2.1 Thực trạng năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Á Châu
2.1.5 Xếp hạng sức mạnh tài chính ACB của Moody’s tháng 12/2010
Moody’s, một trong hai cơng ty xếp hạng tín nhiệm tồn cầu lớn nhất đã công bố
kết quả xếp hạng tín nhiệm sức mạnh tài chính cho 4 ngân hàng Việt Nam vào cuối năm 2010 theo đó ACB đã được đánh giá cao nhất. Các ngân hàng được xếp hạng tín
nhiệm dựa trên cơ sở sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời, các chỉ số về thanh khoản,
quản trị rủi ro tín dụng và an tồn vốn ở mức hợp lý. Vào thời điểm cuối năm 2010,
Moody’s hạ xếp hạng sức mạnh tài chính (BFSRs) của ACB và 4 ngân hàng khác xuống một bậc với một triển vọng ổn định.
Trong môi trường biến động hiện nay, với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao của
ACB và cạnh tranh gia tăng trên thị trường, việc hạ xếp hạng tín nhiệm phản ánh
những thách thức mà ngân hàng phải đối mặt với việc gia tăng vốn của mình nhằm tạo
ra một tấm đệm lớn hơn giúp ngân hàng vượt qua khủng hoảng.
Tuy nhiên, Moody’s đánh giá tình hình tài chính độc lập của ACB vẫn ở mức tốt hơn so với ngân hàng trong nước khác. ACB là ngân hàng lớn thứ năm trong hệ thống,
với thị phần chiếm 6,4% tính trên tổng tài sản.
Cơ sở để xếp hạng ACB dựa trên nguồn lợi nhuận ổn định, tỷ lệ nợ xấu thấp, khả năng thanh khoản ổn định. Bên cạnh đó, xếp hạng cịn dựa trên quan điểm tín dụng
thận trọng của ACB, các quy trình quản lý và kiểm sốt rủi ro chặt chẽ được tiếp thu từ
54
Bảng 2.16: Các mức xếp hạng của 5 ngân hàng theo đánh giá của Moody’s (Các ký
hiệu theo Phụ lục 2, 3)
Ngân hàng
Xếp hạng
trái phiếu
ngoại tệ
Xếp hạng
trái phiếu
nội tệ Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ Tiền gửi ngân hàng nội tệ BFSRs Triển vọng
ACB B1 Ba3 B2 Ba3 D- ổn định
BIDV B1 B1 B2 B1 E+ ổn định
TECHCOM B1 B1 B2 B1 E+ ổn định
VIB B2 B2 B2 B2 E+ ổn định
SHB B2 B2 B2 B2 E+ ổn định
2.2 Nhận diện các nhân tố rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu2.2.1 Rủi ro về lãi suất