Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 33 - 38)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, và Giấy phép số 533/GP-

UB do Ủy ban Nhân dân TPHCM cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB

chính thức đi vào hoạt động và được xem là một trong những NHTMCP đầu tiên

trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế tập

trung, bao cấp tiến dần lên nền kinh tế thị trường.

- Năm 1996: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng

quốc tế ACB-MasterCard.

- Năm 1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa.

- Năm 2000: ACB thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược

phát triển trong nửa đầu thập niên 2000 (2000 – 2004). Cơ cấu tổ chức được thay

đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ.

- Năm 2005: ACB và NH Standard Chartered ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ

thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai quá trình hiện đại hố cơng nghệ NH.

- Ngày 31/10/2006 mã cổ phiếu ACB chính thức được niêm yết tại Trung tâm

giao dịch chứng khoán Hà Nội.

- Năm 2007, ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh

và phịng giao dịch, thành lập Cơng ty cho thuê tài chính ACB.

- Năm 2008: ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với

- Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân

lực, xây dựng mơ hình chi nhánh theo định hướng bán hàng.

- Năm 2011, ACB đã khánh thành Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise

module data center) tại Tp. HCM với tổng giá trị đầu tư gần 2 triệu USD. Đây là trung tâm dữ liệu xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Ngoài ra, Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc

được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu

cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam (Accreditation of Vietnam) công nhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn (xác định hàm lượng vàng)

đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Đây là bước đầu trong định

hướng cho Trung tâm Vàng ACB xây dựng Nhà máy tinh luyện vàng và Phịng thí nghiệm giám định tuổi vàng theo chuẩn mực quốc tế trong tương lai.

Thành tích đạt được :

Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư cơng nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh

ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ACB đạt được nhiều bằng khen và thành tích được nhiều tổ chức trong và ngồi nước cơng

nhận (Chi tiết tại Phụ lục 3).

2.1.2. Kết quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu trong thời gian qua thời gian qua

Ngân hàng TMCP Á Châu với kinh nghiệm và uy tín thương hiệu từ 20 năm phát triển vượt bậc, là ngân hàng mạnh của ngành Ngân hàng Việt Nam với tổ chức vận hành vững mạnh, năng lực tài chính dồi dào ln giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Điều này được thể hiện bằng các chỉ tiêu chính qua các năm như

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của ACB

Đơn vị: tỷ đồng

Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Tốc độ tăng trưởng Giá trị Tốc độ tăng trưởng Giá trị Tốc độ tăng trưởng Tổng tài sản 167.724 205.103 22,29% 281.019 37,01% 177.012 -37,011% Tổng vốn huy động 134.502 183.132 36,16% 234.503 28,05% 159.500 -31,984% Tổng dư nợ cho vay 62.358 87.195 39,83% 102.809 17,09% 102.802 -0,007% Lợi nhuận trước thuế 2.838 3.102 9,30% 4.203 35,49% 1.202 -71,401%

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần

Đơn vị : Tỷ đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu NH Tổng tài sản Tổng vốn huy động Tổng nợ cho vay Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản Tổng vốn huy động Tổng nợ cho vay Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản Tổng vốn huy động Tổng nợ cho vay Lợi nhuận trước thuế EIB 131.111 70.705 62.346 2.378 183.567 72.777 74.663 4.056 170.156 82.338 74.922 2.851 TCB 150.291 138.143 52.317 2.744 180.531 163.445 62.562 4.221 179.733 161.212 67.134 1.018 Sacom bank 141.799 126.204 77.486 2.426 140.137 111.513 79.429 2.740 152.118 124.799 94.888 1.368 VIB 98.827 59.563 41.731 1.051 96.950 57.489 43.497 848,9 65.036 39.970 33.935 707

2.1.2.1. Về tổng tài sản

Trong hai năm 2010 và 2011, ACB là một trong những NH ln duy trì tổng

tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP. Trong năm 2011 ACB là một ngân hàng có mức gia tăng ấn tượng về tỷ trọng tổng tài sản so với toàn ngành là (từ 4,8% lên

5,9%). Đặc biệt, ACB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản cao nhất (tăng

37,01% so với năm 2010). Tuy nhiên năm 2012, tổng tài sản của ACB giảm 37,011% so với năm 2011 là do bị ảnh hưởng của những khó khăn của nền kinh tế tồn cầu và tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam và những khó khăn riêng của

ACB đã đối mặt trong thời gian qua.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng tổng tài sản cao và khối lượng tài sản lớn nhưng ACB vẫn duy trì cơ cấu tài sản an toàn, cân đối qua các năm do ACB khơng chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng mà còn phát triển mạnh hoạt động cho vay liên ngân hàng. Hai hoạt động này luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tổng tài sản của ACB(Chi tiết tại Phụ lục 4).

