Hiện trạng nuôi ngao

Một phần của tài liệu Nguyen Xuan Thanh_ Luan an Tien si (Trang 111 - 117)

3.1.3.4 .Trầm tích nền đáy khu vực nghiên cứu

3.1.4.1. Hiện trạng nuôi ngao

- Đối tượng và hình thức ni ngao

Kể từ khi ngao trắng được di nhập và thích nghi với mơi trường vùng triều ven biển Giao Thủy, cho đến nay ngao trắng là đối tượng ni chính, chiếm 100% diện tích ni thả (60/60 số người được hỏi) và chỉ có khoảng 6,6 % (4/60) có thả thêm giống ngao dầu thu từ tự nhiên với số lượng khơng nhiều.

Hình thức ni ngao tại Giao Thủy chủ yếu là vây ni ngồi bãi triều, trong cả chu kỳ ni ngao định kỳ có những hoạt động cải tạo, phun cát vào bãi nuôi để bổ sung thức ăn,trầm tích, làm sạch bãi. Số lần phun cát bổ sung tùy thuộc điều kiện kinh tế của hộ nuôi ngao và nền đáy của bãi nuôi, nguồn cát lấy từ sông Hồng, thông thường khoảng 3 – 6 tháng phun cát một lần [66].

- Diễn biến diện tích ni ngao

Diện tích ni ngao tại Giao Thủy, Nam Định giai đoạn 2005 – 2014 thể hiện tại đồ thị hình 3.20. Diện tích (ha) 2000 1900 1800 1700 1600 1500 1400 1300 1200 1100 1000 900 800 700 600 500 400 300 200 100 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Năm

Hình 3.20. Diện tích ni ngao (ha) tại Giao Thủy từ 2005 – 2014

Nguồn số liệu: Thu thập từ các báo cáo của phịng/Sở Thủy sản, Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định từ 2005 – 2014

Các kết quả điều tra, khảo sát cho thấy diện tích ni ngao tại Giao Thủy, Nam Định phát triển nhanh trong những năm gần đây. Năm 2005 mới chỉ có khoảng 700 ha đưa vào ni ngao, đến 2010 diện tích ni ngao lên đến 1.509 ha gấp 2,15 lần so với 2005. Năm 2013 diện tích ni ngao bị giảm cịn 1410 ha, nguyên nhân diện tích bị giảm là do sau năm 2012 do ảnh hưởng của bão Sơn Tinh làm một phần vùng triều của xã Giao Xuân, Giao Lạc phía giáp sơng Vọp bị dịch chuyển về phía Nam, thành các gị cát nổi cao, khơng phù hợp để ni ngao, nên diện tích ni ngao bị mất.

Diện tích ni ngao tại huyện Giao Thủy tập trung ở các xã Giao Xuân (600 ha), Giao Lạc (456 ha), Giao Hải ( 220 ha), Giao Long (150ha). Các xã Giao An, Giao Phong, Thị trấn Quất Lâm có diện tích ni nhỏ, chỉ vài chục ha.

Hình 3. 21. Hiện trạng các vây ni ngao tại Giao Thủy (tháng 8/2014)

Kết quả điều tra cho thấy diện tích ni ngao hầu hết phát triển một cách tự phát, khi diện tích đất được hình thành do q trình bồi tụ, các hộ tự ra cắm vây ngoài vùng triều, đánh dấu lãnh thổ của hộ. Sau đó đó các đơn vị quản lý đất trên địa bàn ra thu tiền sử dụng tài ngn đất. Khi khơng cịn nhu cầu sử dụng diện tích đó nữa, các hộ tự thỏa thuận chuyển nhượng cho nhau. Khoảng cách các vây ni của các hộ sát nhau, có chỗ chỉ từ 0,5 – 1m. Việc quy hoạch và phân vùng thành các khu vực sản xuất ương giống

và khu vực nuôi thương phẩm chưa được thực hiện, do vậy rất khó quản lý và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trong quá trình sản xuất.

