STT Loại đất phải thu hồi Mã Diện tích
1 Đất nơng nghiệp NNP 5702,5
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5630,2
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4282,6
Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước LUC 3659,9
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1347,6
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 50,5
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 19,1
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 2,7
2 Đất phi nông nghiệp NKN 130,7
Nguồn: Quyết định 3045/QĐ – UBND ngày 16/7/2008 của UBND Tp. HCM
Tính từ đầu năm 2006 đến nay UBND huyện Củ Chi đã tổ thức thực hiện bồi
thường được 30 dự án (trong đó có 03 dự án dỡ dang từ năm 2004 chuyển sang: dự
án xây dựng Thảo Cầm Viên, dự án Samco, dự án Khu công nghiệp Tân Phú
Trung), đã tiến hành chi trả bồi thường cho 5.352 hộ với diện tích 2.151 ha và tổng
số tiền chi trả bồi thường là 2.027,2 tỷ đồng.
Với sự xuất hiện của các khu, cụm công nghiệp, sự nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở, cho thấy việc thu hồi và sử dụng đất tại huyện Củ Chi đã có những bước chuyển biến tích cực. Diện tích đất ở, đất giao thơng, đất cơng nghiệp tăng, cịn đất nông nghiệp giảm nhường chỗ cho sự phát triển của q trình đơ thị hóa đang diễn ra. Tuy nhiên, ngồi những thành tựu đạt được, trong q trình phát triển huyện Củ Chi cũng gặp nhiều thách thức quan trọng không kém. Trong các vấn đề mà huyện phải đối mặt thì quan trọng nhất là chất lượng cuộc sống của người dân sau thu hồi
đất và sự chuyển đổi việc làm của họ. Sự biến đổi về cơ cấu nghề nghiệp là một vấn đề cần được chú trọng vì nó ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận dân cư và có ảnh hưởng dây chuyền lên các lĩnh vực khác. Người nông dân là thành phần chịu tác động mạnh mẽ nhất của sự chuyển dịch sử dụng đất, vì trong điều kiện mới họ
hồn tồn khơng thể làm nghề nơng như cũ. Họ phải đương đầu với một sự chuyển
đổi nghề nghiệp mà chưa được chuẩn bị trước. Để tìm được việc làm mới tùy thuộc
vào nhiều yếu tố như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tâm lý, chính quyền địa
phương…, trong đó độ tuổi là là một yếu tố trở ngại to lớn. Có thể nhận thấy, những người trên 40 tuổi khó có cơ may trở thành công nhân tại các cơng ty, xí nghiệp trên địa bàn huyện. Do đó, nếu khơng thể chuyển đổi việc làm họ có nguy cơ trở thành
người nghèo đơ thị. Trong khi đó, trình độ học vấn là một yếu tố quyết định giúp
những người nơng dân cịn trẻ có khả năng tìm việc làm tại các cơng ty, xí nghiệp và cịn rất nhiều những thay đổi khác trong đời sống người dân sau thu hồi đất. Điều
đáng chú ý là cho đến nay chưa có bất cứ cơ quan hay tổ chức nào trên địa bàn
huyện tổ chức điều tra, đánh giá đời sống người dân sau thu hồi đất.
3.2. Tình hình kinh kế-xã hội hộ gia đình
3.2.1. Giới tính, tình trạng và vị trí gia đình đối tượng khảo sát Bảng 3.3. Giới tính và tình trạng gia đình Bảng 3.3. Giới tính và tình trạng gia đình Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ 1. Giới tính Nam 101 67.3% Nữ 49 32.7% 2. Tình trạng gia đình Độc thân 17 11.3% Có gia đình 133 88.7% 3. Vị trí của người phỏng vấn Chủ hộ 128 85.3% Chồng/vợ chủ hộ 14 9.3% Con chủ hộ 7 4.7% Khác 1 0.7%
Nguồn: Số liệu điều tra.
Số liệu cho thấy, đối tượng khảo sát là nam giới cao gấp đôi số lượng nữ
giới. Trong 150 mẫu khảo sát thì nam giới 101 người, chiếm 67,3%, nữ giới 49
người, chiếm 32,7% .
Về tình trạng gia đình, có 133 người đã có gia đình, chiếm 88,7%, số người
chưa có gia đình là 17 người, chiếm 11,3%. Có thể thấy rằng, người độc thân sẽ có
cuộc sống tương đối thoải mái hơn người đã có gia đình, vì người đã có gia đình
ngồi bản thân họ, họ còn phải lo cho cuộc sống gia đình, nên sẽ có sự khác biệt giữa hai đối tượng này trong suy nghĩ và thái độ đối với việc thu hồi đất, cũng như
đánh giá những thiệt hại vơ hình và mức sẵn lịng chấp nhận bồi thường (WTAC)
cho những mất mát do thu hồi đất gây ra.
