Tiêu chí đánh giá trách nhiệm quản lý của các trung tâm doanh thu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần chứng khoán sài gòn hà nội (Trang 57 - 58)

- Đối với Ban giám đốc

a. Tiêu chí đánh giá trách nhiệm quản lý của các trung tâm doanh thu

- Phịng mơi giới:

Có thể nói, phịng Mơi giới là bộ phận mang lại nguồn thu chính cho hoạt động kinh doanh của cơng ty. Nguồn thu đó có được thơng qua phí giao dịch chứng khốn của nhà đầu tư. Do đó, để đánh giá trách nhiệm quản lý của phịng mơi giới nhà quản trị đánh giá trên cả hai mặt:

Về mặt hiệu quả: được đánh giá thông qua số lượng tài khoản chứng khoán

của nhà đầu tư mở và phí giao dịch chứng khốn thu được từ nhà đầu tư thực tế đạt được so với kế hoạch đặt ra, chất lượng dịch vụ mà phòng này phục vụ cho khách hàng như thế nào?..

Về mặt hiệu năng: được đánh giá thông qua việc so sánh giữa chi phí thực tế

phát sinh với chi phí dự tốn.

- Phịng tƣ vấn:

Phịng tư vấn là phòng ban thứ hai mang lại nguồn doanh thu cho công ty. Nguồn doanh thu có được từ các hợp đồng tư vấn cổ phần hố, tư vấn phát hành thêm,... Thơng qua các hợp động tư vấn này có thể hỗ trợ cho phịng mơi giới mở thêm các tài khoản chứng khốn, ký các hợp đồng quản lý số cổ đơng.

Phòng Tư vấn sẽ lập kế hoạch kinh doanh của năm tiếp theo để trình lãnh đạo phê duyệt. Trong bảng kế hoạch này đề cập đến nhiều vấn đề như: số hợp đồng tư vấn ký kết mới, doanh thu tư vấn trong năm sẽ đạt được và doanh thu này được chi tiết theo từng mảng tư vấn,...

Để đánh giá trách nhiệm quản lý của Phòng tư vấn, ban quản trị đánh giá trên cả hai mặt:

Về mặt hiệu quả: Khi đánh giá hiệu quả hoạt động của phòng tư vấn nhà quản

trị sẽ căn cứ vào số lượng hợp đồng tư vấn ký được, phí tư vấn thu được trong kỳ và sự hỗ trợ đối với phịng mơi giới trong việc ký các hợp đồng quản lý sổ cổ đông và mở tài khoản giao dịch chứng khoán..

Về mặt hiệu năng: được thực hiện thông qua việc so sánh giữa chi phí thực tế

phát sinh với chi phí dự tốn ban đầu.

- Phòng nguồn vốn:

Về mặt hiệu quả: để đánh giá hiệu quả hoạt động của phòng nguồn vốn nhà

quản trị sẽ căn cứ vào cách điều tiết nguồn vốn của phòng này. Nguồn vốn của công ty càng ổn định khơng bị mất cân đối trong q trình hoạt động kinh doanh thì hiệu quản lý của phòng này càng cao. Đồng thời, nguồn thu có được từ Phịng nguồn vốn thơng qua các hoạt động hỗ trợ khách hàng càng cao thì phịng ban này càng được đánh giá cao.

Về mặt hiệu năng: được thực hiện thơng qua việc so sánh giữa chi phí thực tế

phát sinh với chi phí dự tốn ban đầu.

- Phịng tự doanh:

Về mặt hiệu quả: để đánh giá hiệu quả hoạt động của phòng tự doanh, nhà

quản trị sẽ dựa vào khoản lợi nhuận thực tế thu được từ việc đầu tư của Phòng tự doanh so với kế hoạch đặt ra ban đầu.

Về mặt hiệu năng: được thực hiện thơng qua việc so sánh giữa chi phí thực tế

phát sinh với chi phí dự tốn ban đầu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần chứng khoán sài gòn hà nội (Trang 57 - 58)