CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Phân tích thiệt hại vơ hình của người dân bị thu hồi đất
3.4.3.3. Hạ tầng cơ sở phục vụ đời sống
Để đo lường cảm nhận của các hộ gia đình đối với những thay về hạ tầng cơ
sở phục vụ đời sống sinh hoạt và môi trường tại nơi ở mới của các hộ gia đình đề tài sử dụng thang do Likert.
Bảng 3.22. Đánh giá hạ tầng cơ sở sau thu hồi đất (số hộ và tỷ lệ %)
Hạ tầng cơ sở Kém Bình thường Tốt
Hệ thống giao thơng nội bộ 4 (2.7%) 134 (89.3%) 12 (8.0%)
Hệ thống điện 3 (2.0%) 145 (96.7%) 2 (1.3%)
Hệ thống cấp nước 9 (6.0%) 125 (83.3%) 16 (10.7%)
Hệ thống thoát nước 16 (10.7%) 120 (80.0%) 14 (9.3%)
Nguồn: Số liệu điều tra.
Kết quả thống kê cho thấy, hạ tầng cơ sở sau thu hồi đất phục vụ đời sống
người dân khơng có sự thay đổi đáng kể. Yếu tố hạ tầng cơ sở thay đổi nhiều nhất theo đánh giá của người dân là hệ thống thoát nước, kế đến là hệ thống cấp nước; hệ
thống giao thông nội bộ và hệ thống điện là ít thay đổi nhất. Cụ thể, 10,7% hộ gia
đình đánh giá hệ thống thốt nước thay đổi tốt hơn và 6% số hộ đánh giá thay đổi kém đi. Tương tự như vậy, 9,3% số hộ cho rằng hệ thống thoát nước thay đổi tốt hơn và 10,7% số hộ cho rằng thay đổi kém đi và trên 90% số hộ gia đình đánh giá là
dễ dàng tiếp cận và sử dụng các hệ thống này.
Bảng 3.23. Thay đổi hạ tầng cơ sở so với trước khi thu hồi đất
Hạ tầng cơ sở Số hộ Tỷ lệ
Tốt hơn 25 16.7%
Không thay đổi 102 68.3%
Xấu hơn 21 13.7%
Không ý kiến 2 1.3%
“Không thay đổi” là nhận định được đa số hộ gia đình đồng ý nhiều nhất
(68,3%) khi đánh giá về thay đổi của hạ tầng cơ sở so với trước thu hồi đất, 16,7%
số hộ đánh giá hạ tầng cơ sở thay đổi tốt hơn, và chỉ có 13,7% cho rằng hạ tầng cơ sở thay đổi xấu đi. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao các hộ đánh giá hạ tầng cơ sở thay
đổi xấu hơn trước khi thu hồi đất, qua khảo sát nhận thấy đây là những hộ nhận tiền đền bù thấp, nếu muốn có nơi tái định cư họ phải tìm nơi hẻo lánh và có giá đất rẻ hơn. Trong khi những nơi này hệ thống hạ tầng chưa được đầu tư và phát triển.
Ngồi ra, có một ngun nữa làm cho 21 hộ gia đình đưa ra nhận định hạ tầng cơ sở tại nơi ở mới là xấu hơn nơi ở cũ, đó là tại nơi ở cũ người dân tham gia nhiều chương trình “nhà nước và nhân dân cùng làm” như: xây dựng đường giao thông nông thôn, xây dựng đèn chiếu sáng dân lập và kiên cố hóa hệ thống kênh
mương nội đồng để phục vụ đời sống người dân. Trong tất cả các chương trình này đều có sự tham gia của người dân như: hiến đất làm đường, đóng góp tiền xây dựng đèn chiếu sáng dân lập và kênh mương nội đồng, đồng thời nhà nước giao cho người dân quản lý và sử dụng. Khi bị thu hồi đất người dân bị mất quyền hưởng
những lợi ích từ những tài sản cộng đồng này.
