Thành lập bộ phận quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 77 - 79)

3.3 Giải pháp đối với Sacombank

3.3.1 Thành lập bộ phận quản trị rủi ro tín dụng

NH là NHTM lớn hàng đầu của VN, vì thế mà cơng tác quản trị rủi ro mà đặc biệt là rủi ro tín dụng rất được quan tâm, NH ln nghiên cứu đề ra các quy trình tín dụng mới phù hợp với tình hình kinh tế từng thời kỳ. Xây dựng mơ hình quản lý tín dụng với 2 bộ phận: bộ phận khách hàng và bộ phận Quản lý rủi ro độc lập nhau, thẩm định và kiểm tra những hồ sơ vay vốn cĩ giá trị lớn, đồng thời cũng

quy định thẩm quyền trong việc xét duyệt hồ sơ vay. Tuy nhiên, phịng quản lý rủi ro hiện nay cĩ chức năng chủ yếu là tái thẩm định những hồ sơ vay vốn cĩ giới hạn tín dụng lớn,vượt thẩm quyền phê duyệt của các chi nhánh. Vì thế, cần thiết phải thành lập bộ phận quản trị rủi ro tín dụng, hoạt động độc lập, khơng tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro.

Trong quản trị rủi ro tín dụng, cần phải thực hiện quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng và đối với tồn bộ danh mục tín dụng. Quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng địi hỏi kiến thức cụ thể về hoạt động kinh doanh và điều kiện tài chính của khách hàng trong khi quản trị rủi ro danh mục tín dụng yêu cầu kiến thức bao quát, tồn diện để giám sát chất lượng danh mục tín dụng. Việc giám sát chất lượng tồn bộ danh mục tín dụng giúp cho ngân hàng cĩ cái nhìn tổng thể về rủi ro tín dụng, từ đĩ dễ dàng nhận biết được rủi ro đầu tư tập trung vào những mục nào (khách hàng, khu vực, ngành nghề…), trên cơ sở đĩ, cĩ những điều chỉnh thích hợp để tránh sự tập trung đầu tư quá mức nhằm để giảm thiểu rủi ro.

Bộ phận này cĩ chức năng quản lý, nhận diện và phát hiện rủi ro, phân tích và đánh giá các mức độ rủi ro trên cơ sở các chỉ tiêu, tiêu thức được xây dựng đồng thời đề ra các biện pháp phịng ngừa, ngăn chặn giảm thiểu rủi ro.

- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh tốn và đảm bảo tiền vay, xem xét và quyết định cho vay cĩ đảm bảo bằng tài sản hoặc khơng cĩ đảm bảo bằng tài sản, cho vay cĩ tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay. Đồng thời chú trọng đến các quy trình thẩm định trước, trong và sau khi cho vay để nâng cao chất lượng tín dụng, tránh nợ xấu gia tăng.

- Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng cĩ hiệu quả, trong đĩ bao gồm cách thức đánh giá về khả

năng trả nợ của khách hàng, định giá tài sản đảm bảo…

- Thực hiện các quy định đảm bảo kiểm sốt rủi ro và an tồn hoạt động tín dụng

- Xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro; chính sách dự phịng rủi ro, xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng, ban hành sổ tay tín dụng, trong đĩ quy định chính sách tín dụng của ngân hàng, chiến lược tăng trưởng tín dụng phân theo đối tượng khách hàng, khu vực, ngành và phát triển các chính sách khách hàng dựa vào việc đánh giá và phân loại khách hàng, quản trị lãi suất và quản trị thanh khoản, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động tín dụng.

- Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, chiết khấu đối với một khách hàng và các tỷ lệ an tồn hoạt động kinh doanh.

- Phân tán rủi ro trong cho vay, khơng dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc khơng tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực kinh tế cĩ rủi ro cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 77 - 79)