Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của sự hài lòng đối với công việc đến sự nỗ lực của nhân viên làm việc tại các công ty trực thuộc petrolimex khu vực TPHCM (Trang 45)

6. Kết cấu báo cáo nghiên cứu

3.3 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh, bổ sung các yếu tố cấu thành sự hài lòng và sự nỗ lực của nhân viên, điều chỉnh thang đo phù hợp với đặc thù của các Cơng ty trực thuộc Petrolimex khu vực TP.Hồ Chí Minh.

3.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Như đã trình bày trong chương 1, tác giả sử dụng thang đo mô tả công việc điều chỉnh AJDI (Adjusted Job Descriptive Index) đo lường sáu yếu tố thành phần của cơng việc để đo lường sự hài lịng và sự nỗ lực của nhân viên. Tuy nhiên để điều chỉnh, bổ sung các yếu tố cấu thành và thang đo cho phù hợp với đặc thù của các Công ty trực thuộc Petrolimex tại TP.Hồ Chí Minh, tác giả sử dụng hai kỹ thuật: thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu.

3.3.1.1 Thảo luận nhóm tập trung:

- Mục đích thực hiện: nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung và khẳng định các yếu tố cấu thành sự thỏa mãn, sự nỗ lực của nhân viên và thang đo chúng.

- Thành phần tham gia gồm: trưởng phòng (nhân sự, kinh doanh thương mại), thuyền trưởng, tổ trưởng, chuyên viên và nhân viên đang làm việc tại 4 Công ty xăng dầu trực thuộc Petrolimex khu vực TP.Hồ Chí Minh .

- Cách tiến hành: nhóm thảo luận tập trung gồm 16 người, sau đó chia thành hai nhóm nhỏ, mỗi nhóm 8 người với cơ cấu như sau:

+ Công ty xăng dầu khu vực 2 TNHH MTV: 6 người + Công ty cổ phần Vận tải xăng dầu VITACO: 4 người

+ Công ty cổ phần Vận tải xăng dầu đường thủy-PJITACO: 3 người + Công ty TNHH MTV dịch vụ- thương mại VITACO: 3 người - Nội dung thảo luận (phụ lục5)

3.3.1.2 Phỏng vấn sâu

- Mục đích thực hiện: nhằm kiểm tra nội dung và hình thức (về câu chữ) của thang đo nháp 2 từ đó hiệu chỉnh trở thành thang đo hoàn chỉnh.

- Thành phần tham gia gồm: cán bộ quản lý từ tổ trưởng trở lên đang làm việc tại 4 Công ty xăng dầu trực thuộc Petrolimex khu vực TP.Hồ Chí Minh.

- Cách tiến hành: thực hiện phỏng vấn 16 người với nội dung bản câu hỏi đã điều chỉnh sau khi thảo luận nhóm tập trung.

3.3.2 Kết quả nghiên cứu định tính

3.3.2.1 Kết quả thảo luận nhóm tập trung:

- Nhìn chung nhóm thảo luận đều nhất trí với các yếu tố thành phần của thang đo mà tác giả đề nghị ở thang đo nháp 2, tuy nhiên nhóm thảo luận bổ sung thêm:

+ Yếu tố: “Khen thưởng và phúc lợi” vào thang đo vì nhóm thảo luận cho rằng việc khen thưởng nhân viên khi đạt thành tích cao là rất thiết thực, nó đóng vai trị rất quan trọng trong việc kích thích sự nỗ lực của nhân viên, làm cho họ

cảm thấy thành quả lao động của họ được lãnh đạo công nhận và tưởng thưởng xứng đáng. Phúc lợi của Cơng ty cũng đóng vai trị rất quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lịng đối với cơng việc, nhân viên muốn Cơng ty thực hiện tốt các chế độ như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ trợ cấp khi về hưu, tham quan nghỉ mát,…để họ yên tâm làm việc và cảm thấy Công ty ln quan tâm đến lợi ích thiết thực của họ. Đây là động lực lớn để họ phấn đấu, cống hiến nhiều hơn cho tổ chức.

+ Yếu tố “Điều kiện làm việc” sẽ bổ sung thêm “sự đồng cảm” vì theo nhóm thảo luận thì sự đồng cảm trong công việc rất cần thiết: trong cuộc sống mọi người đều có những khó khăn riêng cần phải giải quyết, cần được chia sẻ, cảm thơng từ phía lãnh đạo và nhân viên cần được linh hoạt về giờ giấc để giải quyết vấn đề cá nhân. Hơn nữa, xu hướng lãnh đạo theo trí tuệ cảm xúc (EQ) ngày nay là một xu hướng mới và thiết thực, các nhà lãnh đạo cần phải biết quản lý cảm xúc của nhân viên để cải thiện mối quan hệ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên giải quyết việc riêng, điều này làm cho nhân viên cảm thấy gắn bó hơn với Cơng ty và đó là liều “Thuốc bổ” động viên họ làm việc tốt hơn, cống hiến nhiều hơn cho Công ty đặc biệt là đối với giới nữ.

