Khái toán kinh tế của mơ hình

Một phần của tài liệu Nguyen Xuan Thanh_ Luan an Tien si (Trang 124 - 127)

TT Nội dung Ngao dầu Ngao trắng Ghi chú

1 Chi phí cải tạo 5.000.000 đ 5.000.000 đ 2 Lưới cọc 10.000.000 đ 10.000.000 đ

Ngao dầu giống 2.500 kg, giá 3 Con giống 75.000.000 đ 46.000.000 đ 30.000đ/kg, Ngao trắng giống

2.300 kg, giá 20.000đ/kg 4 Trông coi 30.000.000 đ 30.000.000 đ

5 Thuế bãi 500.000 đ 500.000 đ

6 Chi phí khác 5.000.000 đ 5.000.000 đ 7 Tổng chi phí 125.500.000 đ 96.500.000 đ

Ngao dầu thương phẩm giá 8 Tổng thu 192.500.000 đ 128.750.000 đ 25.000 đồng/kg. Ngao trắng

thịt giá 12.500 đồng/kg 9 Lợi nhuận của 67.000.000 đ 32.250.000 đ

mơ hình

10 Lợi nhuận tính 268.000.000 đ 129.000.000 đ trên ha/năm

Kết quả thực hiện mơ hình ni hai lồi ngao thành công, đạt lợi nhuận khá cao với ngao dầu 268 triệu đồng/ha/năm, ngao trắng 129 triệu đồng/ha/năm. Các kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn triển khai mơ hình ni hai lồi ngao tại Giao Thủy, Nam Định có thể khẳng định: Trong cùng điều kiện ni, ngao dầu có khả năng sinh trưởng nhanh và cho hiệu quả kinh tế cao hơn ngao trắng. Tuy nhiên, hiện nay ngao dầu vẫn chưa được đưa vào nuôi đại trà như ngao trắng do một số nguyên nhân: 1) Nguồn giống ngao dầu chưa chủ động, còn thiếu rất nhiều, trong khi nguồn lợi tự nhiên đang ngày càng bị cạn kiệt, chưa có nguồn con giống từ sản xuất nhân tạo; 2) Ngao dầu khó ni, địi hỏi cần có kỹ thuật ni tốt hơn, việc ni có sự rủi ro lớn hơn so với ngao trắng vì ngưỡng độ muối của ngao dầu hẹp hơn. Ngao dầu có khả năng di chuyển mạnh khi môi trường biến động, tỷ lệ chết cao khi môi trường thay đổi đột ngột; 3) Sức sinh sản của ngao dầu thấp hơn ngao trắng nên việc sản xuất giống nhân tạo có chi phí lớn hơn, con giống tự nhiên ít hơn, khả năng tái tạo quần đàn ngoài tự nhiên chậm hơn.

Muốn phát triển ni ngao dầu cần có những nghiên cứu quản lý nguồn giống tự nhiên thật tốt, phát triển công nghệ sản xuât giống nhân tạo để có thể chủ động con giống phục vụ phát triển sản xuất. Đồng thời quy hoạch vùng nuôi bảo tồn, nghiên cứu công nghệ nuôi thương phẩm phù hợp với đặc điểm sinh học của ngao dầu (chú trọng yếu tố độ mặn ổn định và đặc tính di chuyển mạnh) để làm tăng tỷ lệ sống, tăng năng suất, sản lượng của ngao.

Mơ hình thực hiện thành cơng cho thấy mặc dù mơi trường vùng ni có những thời điểm, yếu tố không phù hợp, nhưng với việc thực hiện nghiêm túc kỹ thuật nuôi từ việc lựa chọn địa điểm nuôi phù hợp, cải tạo bãi nuôi tốt, thả giống với mật độ và kích cỡ hợp lý, chăm sóc quản lý tốt, cách quản lý có sự tham gia của cộng đồng để cùng nhau quản lý vùng nuôi, chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật ni, đầu ra cho sản phẩm thì việc ni ngao sẽ mang lại hiệu quả cao.

