XU HƢỚNG SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG TRONG THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu Tài liệu môn học thiết kế và phát triển sản phẩm (Trang 147 - 156)

LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHẨM

XU HƢỚNG SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG TRONG THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Mở đầu

Những năm qua, xu hướng sử dụng nguồn lực cộng đồng đã lan từ các trào lưu trên mạng sang lĩnh vực thiết kế và phát triển sản phẩm. Bài viết này nhằm mục đích giới thiệu và đánh giá xu hướng này đồng thời nêu lên những điểm cốt yếu ảnh hưởng đến kết quả ứng dụng Nguồn lực cộng đồng vào thiết kế và phát triển sản phẩm. Bài viết này là tóm lược các luận văn và các bài báo tôi đã viết giai đoạn 2010 – 2011 và diễn giải những kết quả mới nhất của đầu năm 2012. Tôi đã cố gắng viết lại với ngôn từ các cách diễn đạt dễ hiểu nhất, bỏ qua các con số và cách lập luân mang tính học thuật nhằm giúp bạn đọc có thể tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng nhất.

Thiết kế và Phát triển sản phẩm là gì?

Trong cuốn sách nổi tiếng “Product Design and Development” tạm dịch là “thiết kế vào phát triển sản phẩm”, Karl Ulrich định nghĩa “Thiết kế và Phát triển sản phẩm” là như là “tập hợp những hoạt động bắt đầu bằng việc nhận thức cơ hội thị trường và kết thúc bằng việc sản xuất, bán và phân phối sản phẩm”

Một quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm gồm những bước chính sau:

 Planning – lập kế hoạch

 Concept development – phát triển mẫu Concept – mẫu khái niệm

 System level design – thiết kế ở cấp độ hệ thông

 Detail design – thiết kế ở mức độ chi tiết

 Testing and refinement – thử nghiệm và tinh chỉnh

 Product ram-up – sản xuất thử qui mô nhỏ

Đối với một công ty chế tạo, thiết kế và phát triển sản phẩm viết tắt là TK & PTSP là một trong những hoạt động quan trọng nhất. Nó là bước đầu tiên trong việc tạo ra các thương mại hóa sản phẩm, nằm trong chiến lược tổng thể của việc quản lý vòng đời sản phẩm nhằm duy trì hoặc phát triển thị phần doanh nghiệp nắm giữ.

Vai trò quan trọng và dấu ấn đậm nét của TK & PTSP có thể nhìn thấy trong các doanh nghiệp như: Apple với iPhone, iPod, iMac, iPad,... Dyson với Dyson Table Fan, Dyson Tower Fan,... hoặc IBM trước đây với Series Thinkpad dịng X,T và R

Hình 18.7 mô tả một trong những sản phẩm xuất sắc của Dyson trong lĩnh vực đồ gia dụng – chiếc quạt không cánh Dyson Air Multiplier.

Trước đây, hầu hết các quá trình TK & PTSP diễn ra bên trong doanh nghiệp(kín), trong nội bộ đội ngũ phát triển sản phẩm. Có đơi khi đội ngũ này mời các đối tác và khác hàng thân thiết tham gia vào quá trình thiết kế với tư cash người phản biện hoặc dùng thử bản beta.

Hình 18.7. Dyson Air Multiplier. Nguồn Dyson.com

Nguồn lực cộng đồng là gì?

Thực ra, thuật ngữ chuyên môn của từ tôi muốn đề cập trong tiếng anh là “Crowdsourcing” – dịch thành “nguồn lực cộng đồng” cũng chưa được sát lắm, tuy nhiên hiện tại, tơi chưa có phương án nào tốt hơn.

Vào những năm của đâu thế kỉ 21, cùng với sự phát triển như vũ bão của internet và sự nở rộ của trào lưu Web 2.0 (web thế hệ 2 – những trang web động cho phép người đọc/người sử dụng có thể tham gia tạo nội dung), nhiều công ty đã đưa ra dự án thiết kế và phát triển sản phẩm của mình lên mơi trường internet vốn mang tính mở thay vì kín trong cơng ty.

