Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á (Trang 35 - 41)

Chƣơng 2 : Thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ tại NamABank

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua

2.2.2 Tình hình huy động vốn

Tƣơng tự nhƣ các NHTM Việt Nam khác, huy động vốn là hoạt động truyền thống của Nam A Bank. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, nguồn vốn huy động của Nam A Bank có sự tăng trƣởng qua các năm. Với hệ thống mạng lƣới hoạt động ngày càng mở rộng, lãi suất huy động đƣợc điều chỉnh phù hợp và phong cách phục vụ của nhân viên ngày càng tốt hơn, tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động của Nam A Bank rất khả quan.

Hoạt động huy động vốn của Nam A Bank đƣợc phân loại và quản lý theo nhóm khách hàng, theo thời hạn gửi và theo loại tiền huy động.

2.2.2.1. Cơ cấu vốn huy động của Nam A Bank theo đối tƣợng huy động Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động phân theo đối tƣợng

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011

Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Tiền vay NHNN - - - - - - - -

Tiền gửi, tiền vay từ TCTD trong nƣớc 1.060.000 23,59 3.379.961 35,79 3.895.361 35,13 4.243.614 33,55 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tƣ, cho vay TCTD chịu rủi ro 14.732 0,33 10.043 0,11 61.400 0,55 9.508 0,075 Phát hành giấy tờ có giá khác 0,20 0,0004 1.549.010 16,40 1.339.123 12,08 1.121.659 8,88 Tiền gửi của cá

nhân và TCKT 3.419.572 76,08 4.505.105 47,70 5.793.659 52,24 7.274.348 57,51

Tổng cộng 4.494.304 100 9.444.119 100 11.089.543 100 12.649.129 100

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008-2010 và 6 tháng đầu năm 2011

Bảng cơ cấu huy động vốn nêu trên cho thấy, xét về lƣợng thì nguồn huy động từ tiền gửi của cá nhân và TCKT qua các năm tuy có tăng đáng kể nhƣng về tỷ trọng trên tổng vốn huy động từ năm 2008 đến năm 2009 có sự giảm sút rõ rệt từ 76,08% xuống cịn 47,70%. Mặc dù từ năm 2009 đến nay tỷ trọng này đã đƣợc cải thiện, cụ thể là tỷ trọng huy động vốn từ tiền gửi của cá nhân và TCKT trên tổng vốn huy động chiếm 52,24% năm 2010 và chiếm 57,51% tính đến cuối quý II/2011, nhƣng mức gia tăng này không nhiều. Dù vậy, đây vẫn đƣợc xem là một nỗ lực của Nam A Bank vì xét trong bối cảnh cạnh tranh lãi suất huy động giữa các NHTM trong thời gian gần đây thì việc gia tăng thị phần huy động là rất khó khăn. Kết quả này là do Nam A Bank có đƣợc những điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các

sản phẩm huy động mới nhƣ: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm lãi suất linh hoạt, tiết kiệm lợi ích vƣợt trội,…sau khi hệ thống ngân hàng lõi Corebanking bắt đầu vận hành kể từ tháng 06/2010. Ngoài ra từ năm 2010 đến nay, Nam A Bank đã bắt đầu chú trọng đến các hoạt động thu hút tiền gửi từ khách hàng, cụ thể đã triển khai các chƣơng trình khuyến mãi: “Tri ân khách hàng”; “Đồng hành tiết kiệm – Tăng cao

lợi tức”; “Khuyến mãi mùa hè”; “Đón xuân – Rước lộc”; “Nhiều giao dịch – Triệu niềm vui” và “Số dư càng cao – Quà tặng càng lớn” (dành cho sản phẩm ví điện

tử). Những chƣơng trình này đã góp phần mang lại kết quả khả quan trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cƣ và các TCKT.