3.4.4. Thay đổi điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội
Quá trình giải tỏa, di dời, tái định cư là quá trình gây ra những mất mát về
nguồn lực cộng đồng, đó là các nhân tố do con người tạo nên như y tế, văn hoá, ảnh
hưởng đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội liên quan đến việc cung cấp thực phẩm,
thuốc men, quần áo, đồ gia dụng và những nhu yếu phẩm khác làm thành những
tiện nghi trong cuộc sống như phương tiện giao thông, công viên, bệnh viện, trường
học, siêu thị, chợ, bưu điện, các loại hình giải trí, quán ăn và tiệm tạp hoá…. Để
xem xét sự thay đổi trong điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội của người dân sau thu hồi đất, ta nhóm các dịch vụ xã hội thành 04 nhóm yếu tố như sau:
Bảng 3.24. Đánh giá dịch vụ xã hội sau thu hồi đất (% hộ)
Các dịch vụ xã hội Không th.lợi Bình thường Thuận lợi Rất th.lợi Y tế và chăm sóc sức khỏe 4.7 77.3 18.0 0.0
Thông tin liên lạc 6.0 72.7 20.7 0.7
Văn hóa và giải trí 12.7 75.3 11.3 0.7
Thương mại và tiêu dùng 6.7 84.7 8.7 0.0
Qua bảng số liệu có thể thấy, dịch vụ thơng tin liên lạc được đánh giá là thay
đổi nhiều nhất, kế đến là dịch vụ văn hóa giải trí và dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe,
dịch vụ thương mại và tiêu dùng được đánh giá ít thay đổi hơn các yếu tố còn lại. Cụ thể, theo nhận định của người dân sau thu hồi đất các yếu tố thay đổi theo chiều
hướng thuận lợi hơn là dịch vụ thông tin liên lạc (20,7%), dịch vụ y tế chăm sóc sức
khỏe (18%), dịch vụ văn hóa giải trí (11,3%). Ngồi ra cũng có chiều hướng thay
đổi ngược lại, 12,7% hộ gia đình nhận định dịch vụ văn hóa giải trí sau thu hồi đất là kém hơn, thương mại và tiêu dùng là 6,7%, dịch vụ thông tin liên lạc là 6%. Đáng
chú ý là 0,7% hộ gia đình đánh giá dịch vụ thơng tin liên lạc, văn hóa và giải trí sau thu hồi đất là rất thuận lợi.
Bảng 3.25. Thay đổi điều kiện tiếp cận DVXH so với trước thu hồi đất
Điều kiện tiếp cận dịch vụ xã hội Số hộ Tỷ lệ
Tốt hơn 26 17.3%
Không thay đổi 96 64.0%
Xấu hơn 28 18.7%
Nguồn: Số liệu điều tra.
Tuy nhiên theo nhận định chung của những hộ được điều tra (Bảng 3.25), thì 64% số hộ cho rằng điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội sau thu hồi đất là không
thay đổi và 26 hộ (17,3%) số hộ cho rằng nhờ thu hồi đất mà họ có điều kiện tốt hơn trong việc sử dụng các dịch vụ này. Trong khi đó, 28 hộ (18,7%) gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ này, vì họ cho rằng phải mất nhiều thời gian và chi phí hơn so với trước.
3.4.5. Thay đổi về mơi trường
Bảng 3.26. Đánh giá môi trường sau thu hồi đất (số hộ và tỷ lệ %)
Mơi trường Kém Bình thường Tốt
Chất lượng khơng khí 11 7.3%) 122 (81.3%) 17 (11.3%)
Chất lượng nguồn nước 3 (2.0%) 140 (93.3%) 7 (4.7%)
Vệ sinh môi trường 10 (6.7%) 121 (80.7%) 19 (12.7%)
Cảnh quan 11 (7.3%) 118 (78.7%) 21 (14.0%)
Tình hình an ninh trật tự 28 (18.7%) 106 (70.7%) 16 (10.7%) Nguồn: Số liệu điều tra.
