Hàm sản xuất Cobb – Douglas đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy mô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy mô của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 31)

1.4.1. Khái niệm:

Hàm sản xuất Cobb – Douglas là một hàm số biểu thị sự phụ thuộc của sản lượng vào các yếu tố đầu vào. Nói cách khác, trong hàm sản xuất, biến số phụ thuộc (hay biến số được thuyết minh) là sản lượng, còn biến số độc lập (hay biến số thuyết minh) là các mức đầu vào như lao động, vốn13…Trong kinh tế học vi mô, hàm sản xuất biểu thị lượng sản phẩm được nhà sản xuất sản xuất ra từ những yếu tố sản xuất mà anh ta có như vốn, lao động... Trong kinh tế học vĩ mô, hàm sản xuất biểu thị giá trị tổng sản phẩm nội địa phụ thuộc vào số lượng lao động, lượng vốn, công nghệ của một nền kinh tế.

Để đo lường hiệu quả kinh tế theo quy mô, các nhà kinh tế học thường sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để đánh giá. Ngoài ra, khi ứng dụng vào từng trường hợp cụ thể, các nhà kinh tế còn biến đổi một vài biến trong mơ hình để phù hợp hơn.

1.4.2. Mơ hình

Hàm sản xuất Cobb-Douglas được biểu diễn như sau: Y = ALαKβ Trong đó: Y = sản lượng L = số lượng lao động K = lượng vốn

A = năng suất toàn bộ nhân tố

α và β là các hệ số co dãn theo sản lượng lần lượt của lao động và vốn; chúng cố định

và do công nghệ quyết định. Nếu:

α + β = 1, thì hàm sản xuất có lợi tức khơng đổi theo quy mô, nghĩa là dù lao động

và vốn có tăng thêm 1% mỗi thứ, thì sản lượng cũng chỉ tăng thêm đúng 1%. Khi đó, việc tăng quy mơ sản xuất hay khơng là dựa vào quyết định của ban quản trị công ty, và tình hình cụ thể. Nếu:

α + β < 1, thì hàm sản xuất có lợi tức giảm dần theo quy mơ. Khi đó, tăng quy mơ

sản xuất, sản lượng có tăng nhưng mức tăng tương ứng thấp hơn mức tăng của các yếu tố. Khi đó, việc mở rộng sản xuất thì năng suất khơng tăng lên mà giảm xuống, lúc đó tốt nhất doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào tăng quy mô sản xuất mà phải tập trung tăng năng suất sản xuất. Cịn nếu:

α + β > 1, thì hàm sản xuất có lợi tức tăng dần theo quy mơ. Đây là điều kiện tốt để

doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất và hưởng được lợi thế theo quy mô của sản xuất. Doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất, khơng chỉ giúp tăng sản lượng mà cịn giúp tăng năng suất sản xuất, đạt hiệu quả cao hơn.

1.4.3. Các ứng dụng:

Mơ hình Cobb – Douglas được ứng dụng nhiều trong thực tiễn, trong đó lĩnh vực áp dụng nhiều nhất là trong các mơ hình đánh giá hiệu quả sản xuất của các lĩnh vực khác nhau từ nông nghiệp, công nghiệp, thủy hải sản, đến các ngành thương mại dịch vụ…và cho đến tầm vĩ mô là một quốc gia, một khu vực và châu lục. Mơ hình Cobb – Douglas cịn dùng để đo lường năng suất của các yếu tố đầu vào cho một doanh nghiệp hay một ngành sản xuất, từ đó có thể xác định tính hiệu quả của các yếu tố trong quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, khi ứng dụng vào các mơ hình cụ thể, các nhà nghiên cứu kinh tế thường biến đổi một số yếu tố trong hàm sản xuất Cobb – Douglas để cho thích hợp và mang tính thực tiễn để đánh giá chính xác. Mơ hình Cobb – Douglas chủ yếu dùng để tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm dựa trên các số liệu thứ cấp được thu thập để xử lý và cho ra kết quả.