3.3.2.2 Kết quả phỏng vấn sâu

- Nhóm đề nghị bổ sung thêm biến quan sát thứ 4 về sự nỗ lực của nhân viên: “Cảm thấy vui mừng khi những cố gắng của mình đã đóng góp tốt cho Cơng ty”. Theo nhóm phỏng vấn thì nhân viên ln mong muốn sự cố gắng của họ có ý nghĩa, góp phần cùng Cơng ty hồn thành xuất sắc nhiệm vụ SXKD, thành quả mà Cơng ty đạt được có một phần đóng góp của họ, do vậy họ ln phấn đấu, nỗ lực hết mình để hồn thành nhiệm vụ được giao và rất phấn khởi khi những cố gắng đó đạt hiệu quả cao.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính, các thành phần của sự hài lịng và sự nỗ lực của nhân viên tại 4 Công ty trực thuộc Petrolimex khu vực TP.Hồ Chí Minh và các

thang đo nháp 1 được hiệu chỉnh thành thang đo hoàn chỉnh được sử dụng trong nghiên cứu định lượng như sau:

Các thành phần đo lường sự hài lịng đối với cơng việc bao gồm bảy yếu tố thành phần:

+ Bản chất công việc

+ Điều kiện làm việc và sự đồng cảm + Cơ hội đào tạo và thăng tiến

+ Tiền lương + Lãnh đạo + Đồng nghiệp

+ Khen thưởng và phúc lợi

Các thang đo sự hài lịng đối với cơng việc của nhân viên

a. Thang đo về bản chất công việc :

Thang đo được thiết kế gồm 6 biến quan sát:

Ký hiệu Biến quan sát

CV1 Công việc kinh doanh và vận tải xăng dầu hiện tại cho phép Anh/Chị sử dụng tốt năng lực của mình

CV2 Anh /Chị cảm thấy thú vị khi thực hiện công việc

CV3 Công việc kinh doanh và vận tải xăng dầu hiện tại có nhiều thách thức đối với Anh/Chị

CV4 Công việc kinh doanh và vận tải xăng dầu của Anh/Chị được mô tả rõ ràng CV5 Công việc kinh doanh và vận tải xăng dầu có quyền hạn và trách nhiệm

phù hợp

CV6 Anh/Chị cảm thấy tiến bộ hơn sau khi hồn thành cơng việc

b. Thang đo về điều kiện làm việc và sự đồng cảm:

Ký hiệu Biến quan sát

ĐK1 Trang thiết bị nơi làm việc hiện đại, an toàn, sạch sẽ

ĐK2 Công ty đảm bảo tốt các điều kiện về an tồn, bảo hộ lao động ĐK3 Bố trí thời gian làm việc hợp lý, linh hoạt

ĐK4 Theo Anh/Chị áp lực công việc hiện tại không cao

ĐK5 Công ty tạo điều kiện để Anh/Chị giải quyết các vấn đề cá nhân ĐK6 Anh/Chị luôn nhận được lời khuyên, sự chia sẻ từ cấp trên

c. Thang đo về cơ hội đào tạo và thăng tiến

Thang đo “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” bao gồm 5 biến quan sát:

Ký hiệu Biến quan sát

ĐT1 Công ty thường xuyên mở lớp đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn

ĐT2 Công ty giúp cho Anh/Chị có kế hoạch rõ ràng về đào tạo, phát triển nghề nghiệp cá nhân

ĐT3 Công ty tạo cho Anh/Chị nhiều cơ hội thăng tiến ĐT4 Chính sách thăng tiến của Cơng ty cơng bằng

ĐT5 Anh /Chị hiểu rõ những đều kiện thăng tiến trong nghề nghiệp

d. Thang đo về tiền lƣơng

Thiết kế thang đo về tiền lương gồm 5 biến quan sát:

Ký hiệu Biến quan sát

TN1 Anh/Chị có thể sống hồn tồn dựa vào tiền lương từ Cơng ty TN2 Công ty trả lương tương xứng với kết quả làm việc

TN3 Công ty trả lương công bằng TN4 Anh/Chị thường được tăng lương

TN5 Tiền lương cuả Anh/Chị cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường

e. Thang đo về lãnh đạo

. Thang đo về lãnh đạo gồm 7 biến quan sát :