3.1.5.2. Mơ hình quản lý giám sát sự phát triển nguồn lợi ngao dầu

Các kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học cho thấy nguyên nhân ngao dầu suy giảm nguồn lợi là do việc khai thác quá mức, tùy tiện, thiếu sự quản lý giám sát, mơi trường vùng ven bờ có sự thay đổi đột ngột và có dấu hiệu ơ nhiễm, trong khi đặc điểm sinh sản, ngưỡng thích nghi sinh thái của ngao dầu kém ưu thế hơn ngao trắng. Để có cơ sở thực tế vững chắc, tại địa điểm có ngao dầu phân bố tương đối tập trung ngoài tự nhiên, chúng tơi tiến hành thực hiện mơ hình quản lý, giảm sát nguồn lợi nhằm đánh giá một

cách tổng thể, làm căn cứ để đề xuất phương hướng và các giải pháp bảo tồn loài ngao dầu bản địa tại vùng nghiên cứu một cách hiệu quả và khả thi. Với cách tiếp cận quản lý có sự tham gia của cộng đồng. Thơng qua mơ hình, các nhà quản lý các cấp tại địa phương, cộng đồng ngư dân tham gia giám sát mơ hình có điều kiện hiểu hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bảo tồn. Đồng thời, những người tham gia mơ hình có điều kiện trực tiếp thực hiện các kỹ thuật bảo tồn và đánh giá nguồn lợi ngao qua các lần giám sát. Đây là những minh chứng thực tế thuyết phục các nhà quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng ngư dân địa phương đầu tư thực hiện công tác bảo tồn, phục hồi và phát triển nguồn lợi ngao dầu, một nguồn gen bản địa quý đang có nguy cơ ngày càng mất dần.

- Lựa chọn địa điểm thực hiện mơ hình

Sau khi điều tra khảo sát ngồi thực địa, trao đổi, thảo luận và nhận được sự đồng thuận cao của các bên tham gia thực hiện mơ hình (Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định, Phịng NN & PTNT huyện Giao Thủy, Đồn biên phòng, Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Hội nuôi nhuyễn thể Giao Thủy, UBND xã Giao Xuân, cộng đồng ngư dân ni ngao). Diện tích thực hiện mơ hình 2 ha, được cắm phao tiêu, trông coi, bảo vệ, khơng cho người dân vào khai thác tự do.

Tiêu chí lựa chọn địa điểm thực hiện mơ hình: là khu vực xa bờ, thường xuyên ngập nước, ít chịu ảnh hưởng từ đất liền, các yếu tố mơi trường ít có sự biến đổi đột ngột. Điều kiện môi trường nền khu vực thực hiện mơ hình với chất đáy là cát - bùn với tỷ lệ 68% cát, 32% bùn; pH trung bình 8,3; độ muối biến động từ 17 - 28‰, DO > 5 mgO2/l. Vùng triều có Ngao dầu phân bố tự nhiên tương đối tập trung. Việc trông coi bảo vệ, đi lại theo dõi giám sát được dễ dàng, thuận tiện.

Thời gian thực hiện mơ hình quản lý, giám sát nguồn lợi: Từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015

Kết quả thực hiện mơ hình giám sát nguồn lợi ngao dầu

Mơ hình được trơng coi, bảo vệ trong suốt quá thời gian thực hiện, khơng có hiện tượng khai thác nguồn lợi ngao của ngư dân. Thông qua các lần giám sát sẽ đánh giá được nguồn lợi ngao, qua đó sẽ xác định được hiệu quả của mơ hình. Kết quả của các lần giám sát nguồn lợi ngao dầu tại mơ hình thể hiện tại bảng 3.29.

Một phần của tài liệu Nguyen Xuan Thanh_ Luan an Tien si (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w