Huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao sự hài lòng của khách hàng cá nhân, hộ gia đình trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đông nam á (Trang 53 - 57)

1.2.4 .1Chất lượng dịch vụ

2.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng

2.1.2.2 Huy động vốn

42

Năm Tổng huy động (tỷ đồng) Chênh lệch tăng (+), giảm (-) (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%)

2006 8,346 2007 20,249 11,903 142.62% 2008 16,729 - 3,520 -17.38% 2009 24,644 7,915 47.31% 2010 39,685 15,041 61.03% 2011 81,616 41,931 105.66%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SeABank từ 2006 đến 2011)

Tính đến hết năm 2011, huy động đạt 81,616 tỷ đồng, tăng gấp 9,78 lần so với cuối năm 2006 tương đương với tốc độ tăng của tổng tài sản. Đối với SeABank, huy động vốn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong q trình hoạt động của tồn hệ thống. Trong giai đoạn từ 2006 – 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân huy động vốn cuối kỳ trong giai đoạn 2006 - 2011 đạt 67,82%/năm, điều này cho thấy tại SeABank rất chú trọng phát triển huy động và có nhiều thành tích tốt trong công tác huy động

Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2006 – 2011

Năm Cuối kỳ Bình quân Tổng huy động (tỷ đồng) Chênh lệch tăng (+), giảm (-) (tỷ đồng) Tỷ lệ tăng (%) Tổng huy động (tỷ đồng) Chênh lệch tăng (+), giảm (-) (tỷ đồng) Tỷ lệ tăng (%) 2006 8,346 7,685 2007 20,249 11,903 142.62% 17,644 9,959 129.59% 2008 16,729 -3,520 -17.38% 17,265 -379 -2.15% 2009 24,644 7,915 47.31% 22,665 5,400 31.28% 2010 39,685 15,041 61.03% 45,012 22,347 98.60% 2011 81,616 41,931 105.66% 56,965 11,953 26.56%

43

Theo bảng 2.2 nhận thấy rằng cũng giống như tổng tài sản, nguồn vốn huy động cuối kỳ tại SeABank qua các năm đều tăng trưởng với tốc độ rất cao, riêng năm 2008 giảm 17,38% (tương đương giảm 3.520 tỷ đồng) so với năm 2007. Tuy nhiên huy động vốn bình quân tại SeABank đều tăng dần qua các năm, từ 8.346 tỷ đồng năm 2006, tăng vọt 2007 lên 20.249 tỷ đồng, đến năm 2009 đạt 24.644 tỷ đồng, năm 2010 đạt 39.685 tỷ đồng và năm 2011 đạt 81.616 tỷ đồng. Tính đến năm 2011, huy động vốn bình quân tăng 7,4 lần so với năm 2006, với tốc độ tăng bình quân là hàng năm đạt 56,77%, điều này cho thấy nguồn vốn huy động tại SeABank luôn tăng trưởng và rất ổn định. Nhận định này biểu hiện rõ trong hình 2.2 sau đây.

Biểu đồ 2.3 Huy động vốn giai đoạn 2006 - 2011

44

Qua biểu đồ huy động vốn cho thấy lượng tăng trưởng bình quân huy động các năm của Ngân hàng SeABank tăng dần đều. Hầu hết các năm lượng huy động bình quân tương đương lượng huy động cuối kỳ, duy chỉ có năm 2011, lượng vốn huy động cuối kỳ tăng cao, hơn so với huy động bình quân là 24.651 tỷ đồng. Được biết đây là nhờ sự tăng trưởng trong quan hệ huy động vốn, SeABank đã thu hút được nguồn vốn trong 02 tháng cuối năm từ các tập đồn, tổng cơng ty, tổ chức tín dụng 30.000 tỷ đồng. Năm 2008 và năm 2010, SeABank có lượng huy động bình qn cao hơn lượng huy động cuối kỳ. Điều này cho thấy việc huy động của SeABank được xuyên suốt nhiệm vụ cả năm, tăng trưởng huy động để ổn định hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

Bảng 2.5 Cơ cấu huy động vốn giai đoạn 2006 – 2011

Năm Tổng huy động (tỷ đồng) TCKT (tỷ đồng) (tỷ đồng) Cá nhân Cơ cấu TG TCKT Cơ cấu TG Cá nhân

2006 8,346 5,248 3,098 62.9% 37.1% 2007 20,249 14,859 5,390 73.4% 26.6% 2008 16,729 10,754 5,975 64.3% 35.7% 2009 24,644 14,854 9,790 60.3% 39.7% 2010 39,685 16,857 22,828 42.5% 57.5% 2011 81,616 55,841 25,775 68.4% 31.6%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SeABank từ 2006 đến 2011)

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn huy động tại SeABank trong giai đoạn từ năm 2006 - 2011 ta thấy rằng, từ năm 2008 trở về trước SeABank huy động vốn chủ yếu từ các tổ chức kinh tế, cụ thể tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế so với tổng nguồn vốn huy động luôn chiếm trên 62%, riêng năm 2007 chiếm đến 73,4%. Việc cơ cấu nguồn vốn huy động khơng cân đối, SeABank có thể gặp phải rủi ro về thanh khoản trong những tháng cuối năm khi các tổ chức kinh tế quyết tốn cơng nợ lẫn nhau, điều này có thể lý giải lý do trong năm 2008, dù huy động vốn cuối kỳ giảm 17,38% so với năm

45

2007, lượng huy động cuối năm 2008 sụt giảm số tuyệt đối 4.100 tỷ đồng từ tổ chức kinh tế so với cuối năm 2007.

Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, cộng với sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trên địa bàn, công tác huy động vốn của SeABank cũng chịu ảnh hưởng nhất định, tuy nhiên với nỗ lực và sự năng động của tập thể cán bộ nhân viên tồn hệ thống, nhìn chung cơ cấu huy động vốn từ 2009 trở đi đã chuyển biến theo hướng tăng dần tính ổn định và bền vững của nền vốn. Biểu hiện cụ thể qua sự chuyển biến của các cơ cấu huy động, cụ thể: cơ cấu tiền gửi của cá nhân từ mức 37,1% năm 2006 tăng lên 57,5% trong năm 2010. Đến cuối năm 2011, nếu khơng tính nguồn vốn huy động 30.000 tỷ trong 02 tháng cuối năm thì tỷ lệ nguồn vón huy động trong dân cư cũng chiếm khoảng 50% vốn huy động

Với định hướng ổn định và tăng trưởng nguồn vốn, việc tái cấu trúc nguồn vốn thông qua huy động từ khách hàng cá nhân là bước đi đúng đắn và cần thiết trong điều kiện hiện nay. Đạt được kết quả tăng trưởng huy động vốn cá nhân ấn tượng là do SeABank có chính sách điều hành lãi suất linh hoạt, các chương trình quảng cáo khuyến mại đa dạng, cơng tác phục vụ và tiếp thị tại quầy được thực hiện tốt. Tuy nhiên việc tăng trưởng huy động từ tổ chức kinh tế không ổn định đã phản ánh công tác bán chéo sản phẩm, bán đa sản phẩm của khối quan hệ khách hàng còn hạn chế, việc quan tâm tiếp thị các khách hàng tiền gửi chưa được đầu tư nhân lực, vật lực đúng mức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao sự hài lòng của khách hàng cá nhân, hộ gia đình trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đông nam á (Trang 53 - 57)