CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến WTAC
3.6.3.1. Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy
Mơ hình hồi quy được đánh giá mức độ phù hợp thông qua: (a) Hệ số xác
định R2 điều chỉnh và (b) kiểm định F để xác định mức độ phù hợp của mô hình hồi quy trong tổng thể.
(a) Hệ số xác định R2 điều chỉnh
Bảng Model Summaryb của mơ hình (1) và (2) (Phụ lục 5) cho thấy hệ số R2
điều chỉnh tăng lên khi đưa thêm biến số năm sinh sống tại địa phương trước thu hồi đất vào mơ hình, nên có thể kết luận đây là mơ hình phù hợp hơn để giải thích các
nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chấp nhận bồi thường. Ý nghĩa của hệ số R2
điều chỉnh là 70,5% sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bằng các biến độc lập trong phương trình hồi quy (2). Giá trị R2 Change là mức độ thay đổi của R2
khi đưa thêm biến số năm sinh sống tại địa phương thêm vào mơ hình hồi quy. Tuy
nhiên, để chắc giá trị thực của R2 Change trong tổng thể có khác 0 hay khơng. Thực hiện kiểm định F riêng (partial F test) với giả thuyết: H0: R2 Change của tổng thể bằng 0, với Sig.<0,01, do đó có thể kết luận R2 change của tổng thể khác 0, tức biến số năm sinh sống tại địa phương được đưa vào phương trình hồi quy thật sự
tác động và giải thích được sự thay đổi của biến mức sẵn lòng chấp nhận bồi thường.
(b) Kiểm định F
Giả thuyết H0: β1= β2= β5= β6= β7= β10= β11= β17= β18= β19 (với βi là hệ số hồi quy của các biến có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu).
Bảng phương sai ANOVA (Phụ lục 5) cho thấy trị thống kê F có giá trị Sig.=0.00<0,01 nên có thể bác bỏ giả thuyết H0 với độ tin cậy 99%. Do đó, kết luận rằng có tồn tại ít nhất một βi khác 0 trong mơ hình hồi quy.
3.6.3.2. Kiểm định sự vi phạm các giả thuyết trong mơ hình hồi quy
Kiểm định liên hệ tuyến tính với mơ hình hồi quy
Đồ thị phân tán (Scatter) (Phụ lục 6) cho biết giả định tuyến tính được thỏa
mãn vì phần dư phân tán ngẫu nhiên trong vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 và không tạo thành hình nào. Có thể kết luận việc sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính bội để mơ tả quan hệ đường thẳng giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập là phù hợp với dữ liệu quan sát.
Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư
Biểu đồ tần suất và Q-Q plot (Phụ lục 6) cho thấy giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.
Kiểm định giả thuyết khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập (hiện
tượng đa cộng tuyến)
Bảng ma trận hệ số tương quan (Phụ lục 7) cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập là tương đối thấp. Ngoài ra, xem xét hệ số phóng đại phương sai (VIF – Variance Inflation Factor) trong Bảng 3.36 đều nhỏ hơn 10, nên có thể kết luận khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mơ hình hồi quy.
Kiểm định giả thuyết phương sai của sai số không đổi
Kiểm định hạng tương quan Speaarman được sử dụng để xem xét giả thuyết H0: hệ số tương quan hạng của tổng thể bằng 0. Kết quả kiểm định Spaerman (Phụ lục 8) cho thấy giả thuyết H0 không thể bị bác bỏ ở mức độ tin cậy 95%, cho nên có thể kết luận phương sai của sai số không thay đổi trong mơ hình hồi quy.
3.6.4. Phân tích tác động biên của các yếu tố đến mức sẵn lòng chấp nhận bồi
thường
Xét trong trường hợp các biến cịn lại khơng thay đổi thì:
- Nếu người được phỏng vấn là nam thì mức sẵn lịng chấp nhận bồi thường trung bình tăng thêm 12,10 triệu đồng, bởi vì đa số nam giới là chủ hộ, là người đóng vai trị trụ cột trong gia đình. Họ có nhiều trãi nghiệm trong cuộc sống, nên họ
dễ dàng cảm nhận hết những thiệt hại trong đời sống do thu hồi đất gây ra. Do đó, nam giới mong muốn nhận được nhiều tiền bồi thường thiệt hại hơn nữ giới.
