Chương I TỔNG QUAN
1.3. Tình hình nghiên cứu có liên quan tại Việt Nam
1.3.2 Các nghiên cứu về dinh dưỡng, sinh trưởng
Ngao là loài ăn lọc thành phần thức ăn tự nhiên của ngao là mùn bã và các mảnh vụn hữu cơ lơ lửng trong nước chiếm khoảng 75 - 90%, thực vật phù du chiếm tỷ lệ thấp khoảng 10-25% về số lượng cũng như tần số bắt gặp, chủ yếu là tảo silic (tảo khuê) gặp khoảng 44 loài tảo, chiếm 93,18% thuộc ngành Bacillariophyta và các lồi cịn lại thuộc các ngành Pyrrophyta và Cyanophyta [32], [35].
Trương Quốc Phú thu mẫu năm 1994 – 1995 nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của ngao (Meretrix lyrata) cỡ 2000 con/kg ở vùng biển Gị Cơng Đơng - Tiền Giang đã kết luận ngao có tốc độ sinh trưởng khối lượng nhanh hơn tốc độ sinh trưởng về chiều dài. Tốc độ sinh trưởng phần thân mềm chậm hơn tốc độ sinh trưởng phần vỏ. Ngao có tốc độ sinh trưởng thay đổi theo mùa, sinh trưởng nhanh trong giai đoạn từ tháng 5 – 9, khi nhiệt độ ấm độ muối ổn định và sinh trưởng chậm từ tháng 10 đến tháng 4. Các yếu tố môi trường như độ muối, nhiệt độ, sóng, gió, hàm lượng vật chất làm thức ăn tương quan chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng của ngao [32]. Ngao một năm tuổi trọng lượng cá thể đạt 5 -7g, sau bốn năm tuổi có thể đạt tới 120g. Thời gian đầu ngao lớn nhanh về sau chậm dần [11]. Nhân tố chính ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng là độ muối, sóng gió, hàm lượng chất lơ lửng trong nước.Trong điều kiện tương đối thuận lợi, thời gian từ khi ngao được sinh ra đến lúc thu hoạch là 18 - 20 tháng [11], [32], [65]. Việc ni ngao
trắng có bổ sung chế phẩm sinh học chứa các vi khuẩn có lợi phân hủy mùn bã hữu cơ, ngao đạt tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống cao hơn so với bình thường [43].