Theo đánh giá của người dân (Bảng 3.26) thì mơi trường sống tại nơi ở mới thay đổi không đáng kể, ngoại trừ tình hình an ninh trật tự xã hội. Đây chính là yếu
tố mà người dân sau thu hồi đất cảm thấy lo lắng nhất, 18,7% hộ gia đình cho rằng
nơi ở mới khơng đảm bảo an ninh trật tự xã hội bằng nơi ở cũ, 70,7% hộ gia đình
cảm nhận tình hình an ninh trật tự khơng thay đổi và chỉ có một tỷ lệ khơng đáng kể (10,7%) cho rằng tình an ninh trật tự là tốt hơn trước.
Bảng 3.27. Thay đổi về môi trường so với trước thu hồi đất
Môi trường Số hộ Tỷ lệ
Tốt hơn 8 5.3%
Không thay đổi 115 76.7%
Xấu hơn 27 18.0%
Nguồn: Số liệu điều tra.
Kết quả khảo sát cho thấy, chính những lo lắng về tình hình an ninh trật tự tại
nơi ở mới nên 27 hộ gia đình cho rằng mơi trường sống sau thu hồi đất xấu hơn trước (chiếm 18%), 115 hộ gia đình đánh giá môi trường sống không thay đổi
(chiếm 76,7%) và một bộ phận rất ít hộ gia đình (8 hộ) cho rằng mơi trường sống sau thu hồi đất được cải thiện tốn hơn (chiếm 5,3%). Nguyên nhân làm cho người dân cảm nhận môi trường sống sau thu hồi đất xấu hơn trước là vì tình hình an ninh trật tự tại nơi ở mới khá phức tạp, làm cho người dân có cảm giác lo lắng và bất an.
3.4.6. Thay đổi các mối quan hệ xã hội
Thơng thường q trình giải toả, đền bù và tái định cư nào cũng là di chuyển và thay đổi cuộc sống của con người và kèm theo đó là sự phá vỡ các quan hệ xã
hội cũ và khả năng thiết lập, tạo dựng các quan hệ mới gặp nhiều khó khăn. Thay
đổi lớn nhất là sự thay đổi về văn hóa và truyền thống. Văn hóa mang bản sắc của
một lối sống cộng đồng, là nơi mà quyền lợi của người này được gắn bó với quyền lợi của người khác và với quyền lợi của cộng đồng. Văn hóa được thể hiện trong mỗi gia đình, nơi mà thành viên trong gia đình có nếp sống quen thuộc, được hình thành và phát triển trong một khoảng thời gian dài cùng chung sống với nhau; đó có thể là nơi ấm cúng mà mỗi thành viên có thể chia sẽ lẫn nhau những khó khăn trong cuộc sống. Ngồi ra cịn có những truyền thống văn hóa, tập tục hình thành và lưu truyền qua các đời như các lễ hội; tập tục viếng và cúng đình nhân các ngày lễ… Tất cả những yếu tố đó cũng tạo nên đời sống tinh thần của người dân.
Việc thu hồi đất xảy ra đã làm cho người dân bị cắt đứt với những hành vi quen thuộc đã có, bắt họ phải học cách suy nghĩ, cách hành động mới. Tức là, một khi bị thu hồi đất thì một bộ phận người dân phải chuyển sang một nơi ở mới, thì
nơi ấy đòi hỏi một lối sống khác, một cách ứng xử văn hóa khác, khác hẳn với lối
sống, với văn hóa tại nơi ở cũ trước đây.
Chẳng hạn như, khi được hỏi “gia đình ơng/bà có người thân hay họ hàng sống cùng tại nơi ở mới hay khơng”, thì 43 hộ gia đình cho rằng họ đang sống ở
những nơi hoàn toàn mới và xa lạ (chiếm 28,7%), họ nhận định rằng gia đình phải
đối mặt với những người hàng xóm mới, những tập tục và truyền thống văn hóa
mới. Do đó, họ phải thay đổi để thích nghi.