- Nếu người được phỏng vấn tăng thêm 1 tuổi thì mức sẵn lịng chấp nhận bồi thường trung bình tăng thêm 0,93 triệu đồng. Đối với những người có độ tuổi càng lớn thì những thiệt hại mà họ phải gánh chịu cũng nhiều hơn. Nên khi độ tuổi càng lớn thì mức sẵn lịng chấp nhận bồi thường càng cao hơn.
- Nếu hộ gia đình có thu nhập từ 5-7 triệu/tháng thì mức sẵn lịng chấp nhận bồi thường trung bình giảm 33,66 triệu đồng. Nếu hộ gia đình có thu nhập từ 8-10 triệu/tháng thì mức sẵn lịng chấp nhận bồi thường trung bình giảm 63,43 triệu đồng. Nếu hộ có thu nhập từ 11-13 triệu/tháng thì mức sẵn lòng chấp nhận bồi thường trung bình giảm 83,59 triệu đồng. Ta thấy, thu nhập quan hệ nghịch biến với mức sẵn lịng chấp nhận bồi thường, bởi vì nếu thu hồi đất có tác động làm tăng thu nhập
người dân sau thu hồi đất thì cuộc sống của họ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn,
nên mức sẵn lòng chấp nhận bồi thường của họ sẽ giảm xuống.
- Nếu người được phỏng vấn là lao động phổ thơng và tự do thì mức sẵn lịng chấp nhận bồi thường trung bình tăng thêm 68,6 triệu đồng. Có thể thấy, công việc của những đối tượng này là rất bấp bênh, chủ yếu mang tính chất mùa vụ và không
ổn định, nên cuộc sống của họ dễ bị xóa trộn khi bị thu hồi đất.
- Nếu người được phỏng vấn là lao động nông nghiệp thì mức sẵn lịng chấp nhận bồi thường trung bình tăng thêm 66,83 triệu đồng. Những hộ gia đình sống
chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề của việc thu hồi đất,
vì khi bị mất đất sản xuất họ khơng biết làm gì để sống. Trong khi đó, do trình độ hạn chế và không được đào tạo để chuyển đổi nghề nên đời sống gia đình càng khó
khăn hơn. Nên họ mong muốn được nhận bồi thường nhiều hơn cho những tổn thất
mà họ phải gánh chịu.
- Nếu người được phỏng vấn ủng hộ chủ chủ trương thu hồi đất thì mức sẵn lịng chấp nhận bồi thường trung bình giảm 25,62 triệu đồng. Nếu một hộ gia đình tự nguyện di chuyển sang một nơi ở khác khi bị thu hồi đất thì mức sẵn lịng chấp nhận bồi thường của họ sẽ thấp hơn người không tự nguyện di dời.
- Nếu người được phỏng vấn sinh sống tại địa phương từ 21-40 năm thì mức sẵn lòng chấp nhận bồi thường trung bình tăng thêm 18,98 triệu đồng. Nếu người
được phỏng vấn sinh sống tại địa phương trên 40 năm thì mức sẵn lòng chấp nhận
bồi thường trung bình tăng thêm 24,37 triệu đồng. Khi thời gian gắn bó với nơi
đang sống càng lâu thì tính “cộng đồng” càng cao. Do đó, khi di chuyển sang một nơi khác thì thiệt hại đối với họ là nhiều hơn, nên họ mong muốn được bồi thường
3.6.5. Tóm tắt kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến WTAC Bảng 3.37. Tóm tắt kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến WTAC Bảng 3.37. Tóm tắt kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến WTAC
Yếu tố Ký hiệu Ảnh hưởng đến
WTAC Kết quả
Giới tính Sex Có ảnh hưởng Chấp nhận
Độ tuổi Age Có ảnh hưởng Chấp nhận
Tình trạng gia đình Mstatus Khơng ảnh hưởng Bác bỏ
Thu nhập Inc Có ảnh hưởng Chấp nhận
Nghề nghiệp Occu Có ảnh hưởng Chấp nhận
Giáo dục Edu Không ảnh hưởng Bác bỏ
Quy mơ hộ gia đình H_size Không ảnh hưởng Bác bỏ
Thái độ Atti Có ảnh hưởng Chấp nhận Số năm sinh sống tại địa phương Year Có ảnh hưởng Chấp nhận
Kết quả từ Bảng 3.36 cho thấy, hai biến có ý nghĩa quan trọng nhất đến WTAC là nghề nghiệp và thu nhập. Kết quả này thể hiện đúng tình hình thực tế tại
địa phương. Hai đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thu hồi đất là lao động
