2.4. Vấn đề quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
2.4.1. Các công cụ quản lý rủi ro tín dụng đã được triển khai
Hoạt động ngân hàng thực chất là chấp nhận rủi ro và quản lý rủi ro. Khác với các doanh nghiệp thơng thường, các ngân hàng có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (hệ số đòn bẩy) rất cao và các tài khoản ngoại bảng của ngân hàng (những chuyển
động vốn trên thực tế chưa phát sinh nên chưa ghi vào bảng tổng kết tài sản, nhưng
rất có thể sẽ phải phát sinh, ví dụ bảo lãnh; mở L/C; giao dịch ngoại hối có kỳ hạn: hứa mua, hứa bán ngoại tệ; đối với các ngân hàng nước ngồi cịn là những khoản hạn mức tín dụng được phê duyệt nhưng chưa giải ngân…) thường rất cao và cũng
là nơi ẩn chứa nhiều rủi ro.
Ông Alan Greenspan, nhà lãnh đạo lâu năm (trải nhiều đời tổng thống) của Quỹ Dự trữ Liên bang (FED)- 1 cơ quan của Hoa Kỳ từa tựa như là các ngân hàng
trung ương- đã nói 1 câu rất chí lý: “Nếu chúng ta tối thiểu hóa việc chấp nhận rủi ro để giảm xác suất thất bại xuống đến bằng 0 thì theo định nghĩa, chúng ta đã loại
bỏ chính mục đích của hệ thống ngân hàng”.
Khi Greenspan nói ngân hàng cần quản lý rủi ro chứ không cần giảm thiểu rủi ro đến 0, ông chỉ muốn đề cập đến rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng là những loại rủi ro cần chấp nhận (phi rủi ro bất lợi nhuận), còn rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động cần tối thiểu hóa đến mức triệt tiêu nó. Muốn vậy ngân hàng cần có các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng để hạn chế tối đa thiệt hại, đồng nghĩa là để tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị cho cổ đơng.
Để quản lý rủi ro tín dụng, ACB đã thực hiện đồng bộ các biện pháp sau: