Ma trận hoạch định giải pháp có thể định lượng (QSPM)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh bình dương đến năm 2016 (Trang 33 - 35)

1.3 CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN

1.3.5 Ma trận hoạch định giải pháp có thể định lượng (QSPM)

Sau khi xây dựng được ma trận SWOT thì NH đã thấy được các giải pháp cần

phải thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, do nguồn lực của NH có hạn nên NH cần phải biết được trong các giải pháp đã xác định trên thì giải pháp

nào cần ưu tiên thực hiện trước, giải pháp nào thực hiện sau, và giải pháp nào nên thực hiện sau cùng. Ma trận QSPM sẽ cho thấy một cách khách quan các nhóm giải pháp thay thế nào là tốt nhất. Ma trận này sử dụng các yếu tố đầu vào nhờ các phân tích trong các ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận IFE, ma trận

SWOT. Ma trận QSPM là công cụ giúp cho các nhà quản trị chiến lược đánh giá

khách quan các giải pháp hay các chiến lược có thể thay thế, trước tiên dựa vào các yếu tố thành công chủ yếu ở bên trong và bên ngoài đã xác định. Ma trận QSPM đòi hỏi nhà quản trị chiến lược phải có sự phán đốn bằng trực giác thật tốt.

Bảng 1.2: Ma trận QSPM

Các giải pháp có thể được chọn lựa Các yếu tố chính

Phân loại

Giải pháp 1 Giải pháp 2

Các yếu tố bên trong AS TAS AS TAS

Các yếu tố bên ngoài Tổng số điểm hấp dẫn

Cột bên trái của ma trận này gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài của NH và hàng trên cùng là các giải pháp có thể thay thế. Cột bên trái của ma trận QSPM gồm có những thơng tin lấy từ ma trận EFE và IFE. Bên cạnh cột các yếu tố thành công chủ yếu là cột phân loại tương ứng của mỗi yếu tố trong ma trận EFE và IFE. Các

bước để xây dựng một ma trận QSPM bao gồm:

Bước 1: liệt kê các cơ hội, đe doạ bên ngoài và các điểm mạnh, điểm yếu quan trọng bên trong ở cột bên trái của ma trận QSPM. Các thông tin này được lấy trực

Bước 2: phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngồi.

Bước 3: xác định giải pháp có thể thay thế từ ma trận ở giai đoạn kết hợp mà

NH nên xem xét thực hiện.

Bước 4: xác định số điểm hấp dẫn (AS), đó là giá trị bằng số biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi giải pháp trong nhóm chiến lược có thể thay thế nào đó. AS

được xác định bằng cách xem xét mỗi yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài, AS được phân như sau: 1 = không hấp dẫn, 2 = hấp dẫn đôi chút, 3 = khá hấp dẫn,

4 = rất hấp dẫn.

Bước 5: tính tổng số điểm hấp dẫn (TAS). TAS là kết quả của việc nhân số điểm phân loại ở (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng. TAS càng

cao thì giải pháp càng hấp dẫn.

Trong các giải pháp thay thế, giải pháp nào có số điểm hấp dẫn lớn nhất sẽ được NH ưu tiên thực hiện trước và lần lượt như vậy cho đến giải pháp có số điểm

hấp dẫn nhỏ nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương một, tác giả đã trình bày khái niệm về NHTM, các chức năng

của NHTM, vai trò của NHTM trong sự phát triển kinh tế-xã hội, các yếu tố ảnh

hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM, khái niệm về cạnh tranh, năng lực

cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các công cụ để giúp cho các nhà quản trị đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của NH thông qua qua trận IFE, đồng thời các

chuyên gia cũng có thể đánh giá các cơ hội và nguy cơ bên ngoài ảnh hưởng đến

NH thông qua ma trận EFE. Và cuối cùng tác giả cũng giới thiệu ma trận SWOT, ma trận QSPM để giúp các nhà quản trị NHTM xây dựng và lựa chọn các giải pháp

để triển khai cho NH của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh, và đích đến cuối

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh bình dương đến năm 2016 (Trang 33 - 35)