Cơ cấu tiền gửi đã có sự thay đổi đáng kể trong thời gian qua theo hƣớng tăng tỷ trọng tiền gửi thanh toán, giảm tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trong lƣợng tiền gửi của TCKT và dân cƣ. Cụ thể tỷ trọng tiền gửi thanh toán năm 2010 so với năm 2009 tăng từ 9% lên 29,2%, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm từ 90% giảm còn 70,6% và cơ cấu này gần nhƣ khơng đổi tính đến hết 6 tháng đầu năm 2011, trong đó tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Bên cạnh việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cƣ và các TCKT, số liệu về tình hình huy động tiền gửi, tiền vay từ TCTD trong nƣớc qua các năm cho thấy, xét về lƣợng thì trong vịng 3 năm trở lại đây Nam A Bank đã có sự huy động tăng vọt từ nguồn này với tỷ trọng ln chiếm trên 33% tổng vốn huy động.

Ngồi ra, trong năm 2009 với nỗ lực vƣợt bậc, số dƣ tiền gửi tại Nam A Bank đạt 9.444 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cuối năm 2008. Đến cuối năm 2010, tổng vốn huy động tăng lên 11.089 tỷ đồng, bằng 117,42% tổng số huy động năm 2009. Và tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2011, số dƣ tiền gửi đạt 12.649 tỷ đồng. Kết quả này thể hiện niềm tin của khách hàng đối với thƣơng hiệu Nam A Bank đã đƣợc nâng lên.

Bảng 2.3: Phân loại tiền gửi khách hàng theo đối tƣợng huy động Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 % tăng/ giảm so với 2007 Năm 2009 % tăng/ giảm so với 2008 Năm 2010 % tăng/ giảm so với 2009 30/06/2011 % tăng/ giảm so với 2010 Tiền gửi của cá nhân và TCKT 3.419.572 21,63 4.505.105 31,74 5.793.659 28,60 7.274.348 25,56 Tiến gửi của TCTD 1.060.000 (35,37) 3.379.961 218,86 3.895.361 15,25 4.243.614 8,94 Tổng cộng 4.479.572 0,629 7.885.066 76,02 9.689.020 22,88 11.517.962 18,88

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008-2010 và 6 tháng đầu năm 2011

Xét về tốc độ tăng trƣởng, nhận thấy năm 2008 là năm Nam A Bank có tốc độ tăng trƣởng thấp nhất trong các năm qua với tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng đạt 4.479.572 triệu đồng, chỉ tăng 0,63% so với năm 2007, trong đó: huy động từ thị trƣờng I (cá nhân và TCKT) là 3.419,57 tỷ đồng, tăng 21,63% và huy động từ thị trƣờng II (TCTD) là 1.060 tỷ đồng, giảm 35,37% so với năm trƣớc, tuy nhiên Nam A Bank vẫn đảm bảo thanh khoản và giữ vững an toàn trong hệ thống. Sang năm 2009, tốc độ tăng trƣởng đã có sự chuyển biến đáng kể với tổng huy động từ tiền gửi khách hàng đạt 7.885,07 tỷ đồng, tăng đến 76,02% so với năm 2008, trong đó huy động từ thị trƣờng II tăng vƣợt trội lên 218,86% so với năm trƣớc. Nhƣng từ năm 2010 đến nay, tốc độ tăng trƣởng lại chuyển hƣớng giảm nhiều so với năm 2009 (từ 76,02% xuống cịn 22,88% và tính đến hết 6 tháng đầu năm 2011 tốc độ này chỉ đạt 18,88%), trong đó cả tốc độ tăng trƣởng huy động từ thị trƣờng I và II đều giảm, đặc biệt là từ thị trƣờng II.

Nhƣ vậy đối với thị trƣờng II, tuy tốc độ tăng trƣởng giảm mạnh so với năm 2009 nhƣng nhìn chung từ năm 2010 đến nay hoạt động huy động vốn từ thị trƣờng này vẫn có những dấu hiệu khả quan. Hầu hết các NHTM trong nƣớc và các NHTM Nhà nƣớc đã thực hiện tái cấp hoặc mở mới hạn mức giao dịch với Nam A Bank, trong đó có các ngân hàng nƣớc ngồi nhƣ: HSBC, Shinhanbank,… Hạn mức giao

dịch tiền tệ và ngoại hối trong năm 2010 đƣợc xem là đầy đủ và nhiều nhất so với các năm trƣớc, đây là bƣớc tiến của Nam A Bank trong giao dịch tiền tệ và ngoại hối trên thị trƣờng liên ngân hàng. Vì vậy, từ năm 2010 đến nay thanh khoản của Nam A Bank đƣợc giữ vững, các tỷ lệ về bảo đảm an toàn trong hoạt động đƣợc duy trì theo quy định.