Về vị trí gia đình, chủ hộ có 128 người (chiếm 85,3%), chồng/vợ chủ hộ là
14 người (chiếm 9,3%), còn lại là con của chủ hộ là 7 người (chiếm 4,7%). Đa số
các đối tượng được phỏng vấn cho rằng chủ hộ đóng vai trị quyết định trong các
hoạt động đời sống của gia đình, nên những nhận định và đánh giá của họ sẽ mang
có ý nghĩa rất quan trọng, vì có nhiều thơng tin trong bảng câu hỏi yêu cầu người
được phỏng vấn phải đại diện cho gia đình để trả lời.
3.2.2. Độ tuổi
Bảng 3.4. Độ tuổi của đối tượng phỏng vấn
Độ tuổi Người Tỷ lệ Giá trị thống kê Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Tuổi thấp nhất Tuổi cao nhất 19-30 tuổi 10 6.7% 44.84 44 9.267 24 70 31-40 tuổi 42 28.0% 41-50 tuổi 54 36.0% 51-60 tuổi 37 24.7% >60 tuổi 7 4.7% Tổng cộng 150 100.0%
Nguồn: Số liệu điều tra.
Bảng 3.4 cho thấy, đối tượng khảo sát nhiều nhất nằm trong nhóm tuổi từ 41- 50 tuổi với 54 người (chiếm 36%), nhóm tuổi từ 31-40 tuổi là 42 người (chiếm 28%), nhóm tuổi từ 51 - 60 tuổi có 37 người (chiếm 24,7%), nhóm tuổi từ 19 – 30 tuổi có 10 người (chiếm 6,7%), còn lại là nhóm tuổi trên 60 với 7 người (chiếm 4,7%). Phân tích thống kê cho thấy độ tuổi trung bình của đối tượng khảo sát là 44,84 tuổi, độ tuổi đã có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, vì vậy có thể kỳ vọng rằng kết quả nhận định của các đối tượng này sẽ phản ánh ở mức độ đáng tin cậy về những thay đổi trong đời sống của họ do việc thu hồi đất gây ra.
3.2.3. Quy mơ hộ gia đình
Bảng 3.5. Quy mơ hộ gia đình trước và sau thu hồi đất
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ Giá trị thống kê Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất
Quy mô hộ trước thu hồi đất
1 - 3 người 33 22.0%
4.7 4 1.615 2 10
4 - 6 người 96 64.0%
7-9 người 20 13.3%
>=10 người 1 0.7%
Quy mô hộ sau thu hồi đất
1 - 3 người 36 24.0%
4.4 4 1.291 2 8
4 - 6 người 103 68.7%
Bảng 3.5 thể hiện, số hộ có từ 4-6 người chiến tỷ lệ cao nhất, 96 hộ (chiếm
64%) trước khi thu hồi đất và 103 hộ (chiếm 68,7%) sau thu hồi đất, trung bình có
từ 4 thành viên trong một hộ gia đình trở lên, hộ tối thiểu có 2 thành viên và tối đa
có 8 thành viên. Trước thu đất, số hộ có từ 7-9 người chiếm 13,3% nhưng sau thu
hồi đất số hộ có từ 7-9 thành viên chỉ chiếm 7,3%.
Bằng kiểm định Paired Sample Test (Phụ lục 1) ta thấy quy mơ hộ gia đình
trước và sau thu hồi hồi đất khác biệt có ý nghĩa thống kê. Với mức ý nghĩa quan sát hai phía Sig.=0,000<0,01 có thể kết luận rằng có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê về quy mơ hộ gia đình ở mức độ tin cậy 99%. Cụ thể quy mô hộ gia đình sau thu hồi đất nhỏ hơn quy mơ hộ gia đình trước thu hồi đất.
3.2.4. Trình độ học vấn và nghề nghiệp
Bảng số liệu 3.6 phản ánh trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn, 75 hộ
được phỏng vấn có trình độ trung học phổ thơng (chiếm 50%), 54 người có trình độ
từ tiểu học đến trung học cơ sở (chiếm 36%), số người không được đến trường là 6
người (chiếm 4%), còn lại số người có trình độ từ trung cấp trở lên là 15 người
(chiếm 10%). Ngoài ra qua bảng số liệu, có thể thấy có sự khác biệt tương đối lớn giữa nam và nữ về trình độ học vấn, đa số Nam có trình độ học vấn cao hơn Nữ
trong mẫu phỏng vấn. Nhìn chung, 60% số hộ được phỏng vấn có trình độ trung học phổ thơng trở lên, đây là điều kiện thuận lợi để người phỏng vấn viên có thể truyền
đạt những thơng tin cần thiết trong bảng câu hỏi đến đối tượng được phỏng vấn, đảm bảo họ có thể cảm nhận được những thay đổi trong đời sống so với trước khi
thu hồi đất. Do đó những kết quả đánh giá của người dân về những thay đổi trong
đời sống kinh tế- xã hội trước và sau thu hồi đất sẽ mang tính chính xác cao hơn.
