Chương I TỔNG QUAN
1.2. Tình hình nghiên cứu có liên quan trên thế giới
1.2.5. Những nghiên cứu về di truyền, dịch bệnh
Việc phát triển diện tích ni ngao ồ ạt, thiếu quy hoạch, suy thoái nguồn giống, bệnh dịch, lai cận huyết, địch hại đã xảy ra gây thiệt hại lớn cho sự phát triển nuôi ĐVTM hai mảnh vỏ. Từ yêu cầu của thực tiễn, các nghiên cứu về di truyền, bệnh dịch, địch hại cũng đã được quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đã được công bố. Bằng công nghệ sinh học phân tử mối quan hệ của 6 loài thuộc giống Meretrix ở 12 quần thể ngao đã được xác định trên cơ sở sử dụng 12 loci khác nhau. Phương pháp đánh dấu phân tử để xác định nguồn gốc loài đã được đề xuất sử dụng là hướng đi mới nhằm nhận biết, phân loại ngao một cách chính xác [77]. Yang Qing et al (2011) đã phân tích được gen khác nhau của chất ức chế vi khuẩn từ ngao dầu. Chất ức chế này có khả năng chống lại sự nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra trên ngao, nâng cao khả năng miễn dịch. Đây là hướng nghiên cứu phòng trị dịch bệnh hữu hiệu [143]. Các thơng số di truyền cho các tính trạng sinh trưởng của ngao trên cơ sở sử dụng phương pháp Bayesian, với việc đánh giá đa tính trạng được sử dụng cho chương trình chọn giống đã mang lại hiệu quả cao, chọn tạo ra được các phẩm giống có tốc độ sinh trưởng nhanh [136]. Với việc sử dụng phương pháp đánh dấu phân tử DNA, Yamakawa et al (2012) đã chứng minh được rằng có sự lai tạo khác lồi giữa hai lồi
ngao là Meretrix lusoria là loài bản địa tại Kanonji Yoshinogawa - Nhật Bản với loài
Meretrix petechialis được di giống từ Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên vào Nhật Bản. Việc
lai tạo này gây xáo trộn di truyền, đang đe dọa nghiêm trọng đến nguồn lợi Meretrix lusoria ngồi tự nhiên, có nguy cơ mất hẳn tại đây nếu loài ngoại lai Meretrix petechialis khơng
được kiểm sốt chặt [142]. Các quần thể hầu ngoài tự nhiên Crassostrea gigas và
Crassostrea angulata tại Bồ Đào Nha cũng được phát hiện có sự lai tạo với nhau
[94]. Từ kết quả nghiên cứu này tác giả khuyến cáo cần phải giữ các quần thể hầu riêng rẽ để tạo vật liệu di truyền cho việc lai tạo, đồng thời đóng góp sự hiểu biết về sự tiến hóa của giống hầu Crassostrea đang cịn tranh luận trong cơng tác phân loại.
Về vấn đề bệnh ĐVTM cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Một số bệnh đã được đặt tên và tác nhân gây bệnh đã được phát hiện. Bệnh Perkinsus, bệnh Microcytosis, bệnh Bonamiosis được xác định do tác nhân là ký sinh trùng, trong đó đáng chú ý là bệnh Perkinsus do nhóm ký sinh trùng đơn bào có tên là Perkinsus spp.
ký sinh trên nhiều lồi thân mềm, trong đó có ngao [69], [71], [78],[125]. Ngao bị nhiễm
Perkinsus spp. nặng thường có các nốt mụn trắng sữa ở màng áo và các biểu mô ở mang
[69],[78]. Bệnh do Perkinsus spp. thường gây tỷ lệ chết cao và gây thiệt hại lớn cho nghề ni ĐVTM hai mảnh vỏ [133]. Vì vậy tổ chức sức khỏe động vật thế giới đưa vào danh sách các tác nhân gây bệnh cần phải báo cáo [120].
Bệnh Quahog Parasite Unknown (QPX – Bệnh không biết mầm bệnh) một loại bệnh phố biến, gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi ĐVTM hai mảnh vỏ, nhất là loài ngao Mercenaria mercenaria ni tại Mỹ. Bệnh phát triển và có hoạt lực mạnh gây chết nhiều ngao khi ở nhiệt độ thấp (130C). Ở 130C bệnh này gây chết hơn 70% ngao sau 4 tháng ni, trong khi đó ở điều kiện ấm hơn (210C và 27 0C), bệnh này chỉ gây chết ít 10% ngao [125]. Bệnh QPX được cho là do một nhóm ký sinh trùng đơn bào có kích thước hiển vi gây ra cho ngao. Bệnh QPX là nguyên nhân gây chết ngao nhanh chóng và với tỷ lệ lớn (80 -95%) ngao nuôi tại Mỹ, nhất là ở những vùng nuôi với mật độ cao [66]. Do đặc tính ăn lọc nên nhiều loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến trong nước biển thuộc nhóm Vibrio, Pseudomonas, Flavobacterium và Bacillus được tìm thấy trong ĐVTM hai mảnh vỏ. Vi khuẩn xâm nhập
vào các cơ quan bị tổn thương và gây bệnh [90],[92]. Một số bệnh vi khuẩn đã được nghiên cứu như bệnh vòng trịn nâu (BRD) ở ngao do các lồi vi khuẩn Vibrio tapetis, Vibrio
predominant tấn công, biểu hiện bệnh là một lớp lắng đọng màu nâu giữa màng áo và viền
vỏ, sau đó lan rộng, bệnh này làm chết nhiều 16
ngao, được phát hiện và là nguyên nhân gây suy giảm sản lượng ngao tại Pháp [90]. Ngoài ra bệnh vi khuẩn do nhóm Vibrio cịn có bệnh gây chết mùa hè “summer mortalities” được phát hiện do tác nhân gây bệnh là Vibrio splendidus bệnh thường xuất hiện vào mùa hè và gây chết đến 50 – 60%. Ngồi ra bệnh cịn phát sinh bởi nhiều nguyên nhân khác nữa như thay đổi các yếu tố môi trường do thủy triều, do mưa lũ, do sinh vật bám, địch hại và nguồn giống, mật độ [88], [89].