2.2.2.2. Cơ cấu vốn huy động từ thị trƣờng I (cá nhân và TCKT) của Nam A Bank theo kỳ hạn

Xét theo thời hạn huy động tiền gửi của khách hàng từ thị trƣờng I, Nam A Bank tiến hành huy động với nhiều kỳ hạn tƣơng đối đa dạng và linh hoạt (từ không kỳ hạn, 1 tuần,…, 1 tháng đến 36 tháng), trong đó nguồn vốn huy động ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống) chiếm tỷ trọng chủ yếu. Cụ thể, năm 2008, huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng 98,79%, trung và dài hạn chiếm 1,21% trong tổng huy động; năm 2009, huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng 99,40%, trung dài hạn chiếm 0,6% trong tổng huy động; năm 2010, huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng 85,30%, trung dài hạn chiếm 14,70% trong tổng huy động. Trong 6 tháng đầu năm 2011, tỷ trọng huy động ngắn hạn là 90,24% và tỷ trọng huy động trung dài hạn là 9,76%.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn huy động thị trƣờng I phân theo kỳ hạn

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00%

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011

Ngắn hạn Trung dài hạn

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008-2010 và 6 tháng đầu năm 2011

Từ số liệu trên cho thấy trong thời gian qua huy động vốn ngắn hạn tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao nhƣng đã có chiều hƣớng giảm, trong khi đó tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn gia tăng đáng kể. Có thể xem đây là một tín hiệu tốt trong hoạt

động huy động vốn của Nam A Bank. Dù vậy, trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động, Nam A Bank cũng cần phải đƣa ra những định hƣớng cụ thể để điều chỉnh cơ cấu huy động này sao cho phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn.

2.2.2.3. Cơ cấu vốn huy động từ thị trƣờng I (cá nhân và TCKT) của Nam A Bank theo loại tiền

Xét theo loại tiền, vốn huy động từ thị trƣờng I đƣợc cơ cấu theo hƣớng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng và phù hợp với từng thời kỳ thông qua công cụ lãi suất và tỷ giá. Hiện Nam A Bank huy động vốn với các loại tiền khác nhau: VND, vàng và ngoại tệ, trong đó tiền gửi VND ln chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể, năm 2008, huy động tiền VND chiếm tỷ trọng 82,68%, ngoại tệ chiếm 7,70% và vàng chiếm 9,62%; đến năm 2009, huy động tiền VND chiếm tỷ trọng 87,94%, ngoại tệ chiếm 4,64% và vàng chiếm 7,42%; sang năm 2010, huy động tiền VND chiếm tỷ trọng 84,08%, ngoại tệ chiếm 6,98% và vàng chiếm 8,94%. Đến thời điểm cuối quý II/2011, tỷ trọng huy động tiền VND là 83,33%, tỷ trọng huy động ngoại tệ là 8,56% và tỷ trọng huy động vàng là 8,11%.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn huy động thị trƣờng I phân theo loại tiền

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00%

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011

VND Ngoại tệ Vàng

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008-2010 và 6 tháng đầu năm 2011

Nhìn vào cơ cấu huy động vốn phân theo loại tiền của Nam A Bank trong thời gian qua, có thể thấy cơ cấu này tƣơng đối ổn định và khơng có sự tăng giảm mạnh về huy động đối với từng loại tiền qua các năm. Điều này vừa cho thấy tính chủ động của Nam A Bank trong việc huy động theo loại tiền cho phù hợp với nhu cầu

hoạt động kinh doanh, vừa thể hiện nhu cầu loại tiền vay vốn của khách hàng tại Nam A Bank khơng có sự biến chuyển lớn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á (Trang 35 - 41)