Bảng 3.6. Trình độ học vấn và nghề nghiệp của đối tượng phỏng vấn
Giới tính
Chỉ tiêu Nữ Nam Tổng
Người Tỷ lệ Người Tỷ lệ Người Tỷ lệ
1. Trình độ học vấn Khơng đi học 3 6% 3 3% 6 4% Tiểu học 8 16% 13 13% 21 14% Trung học cơ sở 14 29% 19 19% 33 22% Trung học phổ thông 22 45% 53 53% 75 50% Trung cấp 1 2% 8 8% 9 6% Cao đẳng 0 0% 4 4% 4 3% Đại học 1 2% 1 1% 2 1%
Giới tính
Chỉ tiêu Nữ Nam Tổng
Người Tỷ lệ Người Tỷ lệ Người Tỷ lệ
2. Nghề nghiệp
NV hành chính cơng 1 2% 3 3% 4 3%
NV cơng ty xí nghiệp 3 6% 8 8% 11 7%
Tiểu thương, mua bán 11 22% 4 4% 15 10%
LĐPT và tự do 14 29% 37 37% 51 34%
Lao động nông nghiệp 18 37% 46 46% 64 43%
Khác 2 4% 3 3% 5 3%
Nguồn: Số liệu điều tra.
Ngoài ra, Bảng 3.6 cũng mô tả nghề nghiệp của đối tượng được phỏng vấn,
lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất với 43%, kế đến là lao động phổ thông
và tự do chiếm 34%, tiểu thương và mua bán chiếm 10%, nhân viên cơng ty xí nghiệp là 7% và nhân viên hành chính cơng là 3%. Việc phân nghề nghiệp theo giới tính cho thấy sự chênh lệch đáng kể về nghề nghiệp giữa nam và nữ thuộc lĩnh vực
lao động nông nghiệp, với số lượng lao động nam cao gần gấp ba lần số lượng lao động nữ. Có thể thấy rằng, nhóm hộ gia đình gắn với nông nghiệp rất dễ bị tổn thương khi việc thu hồi đất xảy ra, do nguồn thu nhập chính của họ chủ yếu là sản
xuất nơng nghiệp. Do đó, khi bị mất đất đời sống của họ hiện tại và trong tương lai sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu khơng có hướng chuyển đổi phù hợp. Vì vậy, cần
quan tâm hướng chính sách nhiều hơn đến nhóm đối tượng này trong q trình phân
tích. Một điểm đáng chú ý nữa, đối tượng là lao động phổ thơng tại các cơng ty, xí nghiệp trên địa bàn huyện là 51 người chiếm 34% trong tổng mẫu điều tra, đây là tỷ
lệ tương đối cao, thể hiện một chiều hướng tốt trong cơ cấu kinh tế của huyện. Phân tích thống kê mơ tả gợi lên một vấn đề cần quan tâm đó là làm thế nào và bằng cách
nào để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và
dịch vụ, khi mà chính sách cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đã tác động đáng kể đến một bộ phận dân cư dựa vào nông nghiệp là nguồn sinh kế chính của họ.
3.2.5. Thu nhập
Bảng 3.7 phản ánh thu nhập của hộ gia đình trước và sau thu hồi đất, sự khác biệt đáng kể trong thu nhập là số hộ có thu nhập từ 2- 4 triệu đồng trước thu hồi đất
là 71 hộ (chiếm 47,3%), sau thu hồi đất tăng lên 106 hộ (chiếm 70,7%), ngược lại số hộ có thu nhập từ 5-7 từ 68 hộ trước thu hồi đất, chiếm 45,3% giảm xuống còn 17 hộ sau thu hồi đất, chỉ chiếm 11,3%. Ngồi ra, số hộ có thu nhập trên 7 triệu
đồng cũng tăng. Cụ thể số hộ có thu nhập từ 8-10 triệu đồng tăng từ 3,3% lên 6%,
số hộ có thu nhập từ 11-13 triệu đồng tăng từ 0,7% lên 2,7%.
