Kiểm tra thuế ở một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp trường hợp tại chi cục thuế quận tân bình (Trang 32 - 38)

5 ngày làm việc thực tế Nếu cần thêm thời gian

1.7 Kiểm tra thuế ở một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Việt Nam

Những năm cuối của thế kỷ XX chúng ta đã chứng kiến q trình tồn cầu hố kinh tế diễn ra mạnh mẽ, sâu sắc chưa từng có trong lịch sử, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học-cơng nghệ. Một trong những đặc trưng nổi bật là sự vượt trội của CNTT: công nghệ Internet ra đời và phát triển nhanh chóng, trở thành cơng cụ quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển quá trình "điện tử hố" - từ thương mại điện tử, thanh tốn điện tử,...đến Chính phủ điện tử trên tồn cầu. [8]

Ngày nay, điện tử hoá càng trở thành xu hướng chủ yếu trong phương thức kinh doanh quốc tế. Các DN đã và đang chuyển từ phương thức kinh doanh truyền thống sang phương thức trao đổi cung ứng trên Internet - thương mại điện tử. Các quốc gia đang tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng thơng tin hố, tri thức hoá, tham gia vào kết mạng toàn cầu, phổ cập Internet. Đồng thời với sự thay đổi đó là việc xây dựng Chính phủ điện tử: các nước phải đặc biệt coi trọng việc điện tử hố cơng tác quản lý thuế (còn gọi là hiện đại hố cơng tác quản lý thuế). [8]

Khảo sát kinh nghiệm từ các quốc gia trong hiệp hội SGATAR (gồm Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapor, Malaysia, Thái Lan, Philippin, Việt Nam, Hồng Kông, Indonexia, New Zeland) cho thấy mơ hình

hiện đại hố cơng tác quản lý thuế bao gồm 4 thành phần chủ yếu: Chiến lược, tổ chức nhân sự, quy trình tác nghiệp và cơng nghệ, [8] trong đó:

Chiến lược: đề ra mục tiêu, chương trình và kế hoạch thực hiện cụ thể, rõ

ràng và thống nhất gắn với từng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong cơ quan thuế.

Tổ chức nhân sự phải thay đổi phù hợp với mục tiêu mới; nhận thức mới,

phong cách làm việc mới, tập trung đào tạo kỹ năng chuyên sâu, phương pháp nghiệp vụ mới cho tất cả cán bộ thuộc cơ quan thuế.

Quy trình nghiệp vụ phải thay đổi theo hướng hiện đại, quản lý bằng kỹ

thuật rủi ro.

Công nghệ phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, phù hợp với

trình độ quản lý tổ chức của cơ quan thuế và trình độ kỹ năng của cán bộ thuế. Trong quá trình tiến hành cải cách và hiện đại hố cơng tác quản lý thuế, các quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc SGATAR đều đặt trọng tâm vào việc hiện đại hoá công tác kiểm tra thuế:

* Về mục tiêu

Hiện đại hố dựa trên kỹ thuật phân tích quản lý các khả năng thất thu về thuế (còn gọi là quản lý rủi ro) để đổi mới nội dung, phương pháp và tổ chức hoạt động kiểm tra, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật ở mức độ cao, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra thuế.

* Về nội dung hiện đại hoá

Cùng với việc tin học hoá ngành thuế, hệ thống kiểm tra thuế được trang bị đồng bộ hệ thống máy tính, khai thác mạng nội bộ, kết nối Internet, kết nối với hệ thống mạng của các cơ quan chính phủ (liên quan đến kiểm tra thuế).

Xây dựng hệ thống tích hợp thơng tin, dữ liệu từ DN (kê khai thuế, hoá đơn hàng hoá bán ra, báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập) và thơng tin bên ngồi (Ngân hàng, hải quan, hiệp hội ngành nghề, công an...).

Xây dựng hệ thống tiêu chí phục vụ kỹ thuật phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro. Đồng thời xây dựng các mơ hình đánh giá rủi ro theo loại hình DN, lĩnh vực kinh doanh và sắc thuế.

Đổi mới phương pháp, quy trình và chuẩn hố nghiệp vụ kiểm tra thuế. Thiết kế phần mềm ứng dụng hỗ trợ nghiệp vụ kiểm tra thuế qua các khâu thu thập dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu, phân tích xác định rủi ro, đối chiếu kiểm tra trên máy tính, lựa chọn đối tượng kiểm tra và kiểm tra tại đơn vị.

Bổ sung, sửa đổi hệ thống luật cho phù hợp với q trình xây dựng Chính phủ điện tử như: xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật về thương mại điện tử, xác nhận chữ ký điện tử, bảo vệ bí mật; giao dịch hợp đồng trong môi trường thương mại điện tử phi biên giới; thanh toán, giao dịch ngoại hối, chuyển tiền điện tử; chứng từ thanh toán điện tử, về DN cung cấp dữ liệu điện tử cho CQT; về trao đổi thông tin dữ liệu giữa các cơ quan Chính phủ...

Đổi mới tổ chức và đào tạo cán bộ.

* Về các giai đoạn hiện đại hố cơng tác kiểm tra thuế:

Nhìn chung q trình hiện đại hố cơng tác kiểm tra thuế được chia thành các giai đoạn chính [8] như sau:

- Giai đoạn 1: CQT trang bị, sử dụng máy tính để xử lý dữ liệu về thuế,

thay thế việc xử lý thủ công bởi các ứng dụng trên máy tính. Cơng tác kiểm tra thuế vẫn thực hiện theo phương pháp thủ công truyền thống.

