hoạt động phân phối: Tính đến năm 2011 có khoảng 800 DN có đăng ký chức năng kinh doanh dược phẩm tại thị trường Việt Nam, trong đó có khoảng 370 doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu hoạt động dưới hình thức văn phịng đại diện. Hàn Quốc, Ấn Độ và Pháp là những quốc gia có DN đăng ký nhiều nhất.

Doanh nghiệp phân phối dược phẩm tại thị trường Việt Nam được phân chia ra làm các loại:

+ Các DN tiền thân của nhà nước chuyên làm chức năng nhập khẩu hưởng % và làm thêm các chức năng dịch vụ kho bãi, giao nhận.

+ Các doanh nghiệp tập trung vào hoạt động tiếp thị và xây dựng các hệ thống phân phối. Các doanh nghiệp này làm dịch vụ nhập khẩu ủy thác nên doanh số báo cáo thường rất lớn, doanh thu trên sổ sách từ vài trăm tỷ đến vài nghìn tỷ mỗi năm. Tuy nhiên phần doanh số này chủ yếu do các văn phòng đại diện các hãng tại Việt Nam và nhà phân phối của họ quản lý nên các doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác chỉ có được vài phần trăm hoa hồng cho doanh số trên (khoảng từ 1%-3%).

+ Các doanh nghiệp chuyên về phân phối và tiếp thị lớn cho một hay nhiều nhà sản xuất. Đây là những doanh nghiệp thực sự nắm giữ thị trường phân phối cả nước, hệ thống đại lý, khách hàng và nhân viên thương mại (trình dược viên) của họ đơng đảo và mạnh nhất, doanh số của các DN này đạt từ 100 tỷ cho đến hơn 1.000 tỷ hàng năm. Lợi nhuận rất lớn, đây cũng chính là lực lượng gây ảnh hưởng nhiều nhất đến giá thuốc tại Việt Nam, đặc biệt là 3 hãng hàng đầu là: Zuellig Pharma (Singapore), Mega Product (Thái Lan), Dietherm (Thụy Sĩ). Ngồi ra, cịn có Tenamid Canada (Canada), Tedis SA (Pháp), ...

Cung cầu thị trường dược phẩm trong nước: Giá trị sản xuất trong nước của ngành Dược tăng dần qua các năm. Dự kiến giá trị sản xuất thuốc trong nước sẽ đạt con số 1000 triệu USD trong năm 2011, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 10%. Thống kê đến thời điểm cuối năm 2011, trong số gần 200 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, trong đó có 74 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP (31 doanh nghiệp đạt GMP-WHO và 25 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Thuốc do các công ty Dược trong nước sản xuất chiếm khoảng 60% sản lượng tiêu thụ nhưng chỉ chiếm khoảng 40% về giá trị do phần lớn là các loại thuốc là thuốc thông thường nên giá cả

khá rẻ, còn các mặt hàng chuyên khoa đặc trị thì phần lớn vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, giá cả rất cao. Số lượng hoạt chất các DN Việt Nam đăng ký sản xuất cũng đã tăng lên trong năm qua.

Cầu thị trường dược phẩm trong nước dự báo vào năm 2012, thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ vượt mức 2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm khoảng 17% đến 19%. Đây cũng là cơ hội và thách cho các doanh nghiệp ngành Dược trong thời gian tới để gia tăng thị phần và doanh thu.

2.1.2 Vai trò của ngành Dược phẩm trong nền kinh tế

Hiện cả nước với gần 200 doanh nghiệp sản xuất thuốc (trong đó có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đơng dược, ngồi ra có trên 300 cơ sở sản xuất thuốc đông dược (kể cả các tổ hợp, hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh cá thể tham gia sản xuất thuốc Y học cổ truyền). Ngành Dược Việt Nam mới phát triển ở mức trung bình thấp. Chi tiêu cho y tế mới chiếm 1,6% GDP (2009). Theo đánh giá của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), công nghiệp dượcViệt Nam ở mức đang phát triển. Việt Nam đã có cơng nghiệp dược nội địa, nhưng đa số phải nhập khẩu ngun vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan có thể nói rằng cơng nghiệp dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình - thấp. Giống như các nước lân cận, ngành công nghiệp dược của Việt Nam phải chịu chuẩn nghèo. Bảo hiểm y tế không đủ và không đều cho người dân nên bệnh nhân phải trả nhiều hơn cho số thuốc mà họ cần. Điều này đã cản trở việc tăng trưởng mạnh của thị trường. Chính vì vậy cho đến năm 2009, tuy chi tiêu cho y tế của Việt Nam chỉ chiếm 1,6% GDP, nhưng giá trị tiền thuốc sử dụng của người dân chi tiêu tăng mạnh, năm 2010 đạt gần 1,9 tỷ USD, năm 2011 đạt khoảng 2 tỷ USD và dự kiến đạt 2,3 tỷ USD vào năm 2013.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty niêm yết ngành dược phẩm giai đoạn 2006 2011 và giải pháp lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý (Trang 41 - 47)