TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh bình dương đến năm 2016 (Trang 27 - 29)

1.2.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại

Theo PGS.TS.Nguyễn Đăng Dờn “Ngân hàng Thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các loại hình doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và cá

nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định

kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên”.

Theo luật số 02/1997/QH10 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam định nghĩa:

“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân

hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. (Điều 10 Luật tổ chức tín

dụng).

1.2.2 Các chức năng của Ngân hàng Thương mại

Nếu xét theo khía cạnh ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của NH, và những lợi ích mà NH mang lại cho nền kinh tế thì NHTM có các chức năng như:

1.2.2.1 Chức năng trung gian tín dụng

Là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM, chức năng này cho chúng ta thấy rõ nhiệm vụ chính yếu của NHTM và bản chất của NHTM. Khi thực hịện chức năng này, NHTM sẽ đóng vai trị tổ chức trung gian trong việc huy động, tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để tạo thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh và đầu tư vào các ngành kinh tế, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu về vốn tiêu dùng trong xã hội.

1.2.2.2 Chức năng trung gian thanh toán và cung ứng phương tiện thanh toán

NHTM sẽ đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua và người bán... Để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau, là nội dung thuộc chức năng trung gian thanh toán của NHTM. Nhiệm vụ của chức năng này bao gồm:

Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức và cá nhân. Quản lý và cung cấp phương tiện thanh toán cho khách hàng. Tổ chức và kiểm sốt quy trình thanh tốn giữa các khách hàng.

Chức năng trung gian thanh toán và cung ứng phương tiện thanh toán là chức năng rất quan trọng của NHTM, nó khơng những thể hiện rõ rệt bản chất của NHTM mà còn cho thấy được tính chất rất đặc biệt trong hoạt động của NHTM.

1.2.2.3 Cung ứng dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan

NHTM thực hiện chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán và cung ứng phương tiện thanh toán là hai chức năng rất quan trọng của

NHTM, chỉ cần thực hiện hai chức năng này NHTM đã mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế - xã hội. Nhưng nếu NHTM chỉ thực hiện hai chức năng này thì NHTM đã bỏ qua rất nhiều thế mạnh của mình mà các tổ chức khác khơng có được.

Các dịch vụ mà chỉ có NH mới thực hiện được một cách đầy đủ và trọn vẹn

thông qua hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp của mình (trong và ngồi nước), có quan hệ và nắm được tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng (các cơng ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân…). NH là tổ chức được trang bị hệ thống thông tin rất hiện đại, và cũng là tổ chức thu nhận và

nắm bắt được nhiều thơng tin về tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ, tỷ giá…Các

dịch vụ đó như là: dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc nội, dịch vụ kiều

hối và chuyển tiền nhanh quốc tế, dịch vụ uỷ thác (bảo quản, chi hộ, thu hộ, mua bán hộ…) dịch vụ tư vấn đầu tư cung cấp thông tin, dịch vụ NH điện tử.

Nhờ thực hiện chức năng thứ ba này mà NH đã tạo sự đa dạng phong phú cho dịch vụ của mình, làm tăng doanh thu và lợi nhuận và đặc biệt là phân tán được rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH.

1.2.3 Vai trò của Ngân hàng Thương mại trong sự phát triển kinh tế xã hội

Sau khi phân tích các chức năng của NHTM, ta thấy rằng NHTM đóng vai trị rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nền kinh tế-xã hội

của một đất nước sẽ khơng phát triển nếu như đất nước đó khơng có NHTM, quốc

gia nào có hệ thống NHTM phát triển mạnh mẽ thì quốc gia đó có nền kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ. Chúng ta có thể nói, ở đâu có hệ thống NHTM phát triển thì

ở đó có sự phát triển kinh tế xã hội. Sau đây là một số vai trò của NHTM:

Đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền

và tỷ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất

kinh doanh.

Góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu.

Đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế.

Hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh bình dương đến năm 2016 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)