nông nghiệp và lao động phổ thông và tự do, đời sống của họ sau thu hồi đất bị thay
đổi rất nhiều nhưng thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Qua khảo sát, một phần lớn các đối tượng này bị thất nghiệp và gặp rất nhiều khó khăn trong q trình chuyển đổi việc làm sau thu hồi đất, và mức WTAC của họ sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, q
trình thu hồi đất còn gây ra những mất mát về hệ thống sản xuất, vốn tự nhiên, vốn nhân tạo và nhiều yếu tố khác mà người dân đã xây dựng trong một khoảng thời gian dài trước thu hồi đất. Những thiệt hại đó tất yếu dẫn đến thu nhập người dân sau thu hồi đất giảm đáng kể. Khi thu nhập của hộ cao thì mức WTAC sẽ thấp hơn. Ngoài ra, thời gian sinh sống tại địa phương của những hộ gia đình càng lâu (trên
40 năm) cũng ảnh hưởng đáng kể đến mức sẵn lòng chấp nhận bồi thường. Nếu thời
gian sinh sống càng lâu năm tại địa phương trước khi di dời thì thiệt hại do thu hồi
đất gây ra càng lớn và WTAC càng lớn. Giới tính và tuổi tác của người được phỏng
vấn có ảnh hưởng dương đến mức sẵn lòng chấp nhận bồi thường. Tuổi càng lớn và nếu là nam giới thì có mức WTAC càng cao.
Tóm tắt chương 3:
Để xác định được mức sẵn lòng chấp nhận bồi thường của người dân bị thu
hồi đất khi gánh chịu những thiệt hại vơ hình, thì vấn đề quan trọng nhất là phải làm
sao để người dân cảm nhận được những thiệt hại vơ hình đó. Như vậy, phần xác định các yếu tố vơ hình có ý nghĩa rất quan trọng, nó chính là kịch bản của nghiên
cứu. Bởi vì, người dân bị thu hồi đất khơng biết thiệt hại vơ hình là gì, nhưng bằng việc xác định yếu tố nào là thiệt hại vơ hình, nghĩa là kịch bản nghiên cứu đã hữu hình hóa các yếu tố thiệt hại vơ hình đó. Như vậy, trong chừng mực nào đó người
dân sẽ cảm nhận được những thiệt hại vơ hình mà họ phải gánh chịu do thu hồi đất gây ra và trên cơ sở đó họ sẽ đưa ra mức sẵn lịng chấp nhận bồi thường cho những thiệt hại đó. Bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên đề tài xác định được WTAC trung bình của người dân bị thu hồi đất dự án Thảo Cẩm Viên là 159 triệu đồng.
Đồng thời nghiên cứu cũng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn
lòng chấp nhận bồi thường là giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, thái độ đối với thu hồi đất và số năm sinh sống tại địa phương trước khi thu hồi đất, trong đó biến thu nhập và nghề nghiệp có ảnh hưởng quan trọng nhất đến mức sẵn lòng chấp nhận bồi thường.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Thiệt hại của người dân bị thu hồi đất bao gồm thiệt hại hữu hình và thiệt hại vơ hình. Tuy nhiên trong thời gian qua, các chính sách về giải tỏa, đền bù và tài
định cư chỉ tập trung bồi thường cho những thiệt hại hữu hình và chưa chú trọng đến đến thiệt hại vơ hình. Thiệt hại vơ hình ở đây là sau khi bị thu hồi đất người dân
sẽ sống như thế nào?.
Thu hồi đất có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến đời sống người dân. Xét khía cạnh tích cực thì có thể thấy việc giải tỏa, đền bù, và tái định cư là một cơ hội
cho người dân có được nhà ở, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đầy đủ hơn, người
dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ xã hội và có cuộc sống ổn định hơn. Tuy
nhiên, kết quả khảo sát thực tế các hộ tái định cư thuộc dự án Thảo Cầm Viên huyện Củ Chi cho thấy, một bộ phận người dân phải gánh chịu nhiều thiệt hại vơ hình khi bị thu hồi đất.