1.5. Các mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy mô của ngân hàng thương mại được nghiên cứu trên thế giới:

Mơ hình Cobb – Douglas đã được nghiên cứu áp dụng trong nhiều bài nghiên cứu khác nhau trên thế giới, các nghiên cứu có những sai khác ở mỗi quốc gia và khu vực. Nhưng mục đích cuối cùng là đánh giá tính hiệu quả theo quy mơ của NHTM.

1.5.1. Nghiên cứu cho hệ thống NHTM Châu Âu14

Hai nhà kinh tế học Laura Cavallo, Stefania P.S. Rossi thực hiện nghiên cứu về tính hiệu quả theo quy mô của hệ thống ngân hàng Châu Âu vào năm 2000, được công bố năm 2001. Với xu thế hòa nhập làm gia tăng cạnh tranh trong hệ thống các NHTM Châu Âu những năm 1980 – 2000, điều đó dẫn đến xu thế sáp nhập – hợp nhất của các NHTM ở đây. Các NHTM nhỏ bị thâu tóm và sáp nhập vào các NHTM khác lớn hơn để cho ra kết quả một NHTM với quy mô hoạt động rộng lớn hơn. Hai nhà kinh tế học đã vận dụng mơ hình hàm sản xuất Cobb – Douglas để kiểm chứng tính hiệu quả theo quy mô của hệ thống NHTM ở đây, cụ thể hai nhà nghiên cứu đã kiểm chứng việc gia tăng tính hiệu quả trong chi phí các yếu tố đầu vào theo quy mô của các NHTM.

Trong xu thế những năm 1980 – 1990, với công nghệ ngày càng hiện đại, các hạn chế dần được dỡ bỏ trên thị trường ngân hàng, các NHTM đã dần lấn sâu hơn vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó khơng chỉ cho vay trong và ngồi nước mà NHTM cịn cấp tín dụng cho bất kỳ lĩnh vực nào.

Hai tác giả dùng dữ liệu từ năm 1992 đến 1997 tại 6 quốc gia thuộc Châu Âu để kiểm nghiệm tính hiệu quả theo quy mơ. Mơ hình tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này mơ hình hàm sản xuất Cobb – Douglas và được biến đổi thành mơ hình Translog

specification 15(lấy logarit của cả hai vế của hàm sản xuất Cobb – Douglas - tạm dịch là mơ hình siêu logarit). Từ mơ hình và dữ liệu được tính tốn, hai nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận:

- Có sự gia tăng các yếu tố khơng hiệu quả trong hệ thống NHTM Châu Âu trong giai đoạn 1992 – 1997, đặc biệt là ở các NHTM tập trung vào các hoạt động truyền thống như cho vay thương mại, huy động vốn qua tiền gửi, cho vay cho các doanh nghiệp.

- Yếu tố hiệu quả kinh tế theo quy mô hiện hữu ở hầu hết các NHTM được kiểm chứng trong giai đoạn này. Đặc biệt các NHTM nhỏ có tính hiệu quả theo quy mơ cao hơn, cịn các NHTM lớn có tính hiệu quả khi NHTM lớn phát triển các dòng sản phẩm dịch vụ mới.

1.5.2. Nghiên cứu cho hệ thống NHTM Paskistan16

Tại Paskistan, nhà nghiên cứu Atsushi Limi tiến hành nghiên cứu tính hiệu quả của hệ thống NHTM tại nước này cho giai đoạn 1998 – 2001, giai đoạn mà hệ thống NHTM Paskistan được tiến hành tái cấu trúc mạnh mẽ. Trong giai đoạn này, hệ thống NHTM Paskistan đồng thời mở rộng hoạt động, chun mơ hóa vào các lĩnh vực, đa dạng hóa các hoạt động, tác giả Atsushi Limi kiểm chứng tính hiệu quả theo quy mơ của hệ thống NHTM. Mơ hình tác giả Atsushi Limi sử dụng cũng là mơ hình Translog của mơ hình Logarit giống hai tác giả Laura Cavallo và Stefania P.S. Rossi. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy:

- Hiệu quả theo quy mô tồn tại trong hệ thống NHTM của Paskistan

- Việc đa dạng hóa danh mục kinh doanh làm tăng lợi nhuận của NHTM tại Paskistan

- Trong đó, các NHTM tư nhân có tính hiệu quả theo quy mô cao nhất, tiếp theo là các NHTM nước ngoài và NHTM nhà nước.