Ví dụ. Fiat Brazil, một cơng ty Ơ to đã phát triển lời kêu gọi cộng đồng trên mạng cho ý kiến, gợi ý và đề xuất phương án thiết kế cho các bộ phận và tổng thể chiếc xe trong dự án Fiat Mio CC của họ. Trong vòng một thời gian ngắn trang web của dự án này đặt tại www.fiatmi.cc đã thu hút được khoảng 14000 thành viên từ gần 140 quốc gia

tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất thiết kế, bình luận các thiết kế đưa ra... Dưới đây là hình ảnh trang web của dự án và chiếc Fiat Mio CC (ảnh chụp màn hình 2011)

Hình 18.8. Fiat Mio CC. Ảnh chụp màn hình website 2011

Điều quan trọng mà Fiat Brazil thu được từ chiến dịch này bao gồm:

 Những ý tưởng, những phản biện, những thiết kế, …từ cộng đồng, rất nhiều người trong số họ là những chuyên gia thực sự hoặc nhiều người có ý tưởng mới lạ, quý giá.

 Rất nhiều người trong số những người từ cộng đồng tham gia dự án có thể trở thành những khách hàng tiềm năng của Fiat Brazil. Họ sẽ muốn mua sản phẩm mà họ đóng góp cơng sức làm ra.

Việc đưa ra lời kêu gọi trên mạng mời cộng đồng tham gia một dự án nhất định và nhận lại các phản hồi, các gợi ý, các phản biện và các giải pháp được đặt thuật ngữ là “Crowdsourcing” (Khai thác nguồn lực cộng đồng) bởi Jeff Howe – một nhà báo – trong một bài viết của anh trên Tạp chí cơng nghệ Wired năm 2006.

Hình 18.9. Jeff Howe – cha đẻ của thuật ngữ Crowdsourcing. Ảnh chụp video. Crowdsourcing, theo Howe giải thích, là sự kết hợp của “Crowd” (đám đông, cộng đồng) và “Outsourcing” (nghĩa là thuê người ngoài doanh nghiệp).

Trong bài báo nói trên và trong cuốn sách “Crowdsourcing –Why the Power of the Crowd is Driving the Future of Business?” (Nguồn lực cộng đồng – Tại sao sức mạnh của cộng đồng sẽ quyết định tương lai của kinh doanh?) phát hành năm 2009, Howe định nghĩa rằng “Crowdsourcing là hành động mang một công việc thường được đảm nhiệm bởi một đối tượng cụ thể (ví dụ: nhân viên cơng ty) gán cho một tập hợp đám đơng bất kỳ (cơng đồng) thơng qua hình thức kêu gọi trên internet”.

Innocentive.com (thuộc tập đoàn P&G) là một website ứng dụng Crowdsourcing cho việc giải quyết các vấn đề khoa học và kỹ thuật. Trên website này, các cơng ty có vấn đề vướng mắc về khoa học hay kỹ thuật có thể đưa vấn đề của họ lên trên website và kêu gọi mọi người đưa ra giải pháp kèm theo một khoản thưởng nhất định (có khi lên tới hàng trăm nghìn USD). Khi một giải pháp thích hợp được đưa ra và công ty xác nhận nó là giải pháp đúng cho vấn đề của họ, họ sẽ đăng ký bản quyền giải pháp đó và trao giải thưởng cho tác giả của giải pháp trên.

Hình 18.10 mình họa cho hoạt động của một dự án Crowdsourcing điển hình. Ý nghĩa của các ơ trịn như sau:

 Doanh nghiệp có vấn đề cần giải quyết

 Doanh nghiệp đưa vấn đề lên mạng Internet

 Công đồng đưa ra giải pháp

 Cộng đồng thẩm định chất lượng của giải pháp được đưa lên

 Doanh nghiệp thưởng cho người đưa giải pháp tốt nhất

 Doanh nghiệp sở hữu giải pháp

 Doanh nghiệp hưởng lợi từ hoạt động này

Qua phần viết trên đây, có lẽ bạn đã có những hình dung cơ bản về Crowdsourcing – Nguồn lực cộng đồng.

(Hình 18.10. Minh họa quá trình Crowdsourcing. Nguồn: Brabham)

Ứng dụng Nguồn lực cộng đồng vào Thiết kế và phát triển sản phẩm

Trên đây, tơi đã nói sơ qua về Thiết kế và phát triển sản phẩm cũng như Nguồn lực cộng đồng. Vậy, ứng dụng của Nguồn lực cộng đồng vào lĩnh vực Thiết kế và phát triển sản phẩm như thế nào?

Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp lớn đã ứng dụng Nguồn lực cộng đồng cho Thiết kế và Phát triển sản phẩm. Có thể kể ra những cái tên sau:

 Lego với Lego Online Factory, nơi mọi người có thể lắp ráp các mẫu đồ chơi độc đáo dựa trên ý tưởng của họ và gửi lên Lego, Lego sẽ cho cộng đồng bình chọn, thường cho mẫu tốt nhất và bán mẫu đó.

