Ảnh hưởng của thu hồi đất đến việc làm và thu nhập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nhận dạng và ước lượng thiệt hại vô hình của người dân bị thu hồi đất dự án thảo cầm viên huyện củ chi , TPHCM (Trang 52 - 54)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Phân tích thiệt hại vơ hình của người dân bị thu hồi đất

3.4.1.4. Ảnh hưởng của thu hồi đất đến việc làm và thu nhập

Các khuynh hướng sử dụng tiền bồi thường

Bảng 3.13 thể hiện thứ tự ưu tiên trong việc sử dụng tiền đền bù cho chi tiêu của các hộ gia đình. Ưu tiên chi tiêu cao nhất là xây dựng nhà ở và mua sắm các vật dụng đắt tiền. Trong khi đó, chi tiêu cho các hoạt động tạo ra thu nhập lại không

được quan tâm đúng mức.

Cụ thể, qua mẫu điều tra ta thấy, có đến 146 hộ sử dụng tiền để xây dựng nhà

ở (chiếm 97,3%). Điều này được thể hiện rõ nét tại các hộ được khảo sát, có khá

nhiều ngôi nhà mới xây dựng rất khang trang và 76% hộ gia đình chi tiêu mua sắm các vật dụng đắt tiền phục vụ cuộc sống. Đây chính là lý do nhiều người cho rằng, nhiều hộ gia đình đã “đổi đời” sau thu hồi đất, do họ sống trong ngôi nhà khang trang với nhiều tiện nghi hiện đại phục vụ cuộc sống. Tuy nhiên, đây là tình trạng

đáng lo ngại đã và đang diễn ra tại các dự thu hồi đất trên địa bàn huyện, bởi những

khoản chi tiêu này đã chiếm một phần lớn trong số tiền đền bù, nên họ khơng cịn nhiều tiền để đầu tư vào các hoạt động sản xuất tạo ra thu nhập.

Bảng 3.13. Các hình thức sử dụng tiền đền bù

Sử dụng tiền đền bù Số hộ Tỷ lệ

Xây dựng nhà ở 146 97.3%

Mua sắm các vật dụng đắt tiền 114 76.0%

Chi cho giáo dục con em 98 65.3%

Đầu tư cho các hoạt động chăn nuôi 76 50.7%

Mua đất nông nghiệp 52 34.7%

Chia cho con cái 47 31.3%

Gởi tiết kiệm 41 27.3%

Đầu tư vào hoạt động tiểu thủ công nghiệp 19 12.7%

Đầu tư buôn bán và dịch vụ 15 10.0%

Chi đào tạo nghề để chuyển đổi 2 1.3%

Nguồn: Số liệu điều tra.

Thật vậy, chỉ có 50,7% hộ gia đình đầu tư vào các hoạt động chăn ni,

34,7% hộ gia đình dùng tiền đền bù để mua đất nông nghiệp và 22,7% hộ gia đình

Việc giáo dục và đào tạo của con em cũng được các hộ gia đình chú trọng, 65,3% hộ gia đình cho rằng họ sử dụng tiền đền bù để tiếp tục duy trì việc học tập của con em và họ muốn con cái họ được “học đến nơi đến chốn”. Đây là dấu hiệu khả quang, phần lớn các hộ gia đình đã chú trọng đến sự phát triển của thế hệ trẻ trong tương lai, bằng việc đầu tư nâng cao trình độ học vấn ngay từ bây giờ. Tuy

nhiên, việc đầu tư chuyển đổi việc làm sau thu hồi đất có vai trị quan trọng khơng kém, lại khơng được các hộ gia đình quan tâm, chỉ có 1,3% hộ gia đình sử dụng tiền

đền bù để học nghề chuyển đổi việc làm. Như vậy, một vấn đề nan giải mà các cấp

chính quyền, các nhà làm chính sách cần quan tâm giải quyết đối với các dự án thu hồi đất là sau khi sử dụng hết tiền bù, người dân sẽ sống bằng gì.

Ngồi ra, có đến 58,6% hộ gia đình sử dụng tiền đền bù để chia cho các con và gởi tiết kiệm. Đó là ngun nhân lý giải vì sau sau thu hồi đất quy hộ gia đình giảm xuống và số người nhàn rỗi, không đi làm tăng lên, vì khi bị mất đất nông nghiệp, họ chỉ biết trông chờ vào số tiền lãi gởi tiết kiệm hàng tháng- đây là dấu hiện của sự phát triển không bền vững trong tương lai.

Ảnh hưởng của thu hồi đất đến việc làm

Ngoài những ảnh hưởng của thu hồi đất đến việc làm đã thảo luận ở phần

trên, có đến 57,3% hộ gia đình cho rằng họ phải gánh chịu chi phí cơng việc cao hơn và 24,7% hộ gia đình cho rằng quan hệ xã hội và đồng nghiệp bị thu hẹp lại.

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thu hồi đất đến việc làm

Ảnh hưởng đến việc làm Số hộ Tỷ lệ

Mất việc 27 18.0%

Chi phí cơng việc cao hơn 86 57.3%

QHXH và đồng nghiệp ít hơn 37 24.7%

Nguồn: Số liệu điều tra.

Ảnh hưởng của thu hồi đất đến thu nhập

Thu hồi đất không chỉ tác động đến việc làm, mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình. Kết quả khảo sát cho thấy, quá trình thu hồi đất tác

20.0%

38.7% 41.3%

Cao hơn Khơng thay đổi Thấp hơn

Hình 3.4. Thay đổi thu nhập so với trước thu hồi đất

Nguồn: Số liệu điều tra.

Cụ thể, 20% số hộ gia đình được điều tra cho rằng thu nhập sau thu hồi đất

“cao hơn” thu nhập trước thu hồi đất. Nếu như 38,7% số hộ cho rằng thu nhập khơng thay đổi thì có đến 41,3% số hộ gia đình cho rằng thu nhập của họ thấp hơn. Đây là một tỷ lệ khá cao và đặt ra những vấn đề suy nghĩ trong việc giúp đỡ những

hộ sau thu hồi đất ổn định cuộc sống. Có thể nhận thấy rằng, những hộ có thu nhập

cao hơn đa số là những hộ sử dụng tiền vào những nguồn tạo ra thu nhập như đầu tư

vào sản xuất kinh doanh, chăn ni. Trong khi đó những hộ có thu nhập thấp hơn đa số là những hộ nghèo hay cận nghèo, do đó đặc tính “dễ bị tổn thương” nên khi sinh kế thay đổi thì đời sống của họ càng dễ lâm vào hoàn cảnh khó khăn hơn trong việc

ổn định việc làm và thu nhập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nhận dạng và ước lượng thiệt hại vô hình của người dân bị thu hồi đất dự án thảo cầm viên huyện củ chi , TPHCM (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)