5 ngày làm việc thực tế Nếu cần thêm thời gian
3.5.1 Đối với Sở kế hoạch Đầu tƣ
Cần phải điều chỉnh, bổ sung lại quy định về việc thành lập DN
Trên thực tế, có một số DN hoạt động không hiệu quả, nhưng vẫn đăng ký thành lập thêm DN mới và không làm thủ tục giải thể DN cũ, khiến việc cấp giấy phép kinh doanh hết sức khó khăn. Với những trường hợp này, Phịng Đăng ký kinh doanh phải mất nhiều thời gian để xin ý kiến các cơ quan liên quan xem có nên tiếp tục cấp phép hay không. Điều này không đơn giản vì theo qui định, khi đăng ký kinh doanh, nếu DN đầy đủ hồ sơ thì được cấp giấy đăng ký kinh doanh.
Những hành vi gian lận chưa dừng lại ở đó, mà sẽ cịn phát triển ngày càng tinh vi hơn. Do đó cần phải có sự điều chỉnh lại các quy định cho phù hợp với tình hình phát triển phức tạp của DN hiện nay.
Theo tác giả, ngay khi cấp giấy phép kinh doanh, Sở Kế hoạch - Đầu tư nên có sự điều tra sơ khởi. Khi cấp phép phải biết được địa điểm kinh doanh, địa chỉ kinh doanh có đúng khơng (vì có trường hợp cán bộ thuế phối hợp cán bộ kinh tế địa phương để xác minh lại địa điểm kinh doanh nhưng địa chỉ đó là khơng có thật), qui mơ của DN đăng ký kinh doanh có phù hợp với vốn đăng ký hay khơng. Thậm chí, có trường hợp đăng ký kinh doanh với số vốn hàng tỷ đồng nhưng khi đến địa điểm kinh doanh thì ngay cả điện thoại bàn cũng khơng có để giao dịch. Từ đó cho thấy, sự thơng thống trong đăng ký kinh doanh, đôi khi không phù hợp cho cách quản lý, dễ tạo khe hở để các DN cố ý gian lận, lợi dụng, gây thất thoát NSNN.
Cần phải tăng cường hậu kiểm:
Theo tinh thần cởi mở của Luật DN, để thành lập DN, chủ DN chỉ cần đăng ký; việc thực sự bỏ vốn không phải là điều kiện để ĐKKD nữa. Đây là điều tốt, nhưng đi kèm với điều này thì cơng tác hậu kiểm lẽ ra phải được làm tốt hơn. Làm tốt công tác hậu kiểm không những giúp giám sát để quản lý DN, đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế cho Nhà nước, mà còn giúp cơ quan nhà nước có điều kiện để hỗ trợ các DN mới thành lập hoạt động tốt hơn. Sau khi ĐKKD, hiện nay các DN hầu như tự bươn chải hoạt động, các cơ quan nhà nước chưa có cơ chế hỗ trợ về nhiều mặt để DN từng bước phát triển. Chính vì quản lý bng lỏng, dẫn đến tình trạng DN thành lập để mua bán hoá đơn, lừa đảo... sau đó thì mất tích. Một vấn đề khác liên quan đến việc DN mất tích là trình tự thủ tục giải thể, hay phá sản chưa quy định cụ thể, rõ ràng, thiếu tính khả thi nên có DN “chết” nhưng khơng thấy có “cáo phó”. [9]
Để khâu “hậu kiểm” thực thi tốt thì vấn đề hiểu đúng các quy định đặc thù của địa phương cũng không kém phần quan trọng. Ví dụ, để các khu rừng cấm được bình yên, để an ninh trật tự cơng cộng được đảm bảo, chính quyền địa phương hồn
tồn có thể quy định một địa điểm kinh doanh Karaoke hoặc quán nhậu phải cách trường học bao xa, ở khu vực nút giao thông không thể mở siêu thị, muốn mở nhà hàng thì phải có chỗ đủ để xe, khu vực này khơng được lập cơ sở sản xuất, chế biến, ngành này được ĐKKD nhưng phải có điều kiện...Những quy định này có thể ảnh hưởng đến người kinh doanh nhưng không hạn chế quyền kinh doanh của công dân. Kinh doanh phải theo pháp luật, pháp luật có nhiều cấp độ và các quy định của địa phương cũng nằm trong hệ thống pháp luật mà DN phải tuân thủ. Vấn đề là, hiện nay nhiều địa phương vẫn chưa xác định được chuẩn mực trật tự để ban hành thành quy định và công bố rộng rãi cho mọi người được biết. Do vậy mới xảy ra tình trạng hơm nay chỗ này dừng ĐKKD cái này, mai dừng ĐKKD cái kia làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường luật. [9]
Công tác “hậu kiểm” không chỉ đơn thuần nhằm phục vụ cho việc quản lý nhà nước, mà còn nhằm phục vụ dự án, phục vụ DN phát triển, nên cần có những chế định mới, công nghệ mới dựa vào những công cụ và phương tiện hiện đại, phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. Nội dung này cần được nghiên cứu bổ sung và phát triển trong các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư và Luật DN. Khơng thể khơng xót xa khi thấy một dự án bị đổ bể, một DN bị phá sản, mà kết cục là lợi ích của Nhà nước và nhân dân bị xâm hại. Do đó, một cơng nghệ “hậu kiểm” có hiệu quả cao cần được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp quy. Nếu khơng, sẽ “hịa cả làng”, sẽ khó xác định được trách nhiệm cho cá nhân tổ chức hay cơ quan nào, như nội tình phổ biến lâu nay. [9]