 Threadless: Cơng ty sản xuất áo phông dựa hoàn toàn vào Nguồn lực cộng đồng. Cộng đồng thiết kế các mẫu áo, tự bình chọn mẫu đẹp nhất. Threadless sẽ in mẫu đẹp nhấp để bán.

 Local Motors: Người dùng đưa lên các mẫu thiết kế hoặc mẫu độ xe ô tô của riêng mình hoặc mẫu mình muốn mua, Local Motors sẽ sản xuất ra chiếc xe đó và bán cho họ.

(Hình 18.11. Rally Fighter của Local Motors. Nguồn: markus941/Flickr) Và vơ vàn những ví dụ như vậy.

Nhưng tại sao các doanh nghiệp có thể ứng dụng thành cơng Nguồn lực cộng đồng vào Thiết kế sản phẩm? Vì sao cộng đồng lại sẵn sàng tham gia vào các dự án này? Hãy cùng nhau tìm câu trả lời ở phần dưới đây.

Những động lực thúc đẩy cộng đồng tham gia các dự án Crowdsourcing

Trong luận văn có tên “Investigation of Crowd Participation Pattern over Phases of a Product Development Process that Utilizes Crowdsourcing” viết năm 2011, tơi có chỉ ra các động lực thúc đẩy cộng đồng tham gia các dự án Crowdsourcing như sau:

Giải thưởng tài chính

Nhiều dự án Crowdsourcing có những nguồn giải thưởng rất lớn, như Innocentive.com treo giải cho nhiều vấn đề tới hàng chục hoặc tram nghìn đơ la Mỹ hay như Mechanical Turk của Amazon trả tiền cho các thao tác trên mạng. Đây là động lực quan trọng thu hút cộng đồng tham gia các dự án Crowdsourcing. Hình 18.12 cho thấy rất nhiều giải thưởng có giá trị trên Innocentive.com.

Thể hiện khả năng và tìm kiếm cơ hội hợp tác làm việc với các đối tác tiềm năng và nhà tuyển dụng

Với những trang web như Flickr.com, những nhà nhiếp ảnh có thể tải lên và chia sẽ những bức ảnh họ chụp. Họ có thể lọt vào “mắt xanh” của những khách hàng cần thuê chụp hình tạp chí/nghệ thuật tiềm năng và cơ hội nhận được các hợp đồng hợp tác khác. Flickr.com lúc này trở thành gallery để họ phô bày các tác phẩm và kỹ năng của mình. Những nhà làm phim thì chọn Youtube.com.

(Hình 18.12. Các giải thưởng hấp dẫn trên Innocentive.com. Ảnh chụp màn hình.)

Danh tiếng và uy tín cá nhân trên mạng

Khi tham gia các dự án, những cá nhân xuất sắc sẽ được ghi nhận khả năng và nâng cao uy tín của mình trong cộng đồng.

Niềm vui và thỏa mãn ham mê sáng tạo của bản thân

Giống như niềm say mê, cộng đồng có thể chỉ cần tham gia vì niềm vui họ có được khi sáng tạo.

Mong muốn cống hiến và đóng góp cho cộng đồng

Dự án Wikipedia – Bách khoa tồn thư mở là ví dụ thích đáng nhất cho khía cạnh này.

Xu hướng “Prosumer”, DIY, tự thực hiện

Thời nay, người tiêu dùng thích tự mình thiết kế hình trên áo, tự mình lên cấu hình chiếc máy tính của mình hay chọn màu sơn và những họa tiết độc đáo cho xe và những xu hướng tương tự như vậy, đây cũng là một động lực quan trọng thúc đẩy cộng đồng tham gia các dự án Crowdsourcing.

Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của Cộng đồng vào dự án một Crowdsourcing

Bên cạnh chất lượng của giải pháp do cộng đồng đưa lên, một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá mức độ thành cơng của một dự án Crowdsourcing chính là sự tham gia của cộng đồng vào dự án, được đo bằng tỷ lệ % số người tham gia (trên tổng số người có trong cộng đồng mà doanh nghiệp hướng tới). Tỷ lệ % này, gọi tắt là tỷ lệ tham gia – Crowd Participation Rate, viết tắt là CP – chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

Yếu tố Sản phẩm (Product Factor)

Sản phẩm của bạn muốn đưa lên mạng và mời cộng đồng tham gia phát triển là gì? Nếu là một chiếc máy CNC, bạn sẽ nhận được rất ít sự hưởng ứng, nhưng nếu nó là một vật dụng quen thuộc như chiếc cốc uống nước hay chiếc bút bi thì bạn có cơ may thu hút được rất nhiều người tham gia. Mức độ phức tạp của sản phẩm sẽ quyết định tỷ lệ người tham gia cao hay thấp.

