3.1.3.4 .Trầm tích nền đáy khu vực nghiên cứu
3.1.3.5. Thành phần thức ăn của ngao
Kết quả phân tích thành phần thực vật phù du (TVPD) trong hệ tiêu hóa của ngao thể hiện tại bảng 3.22
Bảng 3. 22. Thành phần lồi TVPD trong hệ tiêu hóa của ngao tại Giao Thủy
Lớp tảo Mùa khơ Mùa mưa
(3 - 4/2013) (7-8/2013)
Bacillariophyceae (tảo Silic) 24 19
Dinophyceae (tảo Giáp) 15 2
Chlorophyceae (tảo Lục) 0 1
Tổng số 39 22
Kết quả phân tích TVPD trong hệ tiêu hóa của ngao tại Giao Thủy, Nam Định đã ghi nhận 39 lồi TVPD trong mùa khơ và 22 lồi trong mùa mưa. Trong đó chủ yếu là các loài thuộc lớp tảo Silic chiếm tỷ lệ lớn, sau đó là lớp tảo Giáp, lớp tảo Lục chiếm tỷ lệ nhỏ. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trước đây đã nhận định, ĐVTM hai mảnh vỏ nói chung, ngao nói riêng sử dụng các lồi tảo kích thước hiển vi, vi khuẩn, protozoa và các hạt hữu cơ có kích thước nhỏ [32], [35], [90].
Kết quả nghiên cứu thành phần thức ăn trong hệ tiêu hóa của ngao cho thấy: Thành phần thức ăn tự nhiên của hai loài ngao là tương tự nhau, với mùn bã hữu cơ là chủ yếu chiếm tỷ lệ từ 80 – 90%, trong đó có cả TVPD đã mục rữa nát không thể phân loại và thực vật phù du chiếm 10 – 20%. Tỷ lệ này thay đổi theo mùa, mùa khô tỷ lệ mùn bã hữu cơ thấp hơn mùa mưa. Số lượng loài thực vật phù du trong thành phần thức ăn mùa khô cao hơn mùa mưa.
Kết quả phân tích thành phần lồi TVPD tại mơi trường tự nhiên, được thu mẫu cùng lúc thu mẫu ngao để xác định thành phần thức ăn trong hệ tiêu hóa. Kết quả thể hiện tại bảng 3.23.
Thành phần TVPD ở môi trường tự nhiên đã xác định 127 lồi vào mùa khơ và 56 lồi vào mùa mưa. Mật độ trung bình của TVPD khu vực nghiên cứu vào mùa khơ 43948 tế bào/l và mùa mưa trung bình 6345 tế bào/l.
Bảng 3. 23. Thành phần lồi TVPD trong mơi trường nước
Lớp tảo Mùa khô Mùa mưa
(3- 4/2013) (7- 8/2013)
Bacillariophyceae (tảo Silic) 79 33
Dinophyceae (tảo Giáp) 42 6
Dictyochophyceae (tảo Kim) 1 0
Cyanophyceae (tảo Lam) 2 4
Chlorophyceae (tảo Lục) 3 11
Euglenophyceae (tảo Mắt) 0 2
Tổng số 127 56
Thành phần TVPD trong môi trường và trong hệ tiêu hóa có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Do tập tính ăn lọc thụ động nên thức ăn mà ngao ăn được đều phụ thuộc vào thành phần thức ăn trong môi trường sống. Trong môi trường và trong dạ dày ngao với các loài thuộc lớp tảo Silic và tảo Giáp chiếm ưu thế, các lồi có tần xuất bắt gặp lớn và mật độ cao như Chaetoceros spp, Coscinodiscus spp.,Thalassiosira spp.,Ceratium spp.,
Navicula spp., Nitzschia spp., Skeletonema spp., v.v. Thành phần thức ăn ruột ngao có sự
tương đồng khá chặt với thành phần loài tảo sống đáy. Ngao lọc nhiều hơn các nhóm thực vật, phù du sống đáy gần nơi chúng có thể ngoi lên mặt cát và thực hiện việc lọc thức ăn [30].
Các kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần loài vi tảo vùng triều nghiên cứu rất đa dạng, mật độ vi tảo cao, hàm lượng vật chất lơ lửng cao. Đây chính là nguồn thức ăn dồi dào giúp cho ĐVTM nói chung và ngao nói riêng sinh trưởng và phát triển tốt, tạo điểu kiện thuận lợi để phát triển nuôi ngao tại Giao Thủy, Nam Định.