15 Scale and scope economies in the European banking systems - Laura Cavallo and Stefania P.S. Rossi – 2001 – trang 5

16 Banking sector reforms in Pakistan: economies of scale and scope, and cost complementarities - Atsushi Limi - 2004

1.5.3. Nghiên cứu cho hệ thống NHTM Ukraina17:

Hai tác giả Alexander Mertens, Giovanni Urga tiến hành nghiên cứu tính hiệu quả theo quy mô cho 79 NHTM ở Ukraina từ 168 NHTM của nước này trong năm 1998. Một lần nữa, mơ hình Translog phát triển từ hàm sản xuất Cobb – Douglas được áp dụng18. Kết quả nghiên cứu khẳng định:

- NHTM nhỏ có tính hiệu quả theo quy mơ cao hơn trong việc tiết kiệm chi phí, nhưng mang tính hiệu quả ít hơn trong hàm lợi nhuận

- Có sự khác biệt trong tính hiệu quả kinh tế theo quy mô giữa NHTM nhỏ và NHTM lớn, NHTM lớn khơng có tính hiệu quả theo quy mơ.

- Mức độ phát triển của trình độ cơng nghệ tại Ukraina chưa cho phép tính hiệu quả theo quy mơ cao tại quốc gia này.

Xét về tổng tài sản và cho toàn bộ mẫu, khi NHTM tăng tổng tài sản thì hiệu quả hoạt động của NHTM cũng tăng theo. NHTM sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động sẽ gia tăng hiệu quả hoạt động. Nhưng dư nợ tín dụng tăng làm gia tăng rủi ro tín dụng của NHTM, cịn Vốn chủ sở hữu tăng chưa chắc làm gia tăng hiệu quả hoạt động của NHTM. NHTM nào phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, tiện ích sẽ gia tăng hiệu quả hoạt động của mình. Do đó để đánh giá tổng qt tình hình thực tế hoạt động của các NHTM Việt Nam thời gian qua, tác giả tổng hợp tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua dựa trên các số liệu thứ cấp thu thập được và các số liệu sơ cấp trên báo cáo tài chính của các NHTM.

17 Efficiency, scale and scope economies in the Ukrainian banking sector in 1998 - Alexander Mertens, Giovanni Urga - 2001

18 Efficiency, scale and scope economies in the Ukrainian banking sector in 1998 - Alexander Mertens, Giovanni Urga – 2001 – trang 4

Kết luận chương 1:

Ngân hàng thương mại có nhiều hoạt động trong đó ba nhóm hoạt động chính bao gồm: huy động vốn, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh tốn. Khi quy mơ các hoạt động tăng lên sẽ làm tăng quy mơ của NHTM nhưng khơng có nghĩa rằng hiệu quả hoạt động của NHTM cũng sẽ tăng theo quy mô.

Để đo lường quy mơ của NHTM nhóm chỉ tiêu thường được sử dụng là tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu, trong đó chỉ tiêu tổng tài sản được sử dụng phổ biến nhất. Khi quy mơ hoạt động của NHTM tăng lên, có nhiều yếu tố tác động lên hiệu quả hoạt động của NHTM như các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh. Trong nhóm các yếu tố nội sinh được khảo sát thì các yếu tố liên quan đến ban quản lý, đến chiến lược hoạt động là một trong những yếu tố được đánh giá có tác động mạnh nhất. Các yếu tố ngoại sinh thì nhóm các yếu tố liên quan đến khủng hoảng, lãi suất…có tác động mạnh nhất.

