Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 51 - 54)

2.4. Vấn đề quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

2.4.1.4. Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khách

Mơ hình phê duyệt của ACB gồm: Hội đồng tín dụng, Ban tín dụng, Chuyên viên phê duyệt tín dụng (Chi tiết tại Phụ lục 8).

Nhận xét: Việc phê duyệt khoản vay đòi hỏi cấp phê duyệt phải có nhiều kiến thức, kinh nghiệm, và đạo đức nghề nghiệp. ACB phân ra nhiều cấp độ phê duyệt với những quyền phê duyệt được phân cấp từ mức thấp đến cao, trong đó yếu tố phê duyệt theo cách thức họp nhóm người có đủ các tiêu chuẩn về kiến thức, kinh nghiệm cùng nhau phê duyệt một khoản vay sẽ khách quan hơn và hiệu quả

hơn là chỉ một người phê duyệt là một phòng tuyến hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy

nhiên, hạn mức phê duyệt của các Ban tín dụng có thể bị cắt, giảm. Nếu có nợ quá hạn trong 3 tháng liên tiếp trên 3% nhưng nhỏ hơn 5% thì bị giảm 50% hạn mức so với hiện tại. Còn nếu nợ quá hạn trong 3 tháng liên tiếp trên 5% thì giảm 100% hạn mức so với hiện tại. Điều này để đảm bảo các Ban tín dụng phải thật khách quan, minh bạch trong việc phê duyệt hồ sơ.

2.4.1.4. Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng khách hàng

Mục đích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB cũng như hệ thống xếp hạng tín dụng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế như Moody's, Standard & Poor đều nhằm đánh giá về RRTD tại ngân hàng. Tuy nhiên, do dựa

trên các phương pháp luận và điều kiện khác nhau, nên có những sự khác biệt trong cơ cấu và thiết kế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB so với các tổ

chức xếp hạng quốc tế.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB bao gồm các thành phần sau:

 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho Doanh nghiệp

 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho hộ kinh doanh

Nội dung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho Doanh nghiệp

Quy trình chấm điểm tín dụng gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định ngành kinh tế

Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng (đem lại doanh thu trên 50% trong tổng

doanh thu hàng năm của khách hàng). Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng khơng có ngành nào có doanh thu trên 50%, ACB sẽ chọn ngành nào có tiềm năng phát triển nhất trong tương lai.

Bước 2: Xác định quy mô Doanh nghiệp

Việc xác định quy mô khách hàng tùy thuộc vào ngành nghề kinh tế mà

khách hàng đang hoạt động. Các chỉ tiêu cần quan tâm như: Vốn chủ sở hữu; Số lượng lao động bình quân; Doanh thu thuần; Tổng tài sản.

Bước 3: Xác định loại hình sở hữu Doanh nghiệp

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp Nhà Nước, Doanh nghiệp khác.

Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Việc đánh giá yếu tố tài chính của Doanh nghiệp dựa trên phương pháp định

lượng qua việc phân tích Báo cáo tài chính năm gần nhất, bao gồm các nhóm chỉ

tiêu: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, Nhóm chỉ tiêu hoạt động, Nhóm chỉ tiêu cân nợ và Nhóm chỉ tiêu thu nhập.

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và định

lượng, bao gồm các nhóm chỉ tiêu: Khả năng trả nợ của Doanh nghiệp, Trình độ

quản lý và mơi trường nội bộ, Quan hệ với Ngân hàng, Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp.

Bước 6: Chấm điểm tài sản đảm bảo

Nhập các thông tin liên quan như: mức cấp tín dụng đối với từng loại tài sản, thơng tin chủ sở hữu của tài sản.

Bước 7: Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng

Cơ cấu điểm của Scoring xét duyệt: Điểm của các chỉ tiêu tài chính* trọng

số phần tài chính + Điểm của các chỉ tiêu phi tài chính* trọng số phần phi tài chính

+ Điểm ngành* trọng số

Cơ cấu điểm của Scoring phân loại nợ: Điểm của khách hàng = Điểm của

các chỉ tiêu tài chính* trọng số phần tài chính + Điểm của các chỉ tiêu phi tài chính* trọng số phần phi tài chính

Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tùy theo ngành nghề và quy mô của Doanh nghiệp (Chi tiết tại Phụ lục 9).

Nội dung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho hộ kinh doanh

Việc xếp loại rủi ro của cá nhân kinh doanh dựa trên 3 nhóm chỉ tiêu:

 Nhóm chỉ tiêu về thông tin về cá nhân kinh doanh là chủ cơ sở kinh doanh

 Nhóm chỉ tiêu về thông tin khác liên quan đến cơ sở kinh doanh

 Nhóm chỉ tiêu về phương án kinh doanh/ đầu tư

Tổng điểm kết hợp của 3 nhóm chỉ tiêu trên sẽ giúp xếp loại rủi ro (Chi tiết theo Phụ lục 9).

Nội dung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân

Phần xếp loại rủi ro khách hàng xem xét 2 nhóm chỉ tiêu như sau:

 Nhóm chỉ tiêu về nhân thân

 Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ

Tổng điểm kết hợp của 2 nhóm chỉ tiêu trên sẽ giúp xếp loại rủi ro (Chi tiết theo Phụ lục 9).

Kết quả đạt được của hệ thống XHTD nội bộ của ACB

Hệ thống XHTD đã phân ra được hai mơ hình phục vụ cho xét duyệt và phân loại nợ. Kết quả từ hai mơ hình này phục vụ cho hai mục đích khác nhau trong q trình hoạt động nhằm hướng đến một mục tiêu là giảm thiểu rủi ro tín dụng. Kết quả XHTD xét duyệt giúp cơng tác xét duyệt cho vay được nhánh chóng, chính xác.

Kết quả XHTD phân loại nợ dùng để phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về quản lý rủi ro đối với NHTM.

Quản lý được chất lượng tín dụng và xây dựng chính sách khách hàng. Hạng của khách hàng sẽ là căn cứ để ngân hàng áp dụng các chính sách ưu đãi khác nhau sau khi được phê duyệt cấp tín dụng. Khách hàng có kết quả xếp loại A sẽ được ưu

đãi về lãi suất, phí và được phục vụ như khách hàng VIP.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)