Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 38 - 42)

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo loại hình cho vay

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Loại hình 2009 2010 2011 2012

Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước 62.082 86.545 101.823 101.689 Cho vay chiết khấu thương phiếu và các GTCG 71 181 122 183 Cho thuê tài chính 173 423 823 925 Cho vay theo tài trợ, ủy thác đầu tư 32 46 41 5

Tổng 62.358 87.195 102.809 102.802

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu

Dư nợ cho vay của ACB không ngừng tăng lên từ năm 2009 đến năm 2012. Trong đó, dư nợ năm 2010 tăng gấp 1,4 lần so với năm 2009. Đến 31/12/2011, dư

nợ cho vay khách hàng đạt 102.809 tỷ đồng, bằng 1,2 lần so với cuối năm 2010, đưa thị phần tín dụng của ACB tăng thêm 0,2% lên 4%. Hoạt động tín dụng tiếp tục là hoạt động cốt lõi tạo nên thu nhập cho ACB trong năm 2011, mặc dù năm 2011 là

năm đầy khó khăn và biến động đối với ngành ngân hàng. Năm 2012 dư nợ giảm không đáng kể so với năm 2011, cho dù ACB mới vừa trải qua những khó khăn vơ

cùng lớn trong tháng 8 vừa qua. Như vậy, chứng tỏ ACB đã vượt qua khó khăn khá nhanh và chứng tỏ được bản lĩnh khi đối điện với rủi ro, khủng hoảng. Điều này còn chứng minh thêm rằng ACB sở hữu những con người giỏi chun mơn, đủ bình tĩnh và quyết đốn, có phương án dự phịng, trong mọi tình thế đều làm chủ được thế trận. Trong tổng dư nợ cho vay thì cho vay đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước chiếm tỷ trọng chủ yếu. Với chính sách tăng tốc tín dụng ngay từ đầu năm, cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế của ACB năm 2011 tăng trưởng gần 18%, gấp khoảng 1,5 lần bình quân ngành.

2.2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Ngành nghề kinh doanh 2009 2010 2011 2012

Thương mại 19.832 27.617 36.749 36.871

Nông, lâm nghiệp 167 249 333 350 Sản xuất và gia công chế biến 11.267 13.517 15.189 15.300 Xây dựng 2.373 3.571 4.863 4.727 Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 22.939 33.422 35.319 35.212 Kho bãi, GTVT và TTLL 1.756 2.607 3.070 3.200 Giáo dục và đào tạo 31 80 106 122

Tư vấn và kinh doanh BĐS 520 1.276 1.449 1.313

Nhà hàng và khách sạn 998 1.474 2.174 2.103 Dịch vụ tài chính 631 667 704 698 Các ngành nghề khác 1.844 2.715 2.853 2.906

Tổng 62.358 87.195 102.809 102.802

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu

Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng ACB có cơ cấu cho vay theo ngành đa dạng, trong đó ACB khơng chú trọng nhiều vào lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng như dịch vụ tài chính. Mà ACB tập trung chủ yếu cho vay đối với ngành thương mại và dịch vụ cá nhân, cộng đồng; kế đến là ngành sản xuất, gia công chế biến; chủ yếu tài trợ đối với những ngành được Nhà nước và Chính phủ khuyến khích sản xuất,

kinh doanh. Đối với lĩnh vực xây dựng và tư vấn kinh doanh bất động sản, ACB

ln duy trì tỷ lệ cho vay hợp lý, chỉ khoản từ 0,8% đến 1,5% trong danh mục cho

vay để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong q trình cấp tín dụng, khi mà

2.2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn cho vay

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn cho vay

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Kỳ hạn 2009 2010 2011 2012

Cho vay ngắn hạn 35.619 43.890 53.361 55.878 Cho vay trung hạn 10.538 19.871 27.484 19.401 Cho vay dài hạn 16.201 23.434 21.964 27.523

Tổng 62.358 87.195 102.809 102.802

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu

Trong tổng dư nợ cho vay của ACB thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu, điều này giảm thiểu rủi ro kỳ hạn vì đa phần các khoản huy động vốn thì tỷ trọng vốn huy động kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng cao. Nếu huy động ngắn hạn mà

đem cho vay trung dài hạn thì dễ gặp rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, tỷ trọng cho

vay trung dài hạn có xu hướng tăng lên, kéo theo những rủi ro trong q trình cấp tín dụng cho các khoản tín dụng này.