Ký hiệu Biến quan sát

LĐ1 Trong công việc, Anh/Chị nhận được sự hỗ trợ từ lãnh đạo

LĐ2 Lãnh đạo thường đưa ra lời nhận xét sau khi hồn thành xong cơng việc LĐ3 Lãnh đạo có khuyến khích Anh/Chị tham gia vào những quyết định quan trọng LĐ4 Lãnh đạo hòa nhã, thân thiện và cởi mở với nhân viên

LĐ5 Anh/Chị biết được phạm vi, trách nhiệm về cơng việc của mình LĐ6 Nhân viên trong Công ty được đối xử công bằng, không phân biệt LĐ7 Hoạt động của Công ty mang lại hiệu quả tốt

f. Thang đo về đồng nghiệp

Thang đo yếu tố đồng nghiệp bao gồm 3 biến quan sát:

Ký hiệu Biến quan sát

ĐN1 Đồng nghiệp của Anh/Chị thường giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt công việc

ĐN2 Đồng nghiệp của Anh/Chị có thân thiện và dễ chịu ĐN3 Anh/Chị và đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt

g. Thang đo về khen thƣởng và phúc lợi

Thang đo yếu tố này gồm 3 biến quan sát như sau:

Ký hiệu Biến quan sát

KT1 Anh/Chị được khen thưởng khi hồn thành tốt cơng việc KT2 Công ty xét thưởng công bằng, minh bạch

KT3 Cơng ty có chế độ phúc lợi cơng bằng

Sự nỗ lực của nhân viên được đo lường bằng 4 biến quan sát:

+ Tự nguyện nâng cao năng lực, trình độ để cống hiến nhiều hơn cho Công ty

+ Cố gắng hết mình để hồn thành tốt cơng việc được giao

+ Cảm thấy vui mừng khi những cố gắng của mình đã đóng góp tốt cho Cơng ty.

Thang đo về sự nỗ lực của nhân viên

Sự nỗ lực của nhân viên trong tổ chức là trạng thái biểu đạt thái độ hết mình trong việc nâng cao kỹ năng để có thể cống hiến nhiều hơn cho công việc; và sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân khi cần thiết để giúp đỡ nhóm, tổ chức làm việc thành công. Thang đo về sự nỗ lực của nhân viên gồm 4 biến quan sát sau:

Ký hiệu Biến quan sát

NL1 Anh/Chị tự nguyện nâng cao năng lực, trình độ để cống hiến nhiều hơn cho Công ty

NL2 Anh/Chị cảm vui mừng khi những cố gắng của mình đã đóng góp tốt cho Cơng ty

NL3 Anh/Chị cố gắng hết mình để hồn thành tốt cơng việc được giao

NL4 Anh/Chị sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân khi cần thiết để giúp đỡ Cơng ty/nhóm làm việc hiệu quả

Với kết quả nghiên cứu định tính như đã trình bày, mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được hiệu chỉnh từ mơ hình lý thuyết như sau:

a. Mơ hình nghiên cứu

Điều kiện làm việc và sự đồng cảm

Cơ hội đào tạo và thăng tiến Tiền lương Lãnh đạo Đồng nghiệp Sự nỗ lực D1- Tuổi tác D2- Trình độ D3- Giới tính D4- Chức danh D5- Thâm niên D6- Thu nhập

Hình 3.2 Mơ hình nghiên cứu

Bản chất cơng việc Khen thưởng và phúc lợi HD1 HD2 HD3 HD4 HD5 HD6 H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7

b. Các giả thuyết nghiên cứu:

H1: Mức độ hài lịng về “Bản chất cơng việc” tăng hay giảm sẽ làm sự nỗ lực của nhân viên tăng hay giảm theo.

H2: Mức độ hài lòng về “Điều kiện làm việc và sự đồng cảm” tăng hay giảm sẽ làm sự nỗ lực của nhân viên tăng hay giảm theo.

H3: Mức độ hài lòng về “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” tăng hay giảm sẽ làm sự nỗ lực của nhân viên tăng hay giảm theo.

H4: Mức độ hài lòng về “Tiền lương” tăng hay giảm sẽ làm sự nỗ lực của nhân viên tăng hay giảm theo.

H5: Mức độ hài lòng về “Lãnh đạo” tăng hay giảm sẽ làm sự nỗ lực của nhân viên tăng hay giảm theo.

H6: Mức độ hài lòng về “Đồng nghiệp” tăng hay giảm sẽ làm sự nỗ lực của nhân viên tăng hay giảm theo.

H7: Mức độ hài lòng về “Khen thưởng và phúc lợi” tăng hay giảm sẽ làm sự nỗ lực của nhân viên tăng hay giảm theo.