- Diễn biến sản lượng ngao nuôi

Sản lượng ngao tại Giao Thủy, Nam Định giai đoạn 2005 - 2014 được thể hiện tại đồ thị hình 3.22. Sản lương (tấn) 22000 20000 18000 16000 14000 12000 10000 8000 6000 4000 2000 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Năm

Hình 3. 22. Sản lượng ni ngao (tấn) tại Giao Thủy từ 2005 – 2014.

Nguồn số liệu: Thu thập từ các báo cáo của phịng/Sở Thủy sản, Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định từ 2005 – 2014

Sản lượng ngao nuôi tại Giao Thủy gia tăng trong những năm gần đây, năm 2005 sản lượng đạt 13.000 tấn, đến năm 2014 đã đạt 23.500 tăng 1,8 lần so với năm 2005. Sản lượng ngao ni tăng chậm, trong khi diện tích ni ngao tăng nhanh, vì thế năng suất ni ngao có xu hướng giảm. Trong giai đoạn 2005 – 2006, năng suất đạt 18 - 19 tấn/ha, nhưng đến nay giảm và giữ ổn định 10 - 11 tấn/ha.

Sản lượng ngao gia tăng đã đóng góp phần lớn vào sự gia tăng sản lượng ĐVTM của địa phương. Trong khi đó nguồn lợi ngao tự nhiên ngày càng giảm, khiến cho sản lượng ngao khai thác từ tự nhiên ngày càng chiếm tỷ lệ nhỏ.

-Tình hình cung cấp con giống

Kết quả khảo sát và tính tốn tại các vùng nuôi ngao tại Giao Thủy cho thấy nhu cầu giống ngao cho nuôi là rất lớn. Năm 2010 - 2011 nhu cầu con giống ngao toàn tỉnh

khoảng 12 - 15 tỷ ngao cám/năm ương để lên ngao cúc, với số lượng ngao cúc khoảng 3.000 tấn/năm. Con giống được cung cấp từ ba nguồn chính: Sản xuất giống nhân tạo; nhập từ nơi khác về; khai thác ngao giống từ tự nhiên. Tỷ lệ cung cấp của các nguồn thay đổi theo năm, phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên, nguồn sản xuất giống nhân tạo.

Từ năm 2005 tỉnh Nam Định đã đầu tư nghiên cứu, tiếp nhận công nghệ sản xuất giống ngao, nhưng thực sự nghề sản xuất giống ngao mới bắt đầu từ 2009, do công nghệ sản xuất chưa ổn định, tỷ lệ sống thấp nên chưa có nhiều sản phẩm cung cấp cho vùng ni. Đối tượng sản xuất giống hồn tồn là ngao trắng, còn ngao dầu chưa được chú ý sản xuất được. Đến năm 2011 tồn tỉnh có 04 cơ sở sản xuất giống ngao trắng, cung cấp khoảng 3 tỷ con giống ngao cám, đáp ứng khoảng 15% nhu cầu con giống. Năm 2014, do công nghệ sản xuất giống ngao từng bước đi vào ổn định, số trại giống được mở ra, tăng số cơ sở sản xuất giống là 30 trại, sản lượng ngao cám thu được 7,2 tỷ con giống ngao trắng, đáp ứng khoảng 40 - 50% nhu cầu con giống cho nuôi ngao thương phẩm. Định hướng phát triển sản xuất ngao của tỉnh, đến năm 2020 nhu cầu giống ngao cám cần thiết phục vụ cho việc nuôi từ 20 - 23 tỷ con/năm. Với nhu cầu giống như vậy, lượng ngao giống sản xuất nhân tạo so với hiện tại cịn thiếu ước tính là 13 - 14 tỷ con/năm (thơng tin từ phịng Ni trồng thủy sản - Sở NN & PTNT Nam Định).

