Chương I TỔNG QUAN
1.2. Tình hình nghiên cứu có liên quan trên thế giới
1.2.6. Những nghiên cứu về bảo tồn và phát triển bền vững
Ngay từ rất lâu các nước Bắc Mỹ, châu Âu và một số vùng khác trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của sinh học bảo tồn[74]. Sinh học bảo tồn là khoa học đa ngành được xây dựng nhằm hạn chế các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học. Các môn khoa học kinh điển, truyền thống như sinh học quần thể, sinh thái học, phân loại học, di truyền học, địa sinh học… là những nội dung cơ bản của sinh học bảo tồn [126].
Bảo tồn đa dạng sinh học đôi khi lại mâu thuẫn với nhu cầu cần thiết cho cuộc sống của con người, nên cần đến sự phát triển bền vững, tức là phát triển kinh tế thỏa mãn nhu cầu hiện tại và tương lai của con người đối với nguồn tài nguyên, nhân lực và hạn chế tối thiểu tác động của nó đến đa dạng sinh học [140]. Cơng việc bảo tồn được thực hiện ở các cấp độ khác nhau, như bảo tồn ở cấp quần thể và loài, bảo tồn ở cấp quần xã. Bảo tồn gồm các hình thức như bảo tồn nguyên vị (Insitu) và bảo tồn chuyển vị (Exsitu) [36]. Những lồi có nguy cơ tuyệt chủng thì bảo tồn chuyển vị là một phương pháp bảo vệ hữu hiệu [86]. Bảo tồn chuyển vị và bảo tồn nguyên vị là cách tiếp cận có tính bổ sung cho nhau. Những cá thể từ quần thể được bảo tồn chuyển vị sẽ được thả ra ngoài thiên nhiên, để tăng cường cho quần thể được bảo tồn nguyên vị, hoặc các quần thể chuyển vị được duy trì và gia tăng sẽ làm giảm nhu cầu khai thác ngoài tự nhiên [122].
Đối với thủy sinh vật, việc bảo tồn lưu giữ nguồn gen quý hiếm đã được thực hiện từ sớm, trên nhiều loài như cá mú (Epinephelus malabaricus), cá vàng (Carassius
auratus), cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi (Oncorhynchus mykiss), cá nheo (Silurus glanis), cá hồi trắng (Coregonus peled ), cá tầm (Acipenser ruthenus) và cá tầm trắng
(Huso huso) tôm sú (Penaeus monodon), tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei), bào ngư (Haliotis diversicolor), trai tai tượng (Tridacna maxima) hầu (Crassostrea
gigas) ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như Mỹ, Úc, Nauy, Hungary, Séc, Nhật
Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia. Việc bảo tồn đã có những thành cơng đáng kể, số lượng cá thể trong vùng bảo tồn được phục hồi và gia tăng [24]. Tuy nhiên, những nghiên cứu về bảo tồn hai loài ngao là ngao dầu (Meretrix meretrix) và ngao trắng (Meretrix lyrata) hầu như chưa được triển khai.
Nhiều cách tiếp cận cho công tác bảo tồn như thành lập các khu bảo tồn, vườn quốc gia, khu duy trì nguồn giống, khu vực cấm khai thác đã được triển khai để bảo tồn nguyên vị các quần thể, quần xã và các hệ sinh thái đạt hiệu quả. Cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học phân tử, phôi sinh học và đặc biệt là các công nghệ lưu giữ, bảo quản phôi và tinh đông lạnh giúp cho việc thành lập ngân hàng gen bảo quản các lồi ni quan trọng, lồi q hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, cũng như bảo vệ đa dạng sinh học, cũng là những cách tiếp cận để thực hiện cơng tác bảo tồn, phát triển nguồn lợi. Ngồi ra việc phát triển công nghệ sản xuất giống nhân tạo, nhân nuôi, thả bổ sung con giống ra môi trường tự nhiên làm gia tăng nguồn lợi cũng là một trong những biện pháp bảo tồn mang lại hiệu quả cao.
Song song với những biện pháp kỹ thuật, các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn lợi cũng được quan tâm nghiên cứu như mơ hình quản lý dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái, mơ hình quản lý có sự tham gia của cơng đồng ngư dân, mơ hình quản lý dựa trên hạn ngạch khai thác. Mơ hình quản lý tổng hợp vùng ven biển đã được hình thành và áp dụng đối với vùng ni ngao [112]. Mơ hình này theo quan điểm phát triển bền vững, chú ý đến bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái tự nhiên. Các cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản đang được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và kiểm chứng ở thực tiễn. Việc áp dụng vào thực tế của từng quốc gia, địa phương, khu vực cần được thay đổi cho phù hợp. Một trong những cách tiếp cận để bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản đạt hiệu quả là thiết lập các khu bảo tồn. Việc quy hoạch hệ thống cũng như thành lập các khu bảo tồn biển, ở nhiều nước trên thế giới vẫn dựa trên những nguyên tắc cơ bản do tổ chức IUCN đề xuất từ những năm 1978 và sau đó được chỉnh sửa năm 1994 cho các khu bảo tồn thiên nhiên nói chung, trong đó có các khu bảo tồn biển.
Theo IUCN 1994, có 6 kiểu khu bảo tồn biển: 1. Khu dự trữ tự nhiên biển gồm khu bảo tồn tự nhiên nghiêm ngặt (Strict natural reserves) và Khu bảo tồn tính hoang dã (Wilderness areas); 2. Vườn Quốc gia biển (Marine National parks); 3. Khu danh thắng thiên nhiên biển (Marine Natural monument) 4. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh
(Marine habitat/species management areas); 5. Khu bảo tồn cảnh quan biển và đất liền (Protected landscape/seascape areas); 6. Khu bảo tồn nguồn lợi tự nhiên (Managed
marine resources protected areas) [96]. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng của cảnh quan
biển, tài nguyên thiên nhiên biển, điều kiện kinh tế và trình độ khoa học kĩ thuật, khả năng quản lý của mỗi nước có khác nhau nên việc áp dụng các nguyên tắc, phương pháp lý luận này cũng khác nhau ở các nước. Các tài liệu hướng dẫn của IUCN cho việc thành lập các khu bảo tồn biển vẫn chỉ được coi như những định hướng, việc áp dụng cần rất linh hoạt ở mỗi nước [49], [53], [105]. Những kết quả nghiên cứu của các nước là những bài học quý trong công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi các loài đặc hữu, đặc sản đang trên đà bị suy giảm nghiêm trọng tại nước ta.