Bảng 3.28. Đánh giá mối quan hệ hàng xóm tại nơi ở mới
Quan hệ hàng xóm Số hộ Tỷ lệ Rất ít thân thiết 5 3.3% Ít thân thiết 21 14.0% Bình thường 104 69.3% Thân thiết 17 11.3% Rất thân thiết 3 2.0%
Nguồn: Số liệu điều tra.
Qua khảo sát thực tế (Bảng 3.28), nhận thấy rằng mối quan hệ hàng xóm càng gắn bó thân thiết với nhau gắn liền với quá trình sinh sống tại đó, thời gian càng lâu mối quan hệ càng mật thiết. Đa số các hộ dân thuộc dự án Thảo Cầm Viên
đã hoàn thành giao đất vào khoảng giữa năm 2006, cho nên thời gian sinh sống của
họ tại nơi ở mới là khơng lâu (khoảng 5-6 năm). Do đó, 21 hộ gia đình cho rằng mối quan hệ hàng xóm tại nơi ở mới là ít thân thiết với nhau (chiếm 14%), 5 hộ cảm nhận rằng mối quan hệ hàng xóm rất ít thân thiết (chiếm 3,3%). Trong khi đó, 104 hộ nhận định mối quan hệ hàng xóm tại nơi ở mới là bình thường (chiếm 69,3%) và 20 hộ đánh giá mối quan hệ hàng là thân thiết và rất thân thiết (13,3%).
Sự giúp đỡ của hàng xóm lẫn nhau thể hiện truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc ta, được đúc kết thành những câu nói như “tối lửa tắt đèn có nhau” hay “bỏ họ hàng xa mua láng giềng gần”. Khi được hỏi, có đến 79,3% hộ gia đình trả lời họ nhận được sự giúp đỡ của hàng xóm. Trong khi đó, 31 hộ gia đình cho rằng họ
khơng nhận được sự giúp đỡ của hàng xóm (chiếm 20,7%), gia đình họ phải tự
Tạo mối hàng xóm là vấn đề cần thiết để các hộ gia đình có thể hịa nhập vào cộng đồng và trở thành một tế bào của xã hội. Thực tế, các hộ gia đình rất chủ động tạo mối quan hệ hàng xóm (Bảng 3.29), 69 hộ nhận định rằng họ dễ dàng tạo mối quan hệ hàng xóm tại nơi ở mới (chiếm 46%), 48% hộ gia đình cho rằng bình
thường, nhưng không phải tất cả các hộ gia đình đều gặp thuận lợi trong việc tạo
các mối quan hệ hàng xóm tại nơi ở mới, có 9 hộ gia đình gặp khó khăn trong việc tạo mối quan hệ hàng xóm (chiếm 6%). Tuy nhiên, theo đánh giá của các hộ gia
đình này, tạo mối quan hệ hàng xóm là việc họ hồn tồn có thể thực hiện được theo
thời gian.
Bảng 3.29. Thiết lập mối quan hệ hàng xóm tại nơi ở mới
Thiết lập mối hàng hệ hàng xóm Số hộ Tỷ lệ Rất dễ dàng 42 28.0% Dễ dàng 27 18.0% Bình thường 72 48.0% Khó khăn 7 4.7% Rất khó khăn 2 1.3%
Nguồn: Số liệu điều tra.
Một điều đáng ghi nhận là vai trò của các cơ quan chính quyền và các tổ chức đoàn thể ngày càng thể hiện tích cực (Bảng 3.30), họ quan tâm nhiều đến đến những tâm tư, nguyện vọng và đời sống của dân sau thu hồi đất, đặc biệt là các tổ chức chính trị- xã hội như Hội nơng dân, Hội phụ nữ, Cựu chiến binh. Do đó, trong số các hộ được phỏng vấn thì 90,7% hộ gia đình cho rằng điều kiện rằng tham vào các tổ chức đoàn thể là bình thường và khá dễ dàng, chỉ có 9,3% hộ gia đình gặp
khó khăn.