2.1.2.2. Về huy động vốn

Công tác huy động vốn là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh

doanh của NH. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì NH cần phải mở rộng hoạt động huy động vốn, vì thế bất kỳ NH nào cũng rất chú trọng đến hoạt

động này.

ACB là một trong những NH có nguồn vốn huy động từ KH lớn nhất trong khối NHTMCP. Năm 2010, tổng mức huy động của ACB đạt 183.132 tỷ đồng, nếu so với năm 2009, ACB tăng 48.630 tỷ đồng, tương ứng với tăng 36,16%. Năm 2011, tổng vốn huy động của ACB đạt 234.503 tỷ đồng tăng 28,05% so với năm

2010. Riêng năm 2012, tổng mức huy động của ACB là 159.500 tỷ đồng, giảm

31,984% so với năm 2011.

Nguồn vốn tăng trưởng nhanh về quy mô và tốt về chất lượng. Tương ứng với tốc độ tăng tổng tài sản, nguồn vốn của ACB cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua. Chất lượng nguồn vốn của ACB rất tốt do các nguồn vốn như tiền gởi của khách hàng, vốn và các quỹ... có mức tăng trưởng tốt. Cụ thể, năm

2011 tiền gửi khách hàng của ACB đạt 185.637 tỷ đồng, tăng gần 35% so với năm 2010 trong khi bình quân ngành tăng trưởng 14,4%. Thị phần huy động của ACB

ước tính ở mức 6,5%, tăng gần 1% so đầu năm.

2.1.2.3. Về tín dụng

Hoạt động tín dụng của ACB liên tục tăng trưởng trong các năm qua. Cuối

năm 2010, tổng dư nợ cho vay của ACB đạt 87.195 tỷ đồng, tăng 39,83% so với

cuối năm 2009. Năm 2011, con số trên đạt 102.809 tỷ đồng, tăng 17,09% so với

năm 2010 nằm trong giới hạn kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 của

NHNN theo Nghị quyết 11/NQ-CP. Trong năm 2012, tổng dư nợ vay giảm không

đáng kể so với năm 2011. NHNN khi xây dựng kế hoạch cho năm 2012 vẫn kiên trì

chủ trương kiềm chế tăng trưởng tín dụng ở mức 15-17%.

2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Qua bảng 2.1 ta thấy, trong giai đoạn 2009-2011, chỉ tiêu lợi nhuận của ACB

luôn tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao. Năm 2011 ACB có lợi nhuận trước thuế cao trong khối NHTMCP, đạt 4.203 tỷ đồng tăng 35,49% so với năm

2010.

Tuy nhiên, năm 2012 lợi nhuận sụt giảm 71,401% so với năm 2011, nguyên

nhân là do trong giai đoạn này nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra và diễn biến rất căng thẳng, kinh tế thế giới trải qua giai đoạn tương tự suy thoái. Nền kinh

tế Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng, cùng với hoạt động của Cơng ty chứng

khốn ACB ngày càng suy giảm, không đạt chỉ tiêu do diễn biến thị trường bất lợi cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của ACB. Thêm nữa, hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng quý IV/2012 bị lỗ 1.863 tỷ đồng. Mức độ ảnh hưởng của Ngân hàng trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhằm tuân thủ với Thông tư

Thông tư 12/2012/TT-NHNN của NHNN dẫn đến khoản lỗ 1.863 tỷ đồng trong năm làm tổng tải sản của ACB giảm 104.007 tỷ đồng so với đầu năm.

Với kết quả đã đạt được, ACB tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu trong khối các NHTMCP Việt Nam - tăng trưởng nhanh, ổn định và an toàn. Tất cả những yếu

tố trên sẽ là tiền đề vững chắc để ACB có thể hồn thành mục tiêu đến năm 2015 trở thành tập đồn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.

2.2. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 2.2.1. Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại hình cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 33 - 38)