Yếu tố quá trình (Process Factor)

Như tơi đã trình bày, một dự án Thiết kế và Phát triển sản phẩm bao gồm rất nhiều quá trình từ lên kế hoạch cho tới sản xuất thử. Bạn yêu cầu cộng đồng tham gia quá trình nào? Nếu bạn yêu cầu cộng đồng tham gia đưa lên các ý tưởng phác thảo, bạn sẽ nhận được tỷ lệ tham gia cao hơn nhiều so với việc bạn yêu cầu cộng đồng tham gia tính tốn chi tiết về kỹ thuật hay làm ra các mẫu beta chẳng hạn. Quá trình bạn yêu cầu cộng đồng tham gia càng phức tạp thì tỷ lệ tham gia càng ít.

Tổ hợp T = {Sản phẩm, Quá trình} được coi là một Nhiệm vụ (task) trong

Crowdsourcing.

Yếu tố Cộng đồng (Crowd Factor)

Đối với những cộng đồng nhất định, ví dụ cộng đồng Kỹ sư Cơ Khí MES Lab., việc thiết kế một chiếc case máy tính tương đối đơn giản trong khi nó lại là nhiệm vụ bất khả thi đối với cộng đồng những người yêu sinh vật cảnh chẳng hạn. Và ngượi lại, cộng động yêu sinh vật cảnh có thể làm tốt cơng tác thiết kế non bộ hơn nhiều so với cộng đồng MES Lab.

Từng cộng đồng có mức độ đáp ứng khác nhau đối với các Task – Nhiệm vụ khác nhau, do đặc thù chuyên môn của họ.

Tập hợp X = {Cộng đồng, Nhiệm vụ} được gọi là độ phức tạp của nhiệm vụ đối với cộng đồng và là thước đo cho mức độ hấp dẫn của dự án, bên cạnh yếu tố giải thưởng dưới đây.

Giải thưởng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. Thực nghiệm đã cho thấy, với giải thưởng bằng Zero, vẫn có một số nhỏ các thành viên cộng đồng tham gia giải quyết vấn đề được nêu và tỷ lệ tham gia sẽ tăng tuyến tính khi mức giải thưởng tăng lên.

Một số điểm cần lƣu ý khi áp dụng Nguồn lực cộng đồng cho Thiết kế và Phát triển sản phẩm

Để việc ứng dụng Nguồn lực cộng đồng cho Thiết kế và Phát triển sản phẩm đạt hiệu quả cao, cần lưu ý một số điểm sau:

 Chia nhỏ các Nhiệm vụ (Task) để thu hút tỷ lệ tham gia lớn hơn.

 Số lượng là quan trọng nhưng cần chú ý đúng mức tới chất lượng của giải pháp. Do đó, việc chọn đúng cộng đồng để đưa ra dự án rất quan trọng

 Lưu ý đến tính bảo mật của dự án. Những khâu quá nhạy cảm hay cần bảo mật cao nên được cân nhắc giữ kính trong nội bộ. Hãy nghĩ đến Crowdsourcing một phần của dự án thay vì tồn bộ.

 Sự chú ý của Cộng đồng là rất ngắn, nên triển khai liền mạch và nhanh chóng để giữ sự chú ý của cộng đồng.

Kết luận

Trên đây, qua bài viết tương đối dài này, tôi đã giới thiệu và trao đổi với các bạn về khả năng ứng dụng Nguồn lực cộng đồng trong Thiết kế và Phát triển sản phẩm. Đây là mảng ứng dụng mới và đang phát triển rất nhanh và mạnh. Các bạn làm việc ở khía cạnh doanh nghiệp hay học thuật đều có thể tìm thấy những điểm thú vị để khai thách quanh chủ đề này.

Nếu bạn muốn trao đổi thêm, xin hãy thảo luận trên topic support tại diễn đàn MES Lab.

Một phần của tài liệu Tài liệu môn học thiết kế và phát triển sản phẩm (Trang 147 - 156)