2.2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền tệ

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay theo loại tiền tệ

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Loại tiền tệ 2009 2010 2011 2012

Cho vay bằng đồng Việt nam 51.553 65.740 75.912 80.234 Cho vay bằng ngoại tệ và vàng 10.805 21.455 26.897 22.568

Tổng 62.358 87.195 102.809 102.802

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu

Nhằm tránh những rủi ro về biến động tỷ giá, loại tiền tệ chủ yếu cho vay của ACB là Việt Nam Đồng, tỷ lệ này luôn chiếm trên 65% trong tổng dư nợ cho vay

quy đổi qua các năm. Năm 2011, chứng kiến lần điều chỉnh tỷ giá mạnh nhất của

NHNN, có thể coi là 1 cú “shock” trên thị trường ngoại hối. Ngày 11/2/2011,

NHNN đã tăng tỷ giá từ 18.932 đồng đổi 1 USD lên 20.693 đồng, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch tỷ giá từ 3% xuống 1%. Chỉ sau 1 đêm giá trị Việt Nam Đồng đã

hạ 9,3% so với dollar Mỹ. Sau điều chỉnh tỷ giá của NHNN, tỷ giá ngoài thị trường tự do đã có biến động mạnh, một số thời điểm tỷ giá tự do lên mức 22.000

40% khi giá vàng đạt đỉnh 49,2 triệu đồng/lượng vào ngày 23/8/2011, lúc này giá

vàng thế giới cũng chạm đỉnh 1.900 USD/oz. Cuối năm, giá vàng trong nước ở mức 43-45 triệu đồng/lượng, giá vàng thế giới cũng có lúc sụt mạnh xuống 1.600 USD/oz.

2.2.5. Cơ cấu dư nợ cho vay theo khu vực địa lý

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay theo khu vực địa lý

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Khu vực địa lý 2009 2010 2011 09/2012

Thành phố Hồ Chí Minh 40.488 56.678 62.326 62.425

Đồng bằng sông Cửu Long 2.776 3.513 4.945 4.832

Miền Trung 3.226 4.411 6.132 5.935 Miền Bắc 12.830 17.179 23.730 24.404 Miền Đông 3.038 5.414 5.676 5.206

Tổng 62.358 87.195 102.809 102.802

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu

ACB cho vay chủ yếu tập trung đối với KH tại các Thành phố lớn, mức sống

tương đối cao. Tuy nhiên, ở những vùng này, cạnh tranh thường rất khốc liệt và nếu như KH khơng đủ tiềm lực, cả về tài chính lẫn kinh nghiệm trong kinh doanh thì sẽ

rất dễ dẫn đến rủi ro không đáng có, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khi cho vay.

2.2.6. Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Bảng 2.8: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Thành phần kinh tế 2009 2010 2011 2012

Doanh nghiệp Nhà nước 4.378 5.017 3.317 3.336 Công ty cổ phần, TNHH, DNTN 34.253 48.979 62.316 63.389 Công ty liên doanh 498 389 501 515 Cơng ty 100% vốn nước ngồi 195 205 807 382 Hợp tác xã 29 21 21 24 Cá nhân, khác 23.005 32.584 35.847 35.920

Tổng 62.358 87.195 102.809 102.802

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu

Với định hướng là NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đối tượng KH chủ yếu của ACB là KHCN và doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỷ trọng cho vay đối với 2 nhóm khách hàng này ln chiếm tỷ trọng chủ yếu. Thu nhập từ nhóm KH này là rất lớn do đặc

điểm của nền kinh tế nước ta và cho vay nhóm khách hàng này hầu như có tài sản

thế chấp, cầm cố đầy đủ. Tuy nhiên các đối tượng KH này có trình độ quản lý kém,

chưa đầu tư đúng mức vào việc cải tiến cơ cấu bộ máy tổ chức, phát triển nhân lực, đầu tư chiều sâu ... cũng gây trở ngại không nhỏ cho ACB. Bởi vì khi cho vay đối

với các đối tượng KH này, tình hình sản xuất kinh doanh của họ rất nhạy cảm trước những biến động hàng ngày của mơi trường kinh tế, xã hội … bên ngồi, kéo theo rủi ro trong q trình cấp tín dụng của ACB. Ngồi ra, ACB khơng ngừng nâng cao

năng lực cạnh tranh của mình thơng qua nhóm sản phẩm về tài trợ xuất khẩu để mở

rộng đối tượng cho vay sang các doanh nghiệp nhà nước – vốn là đối tượng KH chủ lực của khối NH Quốc doanh trước đây. Khách hàng của ngân hàng mở rộng và phát triển đến mọi thành phần kinh tế. Với chính sách hợp lý, ACB đã và đang xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng đa dạng, đông đảo, vững mạnh và gắn bó với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)