LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHẨM
ERP, SCM, PLM – NHỮNG MẢNH KHUYẾT CỦA CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NAM
Suốt thời gian dài, chừng 5-6 năm, tơi đắm chìm trong việc quảng bá cho những dụng cụ CAD/CAM, máy CNC hay các loại trang thiết bị hiện đại cho các nhà máy ở Việt Nam thông qua những thảo luận trên MES Lab. Thực tế thì đây là hướng duy nhất tơi tiếp cận từ khi chính thức mở rộng dự án MES Lab ra hầu hết các ngành Công nghiệp nặng – chủ lực là Cơ khí – Tự động hóa – Luyện kim.
Giờ đây, có lẽ tơi sẽ tập trung thời gian để tìm hiểu và giới thiệu cho các mảng khác nữa, ngoài những mảng quen thuộc nói trên. Sự thay đổi mang tính nhận thực này bắt đầu từ một ngày tháng 10/2011. Đó là dịp đi đào tạo về phần mềm Aras Innovator, tôi gặp TS. Pang, Giám đốc Marketing của Zionex, một công ty cỡ vừa của Hàn Quốc, chuyên chuyển giao và phát triển các giải pháp về PLM, SCM và những mảng liên quan đến quản lý, tối ưu sản xuất và vận hành doanh nghiệp sản xuất. Chúng tơi có chọn 2 ngày làm việc chung và ông Pang đã gợi mở cho tôi nhiều điều hay về ứng dụng ERP, SCM và PLM, những hệ thống mà ở đây tôi gọi là những mảnh khuyết của Công nghiệp Việt Nam.
Hình 18.1. ERP, SCM, PLM là những mảnh ghép quan trọng trong bức tranh ứng dụng của tồn thể doanh nghiệp.
Nguồn: Wikipedia.
Tơi đã từng biết sơ qua về ERP, SCM và PLM khi còn ở trong nước, cũng đã từng học qua các khái niệm và thực hành các ngày này ở Hàn Quốc nhưng về mức độ ứng dụng trong Công nghiệp, phải thú nhận là trước khi gặp ơng Pang, tơi chưa hình dung được hết những lợi ích mà chúng mang lại.
Ơng Pang cho tơi biết, ở Hàn Quốc, các khái niệm này rất phổ biến và ERP, SCM, PLM là những hệ thống không thể thiếu đối với các doanh nghiệp cỡ lớn như Samsung, LG, Huyndai,... và hầu như được phổ cập ở những cơng ty cỡ vừa. Đã có rất nhiều đại gia trong các mảng này nhảy vào thị trường Hàn Quốc, đơn cử như Simen với NX hay Dassault Systeme với CATIA PLM.
Mảnh đất trở nên trật chội và các công ty nhỏ giờ đây cũng trở thành đối tượng để mời chào các giải pháp này. Và tạo điều kiện cho các cơng ty nhỏ này có thể tiếp cận các phương pháp trên, những công ty như Zionex của ông Pang phát triển các gói phần mềm nội địa, đơn giản hóa tính năng hoặc linh hoạt trong việc phân phối các modules nhằm hạ giá thành, hoặc tìm kiếm các phần mềm miễn phí như Aras Innovator và đảm nhận công tác đào tạo, chuyển giao công nghệ. Bức tranh thị trường thật sơi động. Có lẽ tơi nói qua một chút về lợi ích của các hệ thống ERP, SCM và PLM bên trên.
ERP (Enterprise Resource Planning), còn gọi là “Hệ thống hoạch định tài nguyên trong một tổ chức, một doanh nghiệp. Một hệ thống ERP điển hình bao gồm tất cả các chức năng cơ bản của một tổ chức. Tổ chức có thể là doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ...” (Wikipedia).
Phần mền ERP giúp thực hiện tất cả các qui trình kinh doanh. Việc tích hợp một cách xuyên suốt và từ bỏ các giải pháp đơn giản để dùng một hệ thống giúp cho Doanh nghiệp có thể quản lý, kiểm sốt và tối ưu hóa các tài ngun của mình.
SCM (Supply Chain Management), hay “Quản lý chuỗi chung”, là hệ thống cho phép
kết nối kinh doanh và sản xuất. Nó quản lý các vấn đề của doanh nghiệp từ đơn đặt hàng của khách, nguyên vật liệu, các nhà cung cấp, quá trình sản xuất, những công đoạn đang tiến hành, sản phẩm lưu kho, phân phối và điều độ máy móc... Hệ thống SCM giúp tối ưu hóa việc chế tạo và lưu chuyển sản phẩm cũng như quản lý các yếu tố đầu ra, đầu vào của quá trình sản xuất.
PLM (Product LifeCyle Management) hay “Quản lý vòng đời sản phẩm”, là hệ thống
quản lý sản phẩm liên quan đến thiết kế, sản xuất thơng tin và bảo trì. PLM cũng có thể phục vụ như các kho trung tâm cho thông tin thứ cấp, chẳng hạn như: thông tin nhà cung cấp, danh mục sản phẩm, thông tin sản phản hồi của khách hàng, kế hoạch tiếp thị, lưu trữ kế hoạch dự án và các thông tin liên quan đến vòng đời sản phẩm. PLM giúp doanh nghiệp quản lý sản phẩm cũng như những yếu tố liên quan đến nó( thơng số, vật liệu, khách hàng, quy trình, nhân sự...) cụ thể đến từng chi tiết nhỏ nhất.
Với những điểm trình bày như trên thì rõ ràng ERP, SCM và PLM có những lợi ích nhất định rất thiết thực dành cho doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, theo quan sát của cá nhân tơi, ở Việt Nam hiện rất ít cơng ty đầu tư vào các hệ thống này. Một phần lớn các ứng dụng ERP nằm ở khối các doanh nghiệp phi – sản xuất(được biểu thị như khối thương mại hay CNTT...). Tơi tự hỏi, phải chăng có thể việc các “ơng lớn” chào mời các gói giải pháp PLM với những demo hồnh tráng và kinh phí cao khiến cho doanh nghiệp có ấn tượng về sự đắt đỏ của các giải pháp này? Tôi không dám chắc về phần này nên trong các q vị độc giả, ai có thơng tin về việc xin chia sẻ để cùng thảo luận, (sụ thiếu quan tâm từ cộng đồng người dùng cá nhân phản ánh sự kém phổ biến của các hệ thống này trong các ứng dụng công nghiệp là logic suy đốn của tơi).
Thực tế thì tùy qui mơ doanh nghiệp, tơi ln tin là sẽ có giải pháp thay thế tiết kiệm hơn (thậm chí miễn phí) cho các hệ thống đắt tiền. Vấn đề nằm ở nhận thức chung về lợi ích khi triển khai các hệ thống trên.
Cơ hội dành cho các doanh nghiệp sớm bắt đầu với mảng giải pháp mới này cũng như những cá nhân đi tiên phong trong việc chinh phục và khai thác chúng.