Hệ thống ứng dụng CNTT trong ngành thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp trường hợp tại chi cục thuế quận tân bình (Trang 30 - 31)

5 ngày làm việc thực tế Nếu cần thêm thời gian

1.6.2 Hệ thống ứng dụng CNTT trong ngành thuế

Tin học ngành thuế [7] có tên chính thức vào năm 1991. Trải qua nhiều năm vừa xây dựng, vừa phát triển, đến nay ngành thuế đã có được một hệ thống CNTT tương đối hiện đại với hệ thống mạng, thiết bị, hệ thống truyền thông cùng hệ thống phần mềm ứng dụng chuyên ngành không những đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành thuế mà cịn hỗ trợ phục vụ NNT trong tồn xã hội. Tuy nhiên để đáp ứng

yêu cầu cải cách và hiện đại hóa ngành thuế trong thời gian tới thì địi hỏi CNTT ngành thuế phải nâng lên hơn nữa cả về cơ sở vật chất kỹ thuật lẫn phần mềm ứng dụng chuyên ngành, cũng như các dịch vụ hỗ trợ NNT, giúp NNT thực hiện nghĩa vụ thuế ngày càng nhanh chóng và thuận tiện.

Từ ngày 01/7/2007, ngành Thuế có sự thay đổi lớn về tổ chức bộ máy cũng như cơ chế quản lý thuế. Công tác quản lý thuế chuyển đổi sang cơ chế mới, NNT tự tính thuế, tự kê khai và tự nộp thuế, cơ quan thuế tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT và tăng cường kiểm tra thuế (gọi tắt là cơ chế tự khai – tự nộp). Cơ cấu tổ chức bộ máy ngành Thuế cũng chuyển đổi theo 4 chức năng chính của cơng tác quản lý thuế, bao gồm: tuyên truyền hỗ trợ, quản lý kê khai và kế toán thuế, quản lý thu nợ thuế và kiểm tra thuế. Tất cả các quy trình quản lý thuế cũng như quy trình hỗ trợ NNT, kê khai và kế tốn thuế, quản lý nợ, kiểm tra thuế đều được sửa đổi, bổ sung theo các quy định mới của Luật quản lý thuế.

Hệ thống phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý thuế cũng được xây dựng thêm ứng dụng mới, nâng cấp một số ứng dụng hiện có để đáp ứng phục vụ Luật quản lý thuế và đáp ứng 4 chức năng quản lý thuế, chẳng hạn như:

 Hỗ trợ kê khai thuế bằng mã vạch (chương trình HTKK), nhận tờ khai bằng mã vạch (chương trình NTK), nhận và trả hồ sơ thuế một cửa (chương trình QHS), Website ngành thuế, Kiosk thông tin

 Hỗ trợ chức năng quản lý kê khai và kế tốn thuế: chương trình ứng dụng đăng ký thuế (TINC), chương trình quản lý thuế cho DN (QLT)

 Quản lý thu nợ (chương trình QTN)

 Hỗ trợ chức năng kiểm tra: chương trình phân tích tình trạng thuế (QTT), chương trình báo cáo tài chính (BCTC), chương trình hỗ trợ kiểm tra (TTR)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp trường hợp tại chi cục thuế quận tân bình (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)