Bảng 3.7. Thu nhập của hộ gia đình trước và sau thu hồi đất
Thu nhập Số hộ Tỷ lệ
1. Thu nhập trước thu hồi đất
<2 triệu 5 3.3%
2- 4 triệu 71 47.3%
5-7 triệu 68 45.3%
8-10 triệu 5 3.3%
11-13 triệu 1 0.7%
2. Thu nhập sau thu hồi đất
<2 triệu 14 9.3%
2- 4 triệu 106 70.7%
5-7 triệu 17 11.3%
8-10 triệu 9 6.0%
11-13 triệu 4 2.7%
Nguồn: Số liệu điều tra.
3.3. Kiến thức và sự hiểu biết của người dân đối với thu hồi đất
5.3% 9.3% 14.0% 19.3% 21.3% 27.3% 3.3% Từ 1-10 năm Từ 11-20 năm Từ 21-30 năm Từ 31-40 năm Từ 41-50 năm Từ 51-60 năm >60 năm
Hình 3.1. Thời gian sinh sống tại nơi ở cũ trước khi thu hồi đất
Nguồn: Số liệu điều tra.
Hình 3.1 thể hiện, đa số các hộ trong mẫu điều tra có thời gian định cư tại nơi
có thời gian sinh sống từ 41-50 năm và 19,3% hộ có thời gian sinh sống từ 31-40
năm, chỉ có 5,3% số hộ sinh sống dưới 10 năm. Như vậy có thể nói rằng, đa số các
hộ có thời gian sinh sống và gắn bó nơi đây từ rất lâu đời. Họ đã xây dựng những tập tục, truyền thống văn hóa lâu đời, tất cả họ hàng và người thân đều sống nơi
đây, họ đã quen với các hoạt động sản xuất và nếp sinh hoạt tại đây. Tất cả những
yếu tố này đã tạo thành “cộng đồng” gắn kết những người dân với nhau. Do đó, bất cứ một sự thay đổi nào xảy ra cũng có thể làm thay đổi và xáo trộn đời sống của
người dân nơi đây.
Bảng 3.8 cho thấy, có nhiều lý do để các hộ gia đình gắn bó lâu dài với mảnh
đất mà họ đang sống. Trong đó, 24,2% hộ gia đình gắn với nơi đây bởi vì có gia đình và người thân đang sống cùng. Một lý do quan trọng không kém là điều kiện
sống tốt, được chọn bởi 22,7% hộ gia đình, trên 18% số hộ cho rằng nơi đây có mối quan hệ hàng xóm tốt và quen với tập quán văn hóa và 16% hộ gia đình gắn bó với
nơi đây bởi vì đây là nơi chơn nhau cắt rốn của họ.
Bảng 3.8. Lý do gắn bó với nơi ở cũ trước khi thu hồi đất
Lý do gắn bó với nơi ở cũ Hộ Tỷ lệ
Là nơi chôn nhau cắt rốn 72 16.0%
Mối quan hệ hàng xóm gắn bó 82 18.2%
Gia đình và người thân sống nơi đây 109 24.2%
Quen với tập quán, văn hóa 85 18.9%
Điều kiện sống tốt 102 22.7%
Tổng cộng 450 100.0%
Nguồn: Số liệu điều ra.
Mặc dù các hộ gia đình được phỏng vấn cho biết họ muốn định cư lâu dài tại
nơi đây, không muốn phải thay chỗ ở, tuy nhiên khi được hỏi “Khi có 1 dự án thu
hồi đất xảy ra, gia đình Ơng/Bà có ủng hộ hay khơng?”, kết quả Bảng 3.9 cho thấy,
có đến 84% hộ gia đình trả lời rằng họ ủng hộ việc thu hồi đất để thực hiện các dự
án phát triển và quy hoạch lại khơng gian đơ thị. Trong khi đó chỉ có 16% hộ gia
đình khơng đồng ý việc thu hồi đất. Điều này chứng tỏ rằng người dân sẵn sàng ủng
hộ việc thu hồi đất vì mục đích chung của cộng đồng, khơng giống như những báo
cáo trước đây của cơ quan chức năng rằng người dân thường có thái độ tiêu cực đối
Bảng 3.9. Thái độ của người dân đối với thu hồi đất
Thái độ đối với thu hồi đất Số hộ Tỷ lệ
1. Thái độ đối với thu hồi đất
Ủng hộ 126 84.0%
Không ủng hộ 24 16.0%
2. Lý do ủng hộ thu hồi đất
Thực hiện dự án phát triển là việc nên làm 29 23.0%
Dự án mang lại lợi ích cho cộng đồng 32 25.4%
Thế hệ tương lai có thể hưởng lợi từ dự án này 37 29.4%
Gia đình tơi có thể hưởng lợi từ dự án này 28 22.2%
3. Lý do không ủng hộ thu hồi đất