Tình hình việc làm của người dân sau thu hồi đất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nhận dạng và ước lượng thiệt hại vô hình của người dân bị thu hồi đất dự án thảo cầm viên huyện củ chi , TPHCM (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Phân tích thiệt hại vơ hình của người dân bị thu hồi đất

3.4.1.1. Tình hình việc làm của người dân sau thu hồi đất

Bảng 3.11. Thay đổi việc làm sau thu hồi đất

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ

1. Thay đổi việc làm

Có 97 64.4%

Không 53 35.6%

2. Nguyên nhân thay đổi việc làm

Khơng cịn đất sản xuất 55 57.2%

Nơi làm việc cũ quá xa 33 33.6%

Khơng có mặt bằng bn bán 9 9.2%

Nguồn: Số liệu điều tra.

Thu hồi đất là một yếu tố tất yếu dẫn đến những thay đổi trong đời sống kinh tế-xã hội của người dân và được dự báo là phải đối mặt với nhiều vấn đề nảy sinh.

Trong đó, thay đổi lớn nhất về việc làm và thu nhập, một vấn đề quan trọng đã chi

phối và ảnh hưởng xuyên suốt đến suy nghĩ, nếp sống và là những lo toan đè nặng lên đôi vai của người dân bị thu hồi đất. Thực tế cho thấy, có đến 97 hộ (chiếm

64,4%) phải thay đổi việc làm và chỉ 53 hộ (chiếm 35,6%) không bị thay đổi việc làm trong mẫu điều tra.

Nguyên nhân chính dẫn đến các thành viên trong hộ gia đình bị thay đổi việc làm là khơng cịn đất sản xuất nông nghiệp (57,2%), đây là nguyên nhân tất yếu bởi vì Củ Chi là là huyên ngoại thành với hơn 70% dân số sống bằng lao động nên nông nghiệp, nên có thể nói nguồn thu nhập chính là từ sản xuất nơng nghiệp. Do đó, khi bị thu hồi đất nghĩa là người dân khơng cịn đất sản xuất và buộc phải chuyển đổi

nghề nghiệp. Nguyên nhân thứ hai là nơi làm việc cũ quá xa (33,6%), đây là vấn đề

băn khoăn nhất của người dân bị thu hồi đất hiện nay. Thứ nhất, nếu muốn tiếp tục

duy trì cơng việc cũ thì phải chịu di chuyển một khoảng đường xa hơn, tốn kém nhiều chi phí hơn như: tiền xăng, tiền ăn uống, tiền bảo trì phương tiện đi lại, họ cịn phải mất nhiều thời gian và công sức hơn trước. Thứ hai, người dân phải tìm một cơng việc mới để thay thế, nhưng điều này càng khó khăn hơn, bởi vì tuổi tác và trình độ học vấn là 02 yếu tố quan trọng nhất làm giảm khả năng tìm cơng việc mới của các thành viên trong hộ gia đình.

Nhưng một câu hỏi đặt ra là liệu thay đổi việc làm có phải là một tín hiệu tốt

hay khơng và có mang lại thu nhập cao hơn cho người dân hay không? Đây là một vấn đề khơng dễ dàng tìm ra câu trả lời và nó là một bài toán nan giải cho các nhà

làm chính sách. Để có được một việc làm ổn định sau khi bị mất đất nơng nghiệp

cịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: trình độ học vấn, trình độ chun mơn, khả

năng nắm bắt và chuyển đổi việc làm. Ngoài ra, một trong những yếu tố quan trọng

không kém là mạng lưới xã hội hay sự hạn chế phát triển tại nơi ở mới. Tuy nhiên có một thực tế, đa số người dân thuộc dự án này là những người lớn tuổi, trình độ học vấn còn hạn chế, nên vấn đề chuyển đổi việc làm càng thêm khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, trong số những hộ được điều tra, 27 hộ gia đình cho rằng có

thành viên trong gia đình bị mất việc làm (chiếm 18%) và 123 hộ gia đình khơng bị

mất việc làm (chiếm 82%). Qua khảo sát, nhóm điều tra ghi nhận được, sau thu hồi

đất số người khơng có việc làm là khá đơng, nhưng họ lại tỏ ra thanh thản và nhàn

hạ. Có thể tình trạng kinh tế gia đình hiện nay của họ chưa thật sự khó khăn, họ vẫn cịn tiền để chi tiêu, thậm chí có gia đình có rất nhiều tiền tiết kiệm ở ngân hàng,

nhưng tình trạng khơng việc làm kéo dài sẽ là một vấn đề cần báo động trong tương

lai, là nguyên nhân của sự bất ổn xã hội và khơng tích cực cho sự phát triển kinh tế.

Bảng 3.12. Nguyên nhân mất việc làm

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ

1. Mất việc làm

Có 27 18.0%

Khơng 123 82.0%

2. Nguyên nhân mất việc làm

Nơi ở mới khó tìm việc 12 44.4%

Khơng được đào tạo nghề 11 40.7%

Khơng có mặt bằng 2 7.4%

Khơng có bạn hàng 2 7.4%

Nguồn: Số liệu điều tra.

Giải thích cho hiện tượng thất nghiệp gia tăng, trước tiên, đó là phần lớn lao

động nơng nghiệp trước đây sau khi bị mất đất đã gia nhập vào đội ngũ này, đa số

họ có trình độ học vấn thấp và chưa được đào tạo nghề để chuyển đổi. Một lý do nữa, là những người trước đây vốn là lao động tự do thì cũng khơng tìm được việc

tại nơi ở mới. Kết quả điều tra cho thấy, 44,4% số hộ cho rằng nơi ở mới khó tìm việc làm, 40,7% số hộ cho rằng họ không được đào tạo nghề để chuyển đổi, số hộ cịn lại nói rằng họ khơng có mặt bằng để bn bán nhỏ và kinh doanh. Ngoài ra tại

nơi ở mới, họ cũng khơng tìm được bạn hàng như nơi ở trước khi bị thu hồi đất.

Chúng ta cũng biết rằng, lao động tự do rất bấp bênh khi điều kiện xã hội có một sự

thay đổi nào đó. Tại nơi ở mới họ khơng có cơ hội để chuyển đổi nghề, nơi ở mới

không phù hợp với nghề cũ, hoặc mất nơi buôn bán là những nguyên nhân trực tiếp khiến người dân bị thu hồi đất gặp khó khăn trong tái tạo việc làm mới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nhận dạng và ước lượng thiệt hại vô hình của người dân bị thu hồi đất dự án thảo cầm viên huyện củ chi , TPHCM (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)