Đánh giá cơng tác phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 61 - 64)

2.2 Thực trạng cơng tác phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tạ

2.2.3.3 Đánh giá cơng tác phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro của

Sau 5 năm thực hiện quy trình phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo QĐ 493, cơng tác phân loại nợ tại NH đã gặt hái được nhiều thành cơng

nhưng cũng khơng thể tránh khỏi nhiều điểm hạn chế và thiếu sĩt.

+ Kết quả đạt được

Thứ nhất, NH đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, mà trong đĩ cụ thể là cơng tác phân loại nợ và trích lập dự phịng. Do đĩ, NH đã ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn, quy trình thực hiện chặt chẽ đến các chi nhánh trong tồn hệ thống để cĩ sự thống nhất và nắm rõ mục đích, ý nghĩa, cách thức thực hiện.

Thứ hai, NH đã sớm xây dựng được hệ thống phân loại nợ tự động với sự giúp sức của trung tâm tin học và phịng đề án cơng nghệ, tạo điều kiện thuận lơiï cho việc phân loại nợ được chính xác dựa vào các tiêu chí định lượng (ngày đến hạn, số lần gia hạn nợ, thời gian thử thách… ). Nhờ cĩ hệ thống phân loại nợ tự động mà các chi nhánh cĩ thể kiểm tra kết quả phân loại nợ hàng ngày, kịp thời phát hiện các khoản nợ chuyển sang nhĩm nợ cĩ mức độ rủi ro cao hơn để cĩ biện pháp theo dõi, xử lý. Việc kết quả phân loại nợ được cập nhật hàng ngày cũng gĩp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng, họ phải đốc thúc khách hàng trả nợ đúng hạn để khơng bị phân loại vào nhĩm nợ xấu.

Thứ ba, việc thực hiện phân loại nợ được thống nhất từ trung ương đến địa phương. Phịng Cơng nợ của Hội sở chính được giao nhiệm vụ làm đầu mối theo dõi và tổng hợp việc phân loại nợ của tồn hệ thống, nhắc nhở, hướng dẫn, đơn đốc các chi nhánh thực hiện báo cáo đúng tiến độ, kiểm tra tính phù hợp các báo cáo của chi nhánh, theo dõi tình hình nợ xấu của các chi nhánh để báo cáo Hội đồng xử lý rủi ro trung ương cĩ biện pháp xử lý kịp thời.

Thứ tư, NH đã ban hành quy trình tín dụng nhằm phân cơng cơng việc trong bộ phận tín dụng bằng cách phân tách các phịng chức năng theo hướng chun mơn hố. Phịng khách hàng với chức năng chính là tiếp xúc, thu thập thơng tin

từ khách hàng để trình cấp tín dụng cho khách hàng theo nhu cầu của họ, cịn phịng quản lý nợ căn cứ vào những thỏa thuận tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng để tiến hành giải ngân và theo dõi nợ dõi các khoản nợ đã cho vay. Sự phân tách này giúp bộ phận quản lý nợ cĩ điều kiện tốt hơn để kiểm tra tình hình phân loại nợ hàng ngày.

Thứ năm, hệ thống thơng tin tín dụng ngày càng được hồn thiện, đã thực hiện cung cấp các thơng tin, chuyên đề phân tích về ngành thường xuyên cho các chi nhánh để tăng khả năng nắm bắt thơng tin, phục vụ cơng tác quản trị và phân loại nợ đối với khách hàng.

+ Hạn chế

Thứ nhất, hệ thống phân loại nợ tự động chưa thật sự hồn hảo, hệ thống chưa phân biệt được khoản vay bị gia hạn thật sự hay là điều chỉnh kỹ thuật do cán bộ nhập sai ngày đến hạn, hay việc xác định thời gian thử thách hệ thống cũng chưa hỗ trợ được. Do đĩ, hàng ngày cán bộ quản lý nợ phải kiểm tra và theo dõi tay, rất mất thời gian.

Thứ hai, vấn đề phân nhĩm nợ của một khách hàng trong cùng hệ thống NH vào cùng một nhĩm nợ cĩ mức độ rủi ro như nhau đã thực hiện được. Nhưng đối với khách hàng vay tại nhiều TCTD thì chưa phân cùng một nhĩm nợ được do khơng cĩ thơng tin kịp thời. Thơng tin này được cung cấp bởi CIC, nhưng cán bộ tín dụng chỉ thu thập thơng tin một năm một lần vào thời điểm trình cấp hạn mức tín dụng cho năm tiếp theo, do đĩ, khơng cập nhật kịp thời thơng tin về nhĩm nợ của khách hàng tại các TCTD khác.

Thứ ba, NH đang bước đầu thực hiện phương pháp phân loại nợ định tính, nghĩa là chúng ta cần thu thập khối lượng thơng tin rất nhiều, kịp thời và chính xác. Nhưng những thơng tin mà ngân hàng thu thập được chưa phản ánh đúng thực tế

hoạt động của doanh nghiệp. Do đĩ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng khách hàng, gây rủi ro cho Ngân hàng.

Thứ tư, phần mềm tự động để chấm điểm, xếp hạng khách hàng được NH thiết kế với tính bảo mật rất cao, phân quyền cụ thể cho từng cán bộ tác nghiệp, cán bộ nào được giao nhập liệu phần nào thì chỉ biết phần đĩ, khơng được phân quyền để xem tổng quát hết tất cả, do đĩ cán bộ khơng hiểu hết được chương trình nên dễ dẫn đến nhập liệu khơng chính xác.

Tĩm lại, số tiền trích lập dự phịng được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí càng tăng thì lợi nhuận giảm, ảnh hưởng đến uy tín và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. Vì thế, cần phải thường xun tăng cường tính hiệu quả của cơng tác phân loại nợ, vừa đảm bảo tính an tồn trong hoạt động vừa khơng là gia tăng quá mức chi phí hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 61 - 64)