Bảng 3.30. Điều kiện tham gia vào các tổ chức đoàn thể
Tham gia vào các tổ chức đoàn thể Số hộ Tỷ lệ
Rất dễ dàng 22 14.7%
Dễ dàng 37 24.7%
Bình thường 77 51.3%
Khó khăn 11 7.3%
Khi được hỏi về việc thay đổi các tập tục văn hóa sau thu hồi đất (Bảng
3.31), thì 83,3% hộ gia đình cho rằng ít có sự thay đổi, 8,7% hộ gia đình cho rằng các tập tục văn hóa hồn khơng thay đổi, chỉ có một số lượng khơng đáng kể 12 hộ
gia đình trong mẫu khảo sát bị thay đổi (chiếm 8%). Các truyền thống văn hóa
chính là các hoạt động đời sống tinh thần của người dân như: các dịp lễ tết, lễ giỗ, các lễ viếng cúng đình, chùa… các hoạt động mà hộ gia đình cho rằng đã tạo niềm
tin và động lực để họ có vượt qua những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống. Tuy
nhiên, nhận định chung của các hộ gia đình là các truyền thống văn hóa sẽ dần ổn
định theo thời gian.
Bảng 3.31. Thay đổi về các tập tục văn hóa sau thu hồi đất
Thay đổi tập tục văn hóa Số hộ Tỷ lệ
Rất nhiều 3 2.0%
Nhiều 9 6.0%
Ít thay đổi 101 67.3%
Rất ít thay đổi 24 16.0%
Hồn tồn khơng thay đổi 13 8.7%
Nguồn: Số liệu điều tra.
Như vậy, có thể nói q trình thu hồi đất đã làm thay đổi những mối hàng
xóm và truyền thống văn hóa trong đời sống người dân và đôi lúc họ cảm thấy sự đơn độc tại nơi ở mới. Kết quả khảo sát cho thấy, có 26 hộ rơi vào trường hợp này
(chiếm 17,3%), 29 hộ cho rằng mối quan hệ xã hội tại nơi ở mới là tốt hơn (chiếm 19,3%). Trong khi, phần lớn hộ gia đình đánh giá mối quan hệ xã hội của họ là không thay đổi 95 hộ (63,3%).
Bảng 3.32. Thay đổi mối quan hệ xã hội so với trước thu hồi đất
Thay đổi quan hệ xã hội Số hộ Tỷ lệ
Tốt hơn 29 19.3%
Không thay đổi 95 63.3%
Xấu hơn 26 17.3%
Nguồn: Số liệu điều tra.
Qua kết quả phân tích thống kê mơ tả, có thể nhận dạng được những thiệt hại
chúng ta không thể xác định được hết tất cả những thiệt hại vơ hình mà người dân phải gánh chịu. Thiệt hại lớn nhất mà người dân phải gánh chịu là thiệt hại về kinh tế, hai nhân tố quan trọng trong điều kiện kinh tế là việc làm và thu nhập. Ngồi ra,
người dân cịn phải chịu những thiệt hại về tiếp cận hệ thống giáo dục và đào tạo, bị
mất nguồn vốn tự nhiên và nhân tạo, những thiệt hại do thay đổi mơi trường và khó
khăn trong điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội. Ngồi ra, để hịa nhập vào cộng đồng tại nơi mới cũng không phải dễ dàng đối với người dân bị thu hồi đất.
Để mỗi hộ gia đình cảm nhận được những thiệt hại do thu hồi đất gây ra có ý
nghĩa rất quan trọng, bởi vì mức độ thiệt hại của mỗi gia đình là khơng giống nhau.
Trên cơ sở cảm nhận những thiệt hại đó, mỗi hộ gia đình sẽ phát biểu mức sẵn lòng
chấp nhận bồi thường cho những thiệt hại do thu hồi đất gây ra.