- Giai đoạn 2: Nâng cấp hạ tầng CNTT, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu

Xây dựng phương pháp, quy trình nghiệp vụ kiểm tra thuế dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro. Triển khai thí điểm kỹ thuật và mơ hình kiểm tra mới ở một số địa phương. Thay đổi tổ chức bộ máy và đào tạo kỹ thuật chuyên sâu, phương pháp nghiệp vụ mới cho cán bộ kiểm tra thuế. Trình Nhà nước bổ sung sửa đổi các quy định phù hợp với quá trình hiện đại hố cơng tác quản lý thuế nói chung và cơng tác kiểm tra thuế nói riêng.

- Giai đoạn 3: Hồn thiện phương pháp, quy trình, kỹ thuật kiểm tra. Thiết kế các ứng dụng có tính tích hợp cao, khả năng trao đổi thông tin và xử lý dữ liệu tập trung ở mức cao. Triển khai mô hình và kỹ thuật kiểm tra mới trên tồn quốc. Tiếp tục bổ sung sửa đổi hệ thống pháp luật đồng bộ, có những nước cịn bổ sung chức năng điều tra cho kiểm tra thuế.

- Giai đoạn 4: Hiện đại hố ở mức rất cao. Khả năng tích hợp thơng tin, dữ liệu về ĐTNT ở mức cao; việc kiểm tra xác định nghi vấn, lựa chọn ĐTNT do cơng nghệ máy tính thực hiện.

Mặc dù quá trình hiện đại hố cơng tác kiểm tra thuế ở các nước có những bước đi khác nhau, nhưng nhìn chung đều phải trải qua các giai đoạn nêu trên. Hiện nay một số nước đã hoàn thành giai đoạn 3 và đang đi vào giai đoạn hiện đại hoá ở mức cao như: Hồng Kông, Nhật Bản, Australia,... Các nước Đông Nam Á và Châu Á khác đều đã tiến hành hiện đại hố cơng tác kiểm tra thuế và đang ở giữa hoặc cuối giai đoạn 2 như: Hàn Quốc, Singapor, Đài Loan, Philippin, Thái Lan, Indonexia, Malayxia, Trung Quốc...

Nói chung hiện đại hố cơng tác kiểm tra thuế là khuynh hướng phổ biến trên thế giới. Nó mang lại những lợi ích to lớn cho cả ĐTNT - giảm mạnh những chi phí tuân thủ pháp luật về thuế; cho CQT - giảm chi phí hành chính, chi phí nguồn lực, tăng chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra thuế; cho Nhà nước - đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng về thuế, phù hợp với thơng lệ quốc tế, nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và tăng thu cho NSNN.

Do đó, cơng tác quản lý thuế của Việt Nam nói chung, cơng tác kiểm tra thuế của Việt Nam nói riêng cũng không tách khỏi xu hướng chung của thế giới, của khu vực như đã nêu trên. Cơng tác hiện đại hố ngành thuế, nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế là vấn đề cần thiết hiện nay của nước ta. Vì thế Chính phủ nước ta đã ban hành QĐ về việc đề ra chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn từ 2011 đến 2020. Trong chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn từ 2011 đến 2020 cũng đề ra các mục tiêu, yêu cầu, nội dung cụ thể để từng bước tiến hành cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế phù hợp, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Cụ thể, nước ta đã và sẽ học tập kinh nghiệm của các nước ở các vấn đề sau:

 CQT đã trang bị, sử dụng máy tính cho để xử lý dữ liệu về thuế, thay thế việc xử lý thủ công bởi các ứng dụng trên máy tính; Nâng cấp hạ tầng CNTT, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ, các phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho kỹ thuật phân tích, đánh giá rủi ro. Tuy nhiên, một số công tác vẫn thực hiện bằng phương pháp thủ công. Trong tương lai sẽ phải tìm chuyên gia hoặc nhờ các chương trình ứng dụng phần mềm của nước ngồi để thiết kế các ứng dụng có tính tích hợp cao, khả năng trao đổi thông tin và xử lý dữ liệu tập trung ở mức cao.

 CQT đã xây dựng phương pháp kiểm tra thuế dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro: đưa ra bảng thang điểm chọn lựa DN lập kế hoạch kiểm tra, tổ chức tập huấn cán bộ thuế về nghiệp vụ kiểm tra. Trong thời gian tới sẽ tổ chức triển khai thí điểm kỹ thuật và mơ hình kiểm tra mới ở một số địa phương.

 Dần dần thay đổi cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự để đáp ứng kịp thời cho ngành thuế về mặt trình độ chun mơn nghiệp vụ lẫn số lượng cán bộ phục vụ công tác kiểm tra thuế (tuyển đúng người vào làm đúng việc và luân chuyển đúng vị trí, phù hợp trình độ chun mơn)

 Hồn thiện hệ thống pháp luật về thuế, tránh việc chồng chéo hay khó hiểu trong cách ban hành chính sách. Các chính sách pháp luật thuế phải phù hợp với: tình hình, diễn biến của nền kinh tế; quy mơ phát triển DN; công nghệ hiện tại.

Kết luận chƣơng

Chương 1 của đề tài đề cập khái quát những cơ sở lý luận liên quan đến kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp, nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra thuế...Ngịai ra chương này còn đề cập đến một số kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong q trình hiện đại hóa ngành thuế để nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm tra thuế phù hợp với tình hình tồn cầu hóa cũng như tình hình phát triển đa dạng của doanh nghiệp ngày nay.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp trường hợp tại chi cục thuế quận tân bình (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)