Hình 3. 23. Sản xuất giống ngao tại Giao Thủy, Nam Định (tháng 7/2013)

- Tình hình dịch bệnh ngao

Tại Giao Thủy, số hộ nuôi bị thiệt hại do ngao chết hàng loạt có xu hướng tăng dần theo thời gian. Từ năm 2005 tại Giao Thủy hiện tượng ngao chết hàng loạt đã ảnh hưởng đến nghề nuôi, nhưng tỷ lệ số hộ bị ảnh hưởng khơng lớn, chỉ có 6,7% (4/60) số chủ vây ngao được hỏi gặp phải dịch bệnh ở ngao ni. Đến năm 2010 thì tỷ lệ này là 50%

(30/60). Trong thời gian nghiên cứu có hai đợt ngao chết trên diện rộng gây thiệt hại lớn là vào tháng 5 năm 2013 và tháng 7 năm 2015. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hộ nuôi ngao đã gặp hiện tượng ngao chết hàng loạt là 90%, với tỷ lệ ngao chết trong vây nuôi thấp nhất là 40%, cao nhất lên đến 100%.

Qua khảo sát cho thấy thực tế các đợt ngao chết trùng với các đợt nắng nóng và mưa lũ kéo dài. Năm 2013, nhiệt độ cao đột ngột ngay từ những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5. Năm 2015, đợt nắng nóng kéo dài đầu tháng 7 và mưa lũ kéo dài cuối tháng 7 đầu tháng 8.

Hình 3. 24. Ngao chết tại Giao Thủy, Nam Định (tháng 5/2013)

Các kết quả điều tra trong nhân dân cho thấy: Nguyên nhân chính gây chết ngao là do yếu tố nhiệt độ (nắng nóng, rét đậm kéo dài, thay đổi nhiệt độ đột ngột...) chiếm 95% số hộ trả lời. Ngoài ra nguyên nhân do yếu tố độ muối chiếm 91,7 % số hộ trả lời (nước mặn do nắng nóng kéo dài, nước nhạt do mưa lũ, làm thay đổi độ muối đột ngột). Nguyên nhân do môi trường ô nhiễm với tỷ lệ trả lời 65%. Nhóm nguyên nhân khác bao gồm: nước thải công nghiệp, nguồn nước thải nông nghiệp (sử dụng thuốc diệt ốc bươu vàng và nước thải từ chăn nuôi), sương mù, sương muối được nhiều người nuôi cho là nguyên nhân gây chết ngao với 93,3% số hộ trả lời. Ngoài những yếu tố tự nhiên trong vùng ni, thì mật độ ni q dày (500 – 600 con/m2) cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng ngao chết. Khi mật độ nuôi quá dày, chất lượng môi trường suy giảm hoặc thay

đổi đột ngột có thể dẫn đến một số ngao ni bị chết và khi một số con chết phân hủy thối rữa làm ô nhiễm môi trường và gây chết cho những con khác.

Các kết quả nghiên cứu này tạo cái nhìn tổng quan ban đầu để đi sâu nghiên cứu tác động của các yếu tố chính là nguyên nhân gây chết ngao hàng loạt trên cơ sở đó đề xuất phân vùng quy hoạch phù hợp với điều kiện mơi trường và sự thính ứng với đặc điểm sinh học của từng giai đoạn phát triển của ngao.

- Chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Vùng nuôi ngao huyện Giao Thuỷ khoảng trên 1500 ha bãi triều ni ngao. Trung bình mỗi năm huyện Giao Thuỷ xuất bán ra thị trường khoảng 15 - 20 nghìn tấn ngao thương phẩm. Sản phẩm chủ yếu vẫn phụ thuộc thị trường Trung Quốc, xuất bán theo tiểu ngạch. Năm 2008, sản phẩm ngao nuôi Giao Thuỷ được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu độc quyền, xuất xứ hàng hóa “Ngao Giao Thủy”. Vùng ngao ni Giao Thủy cũng được EU công nhận là vùng ni an tồn thực phẩm cấp độ B, sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu. Tuy nhiên, sản phẩm ngao thương phẩm vẫn bán ở dạng thô, chưa qua chế biến, nên giá trị sản phẩm ngao mang lại chưa cao. Do xuất bán ở dạng thô, nên sản phẩm tại địa phương khó khăn trong q trình bảo quản khi vận chuyển, bị suy giảm chất lượng và đặc biệt là dễ dàng bị ép giá bởi thị trường.