Qua nghiên cứu để tài xác định các yếu tố thiệt hại vơ hình của người dân bị
thu hồi đất dự án Thảo Cầm Viên bao gồm các yếu tố sau:
Thứ nhất, khi bị thu hồi đất người dân phải chuyển sang nơi ở mới và để
thích nghi với mơi trường sống mới buộc người dân phải chuyển đổi việc làm, đối
với những hộ gia đình khơng thể chuyển đổi thì phải chịu thất nghiệp. Do đó, những
khó khăn trong quá trình chuyển đổi việc làm và tâm trạng lo lắng đã bao trùm đời
sống người dân trong giai đoạn đầu ổn định đời sống. Thứ hai, điều kiện tiếp cận giáo dục và đào tạo cũng thay đổi khi bị thu hồi đất, đó là những khó khăn trong thủ tục chuyển trường, chi phí học tập cao hơn, tốn nhiều thời gian đưa đón con em đến
trường, và cịn có trường hợp các em phải bỏ học sau thu hồi đất. Ngồi ra, tình
trạng đào tạo chuyển đổi việc làm của các hộ gia đình sau thu hồi đất lại không được chú trọng. Thứ ba, mất đất đã làm thay đổi hệ thống sản xuất, người dân phải đối mặt với nguy cơ bị mất cả nguồn vốn tự nhiên và vốn nhân tạo, và mất nhà ở
gây nên tình trạng dể bị tổn thương trong đời sống tinh thần của họ, cùng với những yếu tố đó là tình trạng bị mất khơng gian văn hóa và tính đồng nhất trong mỗi gia
đình. Ngồi ra, người dân bị mất đi quyền sử dụng những tài sản cộng đồng.Thứ tư,
thu hồi đất làm thay đổi điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội, đa số các gia đình phải chịu chi phí cao hơn trước khi thu hồi đất khi sử dụng những dịch vụ này. Thứ
năm, môi trường sống thay đổi đã ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe người dân và tâm
trạng lo lắng cũng tăng theo. Thứ sáu, thu hồi đất đã thay đổi các mối quan hệ xã
hội và truyền thống văn hóa của các hộ gia đình. Như vậy, sau thu hồi đất người dân
gặp nhiều khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng tại nơi ở mới. Người dân phải đối mặt với việc mất các nguồn lực về kinh tế và nguy cơ đi xuống trong chất
lượng cuộc sống. Đi cùng với sự xuống dốc về mặt kinh tế là đời sống xã hội và
tinh thần của người dân cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên đề tài xác định mức sẵn lòng chấp nhận bồi thường trung bình của người dân bị thu hồi đất là 159 triệu
đồng. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chấp nhận bồi thường của người dân bị thu hồi đất cũng chỉ ra rằng đối tượng chịu ảnh hưởng
nhiều nhất của thu hồi đất là lao động nông nghiệp, lao động phổ thông và tự do. Ngoài ra, chú trọng chuyển đổi việc làm là một trong những biện pháp cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống người dân sau thu hồi đất; nhóm tuổi cần được quan tâm nhiều nhất trong chuyển đổi việc làm là trên 40 tuổi. Các vấn đề này
sẽ được tập trung giải quyết trong phần gợi ý chính sách.
4.2. Gợi ý chính sách
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài có những gợi ý các chính sách sau đây:
4.2.1. Bồi thường thiệt hại vơ hình cho người dân bị thu hồi đất
- Từ trước đến nay do không xác định được những yếu tố thiệt hại vơ hình của người dân bị thu hồi đất nên trong các chính sách bồi thường chỉ có các khoảng tiền “hỗ trợ” cho người dân như: hỗ trợ di dời, hỗ trợ ổn định sản xuất,…Do đó,trước khi thực hiện một dự án thu hồi đất nên có các cuộc điều tra xã hội học.
Bằng cách này, hồn tồn có thể xác định được mức độ thiệt hại của người dân, cả thiệt hại hữu hình và thiệt hại vơ hình, cũng như những nguyện vọng của họ, từ đó sẽ có những chính sách bồi thường thỏa đáng.
- Các nhà làm chính sách nên quy định bồi thường thiệt hại vơ hình cho người dân bị thu hồi đất trong các chính sách về giải tỏa, đền bù và tái định cư. Nên chăng, có sự xem xét về mức bồi thường khác nhau giữa những hộ gia đình là lao động nơng nghiệp và lao động tự do với những đối tượng khác (xuất phát từ biến