3.4. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG

Nghiên cứu định lượng nhằm mục đích kiểm định mơ hình lý thuyết đã đề xuất, kiểm định các giả thuyết, đo lường ảnh hưởng của từng yếu tố cấu thành sự hài lòng đến sự nỗ lực của nhân viên, xem xét ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân đến sự hài lịng đối với cơng việc và sự nỗ lực của nhân viên tại 4 Công ty trực thuộc Tổng cơng ty xăng dầu VN khu vực TP.Hồ Chí Minh.

3.4.1 Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng được thiết kế gồm 2 phần (phụ lục 6)

- Phần A: Đánh giá mức độ hài lịng đối với cơng việc và sự nỗ lực của nhân viên

Tác giả thiết kế bảng câu hỏi gồm 39 biến quan sát tương ứng với 8 thành phần của thang đo. Sử dụng thang đo Likert 5 bậc với lựa chọn số 1 có nghĩa là hồn tồn khơng đồng ý và lựa chọn số 5 có nghĩa là hồn tồn đồng ý.

- Phần B: Thông tin cá nhân về nhân viên được khảo sát đánh giá

Ngồi các thành phần chính, tác giả thiết kế thêm một số câu hỏi thuộc về các đặc điểm cá nhân như: giới tính, trình độ học vấn, thâm niên cơng tác, chức vụ, độ tuổi và thu nhập bình quân của nhân viên.

3.4.2 Thiết kế mẫu nghiên cứu

3.4.2.1 Kích thước mẫu

Luận văn này có sử dụng phân tích nhân tố, theo Gorsuch (1983) thì phân tích nhân tố cần có ít nhất 200 quan sát, theo Hatcher (1994), ông cho rằng số quan sát nên lớn hơn 5 lần số biến quan sát, với tổng số biến quan sát là 39, tác giả chọn kích thước mẫu nghiên cứu n =350.

3.4.2.2 Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện kết hợp với phương pháp chọn mẫu định mức theo tỉ lệ CBCNV của 4 Công ty trực thuộc Petrolimex tại TP.Hồ Chí Minh. Tỉ lệ mẫu như sau:

STT Tên Công ty Số lượng nhân viên Quy mô

mẫu Số lượng Tỉ lệ %

1 Cty Xăng dầu Khu vực 2 TNHH MTV 1.091 60,07 210

2 Cty CP Vận tải xăng dầu VITACO 313 17,24 60

3 Cty CP Vận tải xăng dầu đường thủy-PJITACO 240 13,22 46

4 Cty TNHH MTV DV-TM VITACO 172 9,47 34

Tổng cộng 1.816 100 350

(số lượng nhân viên ở các Công ty chỉ giới hạn ở lĩnh vực hoạt động kinh doanh xăng dầu và vận tải xăng dầu)

3.4.2.3 Đối tượng phỏng vấn:

Đối tượng phỏng vấn là các Trưởng, Phó phịng, Trưởng bộ phận, Thuyền trưởng, chuyên viên khối quản lý, các sĩ quan, thuyền viên, nhân viên trực tiếp.

3.4.2.4 Hình thức phỏng vấn

- Đối với các nhân viên khối quản lý và nhân viên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu: trực tiếp gửi bảng khảo sát nghiên cứu định lượng đến các đối tượng cần phỏng vấn theo tỉ lệ định sẵn ở phần trên.

- Đối với các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực vận tải xăng dầu: gửi bảng khảo sát nghiên cứu định lượng theo đường bưu điện.

3.4.3 Thông tin về mẫu nghiên cứu

- Theo độ tuổi: đối tượng tham gia phỏng vấn gồm 350 người trong đó ở độ tuổi dưới

30 là 124 người chiếm 36%; độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi là 134 người chiếm 38%; tuổi từ 40 đến 49 là 68 người chiếm 19% và ở độ tuổi từ 50 trở lên là 24 người chiếm 7%.

Bảng 3.1 Mô tả mẫu theo độ tuổi

STT Độ tuổi Số lượng Phần trăm (%) % tích lũy

1 Dưới 30 124 36.0 36.0

2 Từ 30-39 134 38.0 74.0

3 Từ 40-49 68 19.0 93.0

4 Từ 50 trở lên 24 7.0 100.0

TỔNG CỘNG 350 100.0

- Theo giới tính : thành phần của mẫu nghiên cứu gồm có 244 nam chiếm 74,9% và

106 nữ chiếm 25,1%. Tỉ lệ này là phù hợp với đặc thù nhân sự tại các Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và vận tải xăng dầu (nam chiếm tỉ trọng là 2/3 và nữ chiếm tỉ trọng 1/3)

Bảng 3.2 Mơ tả mẫu theo giới tính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của sự hài lòng đối với công việc đến sự nỗ lực của nhân viên làm việc tại các công ty trực thuộc petrolimex khu vực TPHCM (Trang 45)