- Tổ chức sản xuất và bảo vệ nguồn lợi ngao

Hoạt động sản xuất ngao tại Giao Thủy, hiện nay đang tồn tại các hình thức sản xuất như sau: ni ngao thịt, sản xuất giống và khai thác giống tự nhiên. Các hoạt động sản xuất theo hộ, nhóm hộ gia đình với trên 2000 lao động tham gia sản xuất, với khoảng 30 trại sản xuất giống tư nhân, 780 vây nuôi ngao thương phẩm, trong đó có nhiều vây ni có diện tích nhỏ (0,2 – 0,5 ha). Các hoạt động này mang tính tự phát, chưa được qui hoạch chi tiết và hợp lý. Vùng đất sản xuất ngao chưa xây dựng một bản đồ chi tiết phân vùng, quản lý và sử dụng tài nguyên đất.

Mùa vụ thả giống ngao tại Giao Thủy Nam Định từ tháng 3 đến tháng 7, trong đó tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 6 (chiếm 70%). Phần lớn (90%) các hộ nuôi ngao ở Giao Thủy là kết hợp ương nuôi từ con giống đến nuôi thương phẩm. Khoảng 4% số hộ chỉ chuyên ương giống và 6,6% số hộ chỉ chuyên nuôi thương phẩm, điều này phụ thuộc vào đặc điểm địa hình của vây ni.

Hình thức ni ngao tại Giao Thủy vẫn chủ yếu ni theo hình thức dùng cọc và lưới polyetylen quây tại bãi triều, từ năm 2010 xuất hiện hình thức ni mới là ni ngao trong ao đất. Tại những ao nuôi tôm trước đây kém hiệu quả, người dân đã ương nuôi ngao giống và ngao thương phẩm, kết quả rất khả quan, mở ra một hình thức ni mới. Đây là hình thức ni mới cần có những nghiên cứu để đưa ra các cơ sở khoa học cho hình thức ni này và trước khi áp dụng nhân rộng trong nhân dân.

Công tác phân công, phân cấp quản lý đất sản xuất ngao giữa huyện và xã chưa cụ thể. Việc tổ chức quản lý vùng triều giữa các xã cũng không thống nhất và đồng bộ. UBND xã chưa có kế hoạch quản lý và thúc đẩy sản xuất phát triển đi đôi với bảo vệ tài ngun. Chính quyền huyện, xã chưa có tiếng nói chung với cộng đồng trong đánh giá hiện trạng ni ngao và xây dựng các thể chế, chính sách phát triển nghề nuôi ngao ổn định, bền vững.

Những năm gần đây khi nguồn lợi bị suy giảm nghiêm trọng, dịch bệnh liên tục xảy ra thì cơng tác bảo vệ nguồn lợi tự nhiên mới bắt đầu có sự chú ý. Tuy nhiên, việc thu hồi diện tích đất lấn chiếm, tự phát vây ni ngao để quy hoạch lại gặp nhiều khó khăn. Khai thác nguồn lợi ngao một cách tự do, khơng có sự kiểm tra giám sát. Thực trạng này đang diễn ra khá phức tạp do thiếu cơ chế phân định trách nhiệm thực thi quy hoạch rõ ràng giữa các tổ chức được giao quản lý đất đai trên địa bàn là UBND huyện Giao Thủy, Ban quản lý VQG Xuân Thủy và UBND các xã ven biển.

Để nghề sản xuất ngao phát triển bền vững, trong thời gian tới cần rà soát triển khai quy hoạch chi tiết vùng nuôi ngao, dựa trên các luận cứ khoa học. Đồng thời công tác quản lý nhà nước được phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cơ quan quản lý và xây dựng cơ chế phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Nguyen Xuan Thanh_ Luan an Tien si (Trang 111 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w