LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHẨM
SỰ ĐƠN GIẢN TRONG THIẾT KẾ SẢN PHẨM
Bài viết này được biên tập dựa trên chương 13 của cuốn sách “The Art of Innovation” của tác giả Tom Kelley.Tuy nhiên, rất nhiều chi tiết đã được viết lại và các ví dụ được “làm mới” để phù hợp với thời điểm đăng bài cũng như gần gũi với độc giả MES Lab, hơn. Tom Kelley là anh em song sinh của David Kelley, nhà sáng lập và là CEO của IDEO, công ty thiết kế sản phẩm nổi tiếng bậc nhất thế giới.
Người ta thường dùng từ “Wet-nap interface” để mơ tả các sản phẩm mang tính đơn giản, dễ sử dụng và các nhà thiết kế cũng ln tự nhắc mình hưởng đến các thiết kế như vậy. “Wet-nap” được hiểu như chiếc khăn ướt – wet napkin – là sản phẩm mà để dùng nó, người ta chỉ cần “ Bóc – Mở - Sử dụng”.
Hình 18.17: Hộp khăn ướt là ví dụ về sản phẩm đơn giản. Nguồn twinproduction.net Sự phức tạp hay việc ơm đồm q nhiều tính năng vào sản phẩm là kẻ thù thực sự của quá trình đổi mởi, sáng tạo sản phẩm. chiếc điều khiển trong hình 18.18 nhìn rất tuyệt, nhưng chính việc có quá nhiều nút đã làm giảm bớt sự tuyệt vời của nó, nhín theo khía cạnh cơng năng sản phẩm.
Hình 18.18: Có cần q nhiều như thế này trên một chiếc điều khiển?
Hãy thử nghĩ khi bạn nằm trên sofa và xem TV, những nút bấm nào trên chiếc điều khiển bạn hay dùng nhất? Tăng giảm âm luonwjg, chuyển kênh, tắt tiếng, chuyển chế độ Video/TV và ON?OFF. có lẽ các nút kể trên nên được làm to lên và nổi bật hơn, trong khi các nút út sử dụng hoặc yêu cầu thao tác phức tạp hơn nên được nhóm lại, làm nhỏ đi hoặc nên được che bằng một lớp vỏ đóng mở được nhằm tránh cho người dùng phải phân biệt quá nhiều nút, điều dễ gây nhầm lẫn trong đêm tối. Việc phải phát hành những cuốn User‟s Manual dày cộp nhằm hướng dẫn khách hàng sử dụng những tính năng cơ bản nhất của sản phẩm cũng không phải là dấu hiệu của một thiết kế tốt (trừ trường hợp các cuốn Manual này dành cho các tính năng nâng cao, an tồn hoặc mang tính kỹ thuật cao).
Các nhà thiết kế ln phải đặt mình vào vị trí khách hàng, những người dùng sản phẩm của mình và hình dung, người ta sẽ nghĩ gì, làm gì khi lần đầu tiên tiếp xúc với sản phẩm. nhà thiết kế cũng cần hành động giống như các biên tập viên tạp chí, ln sẵn sàng cắt bỏ các yếu tố/ tính năng “thừa” của sản phẩm, những thứ khơng mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng. Bước đầu tiên của mọi thiết kế luôn phải là việc trả lời câu hỏi “Sản phẩm có thể đơn giản đến mức nào?”. Hãy xem hai sản phẩm đơn giản dưới đây. Hình 18.19 là chuột máy tính – mouse – con chuột đầu tiên của Apple, được đưa ra thị trường năm 1982.
Các chú chuột nhìn rất ngộ phải không các bạn? Ngồi việc khá “vng vức”, khác hẳn các loại chuột “mềm mại” hiện nay, chú chuột này chỉ có MỘT nút bấm, thể hiện các thao tác của chuột trái ngày này: chọn, mở,… Tại sao Apple lại thiết kế chú chuột chỉ với một nút bấm nhưu vậy? Thực tế thì trong các mẫu concept đưa ra để duyệt, có những mẫu chuột nhiều hơn một nút bấm.tuy nhiên, hãy nhìn lại thời điểm năm 1982, khi mà các loại máy tính giao diện đồ họa bắt đầu xuất hiện, người dùng bắt đầu chuyển giao diện dòng lệnh (command line, như kiểu MS – DOS) sang giao diện đồ họa và đây là cả một sự thay đổi to lớn và thói quen dùng bàn phím của người dùng được mang sang giao diện đồ họa. Người ta chưa quen với việc dùng bàn phím ít hơn và dùng thêm một thiết bị gọi là “chuột”. đây là một thách thức lớn và nếu chú chuột có quá nheieuf nút bấm, người dugnf sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong việc làm quen với nó và tất nhiên, doanh số bán sẽ giảm.
Một số ví dụ khác về sự cần thiết của thiết kế đơn giản, xin xem hình 18.20.
Hình 18.20 mô tả thiết bi khử rung tin dành cho những người bị rối loạn nhịp tim. Thiết bị này rất đơn giản, với 2 nút bấm lớn màu xanh và da cam cùng chỉ dẫn đồ họa kèm theo giọng nói. Nó giúp cho người sử dụng dễ dàng thao tác đúng công năng sản phẩm. với các thiết bị y tế như thế này, đây là điều vô cùng quan trọng, hãy tưởng tượng khi bạn đang ở tình huống khẩn cấp, bạn khơng có đủ thời gian để mở User‟s Manual!
Hình 18.20. Giao diện đơn giản của Laerdal HeartStart
Một ví dụ về việc tính đơn giản/ phức tạp của sản phẩm có thể tác động đến mức độ phổ biến của sản phẩm chính là các loại điện thoại thoogn minh – smartphones. Cách đây chừng 6 hoặc 7 năm, các điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Windows Mobile, dù được coi là “sành điệu”, “thời thượng”,….nhưng đối tượng sử dụng chúng chỉ giới hạn trong giới doanh nhân, những người đam mê công nghệ và những tay chơi điện thoại chuyên nghiệp. Lý do khơng hẳn vì chúng đắt hơn các điện thoại khác mà rào cản chú yếu đến từ việc cài đặt ứng dụng, phần mềm hay nâng cấp, bảo trì, vận hành các điện thoại này quá PHỨC TẠP. để cài một phần mềm cho điện thoại này không hề đơn giản và không phải ai cũng làm được.
Hình 18.21: Cài đặt phần mềm cho Smartphone 5,6 năm về trước.
Ngày nay thì sao? Các điện thoại thông minh, đơn cử như iPhone và điện thoại Android, ln có sẵn kho ứng dụng ở dạng “ready to install” – sẵn sàng để cài đặt – và việc cài đặt vô cùng đơn giản và trực quan, hầu như ai cũng làm được. các nút bấm, tính năng cũng được thiết kế tiện dụng, dễ hiểu hơn nhiểu. chính các tiếp cận này khiến cho điện thoại thông minh ngày nay dù giá không hề rẻ, đã trở nên rất phổ biến với mọi đối tượng sử dụng.
Qua những ví dụ trên, chúng ta đã thấy được sự đơn giản trong thiết kế có thể làm nên khác biệt lớn. nhưng để đưa được sự đơn giản đó đến với khách hàng, là cả câu chuyện dài về sự tìm tịi, sáng tạo, trăn trở của các bạn, những nhà thiết kế.