Để đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM mơ hình thường được sử dụng nhất là mơ hình dùng hàm sản xuất Cobb – Douglas. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tại nhiều quốc gia khác nhau như tại Châu Âu, tại Ukraina…áp dụng thành cơng mơ hình Cobb – Douglas để đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM. Vì vậy việc sử dụng mơ hình này là thích hợp. Tuy nhiên khi áp dụng vào Việt Nam phải áp dụng sao cho thích hợp nhất.

2. Chương 2: THỰC TRẠNG QUY MÔ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. Quy mô và hiệu quả hoạt động của Hệ thống Ngân hàng Việt Nam trước 199019:

Trước năm 1990, hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam được tổ chức theo hình thức là hệ thống ngân hàng một cấp bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các chi nhánh từ trung ương đến địa phương. Hệ thống này do NHNN đứng đầu quản lý, thực hiện cả nhiệm vụ quản lý hoạt động tiền tệ, ngân hàng, tín dụng, thanh tốn vừa kinh doanh sinh lời như chức năng của NHTM. Trong giai đoạn này, hệ thống chủ yếu thực thi các chính sách của nhà nước về tài chính, tiền tệ. Hệ thống khơng tách bạch rõ giữa nhiệm vụ quản lý và kinh doanh làm cho hoạt động của hệ thống không đạt hiệu quả.

Đến năm 1988, khi Nghị định 53/HĐBT ra đời đã cho thí điểm tách hai chức năng quản lý và kinh doanh ra thành hai hệ thống ngân hàng khác nhau. Với cơ cấu tổ chức như vậy, bước đầu giúp hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, cung ứng được các sản phẩm dịch vụ mới cho nền kinh tế bắt đầu mở cửa. Đồng thời, các ngân hàng kinh doanh bắt đầu chú ý đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng mình, tuy nhiên hoạt động của các ngân hàng giai đoạn này vẫn còn những hạn chế (Phụ lục 3 – Sơ đồ 3.1).

Như vậy, trong giai đoạn này, hoạt động của các NHTM là không tác rời với ngân hàng nhà nước và chưa thể đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy mô của các NHTM giai đoạn này.

2.2. Quy mô và hiệu quả hoạt động hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1991 – 1999:

Bước sang giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng đã tách bạch rõ ràng hơn ở hai cấp, và tính chất của NHTM đã dần hình thành rõ nét hơn ở các ngân hàng. Các ngân hàng đã đáp ứng hiệu quả hơn nhu cầu vốn của nền kinh tế và các dịch vụ khác. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng gần gũi hơn với công chúng và thêm nhiều sản phẩm khác ra đời. Các ngân hàng cũng đã duy trì được mức lãi suất thực dương và dần tiến đến lãi suất theo thị trường.

Về mặt pháp lý, Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh về các Tổ chức tín dụng 1990 ra đời đã xây dựng hành lang pháp lý bước đầu cho hoạt động của các ngân hàng thương mại. Từ đây thuật ngữ NHTM được sử dụng phổ biến hơn và dần trở thành kênh chu chuyển vốn quan trọng nhất của nền kinh tế (Phụ lục 3 – sơ đồ 3.2). Từ đây, tính chất độc quyền trong kinh doanh ngân hàng đã được xóa bỏ, các tổ chức cá nhân đã được phép thành lập các NHTM và tiến hành kinh doanh, đồng thời cho phép các NHTM nước ngoài được phép thành lập chi nhánh NHTM nước ngoài tại Việt Nam và cả các ngân hàng liên doanh cũng được thành lập. Khi có sự tham gia nhiều hơn của các NHTM khác nhau, tính hiệu quả trên thị trường ngân hàng càng trở nên hiệu quả và có tính cạnh tranh cao hơn giai đoạn trước đó. Với sự xuất hiện nhiều hơn của các NHTM, tuy nhiên NHTM nhà nước vẫn nắm thị phần lớn trong thị trường.

Bảng 2.1: Thị phần các NHTM Việt Nam giai đoạn 1993 – 1996

Đến năm 1998, trên q trình phát triển hồn chỉnh thị trường tài chính nói chung và thị trường ngân hàng nói riêng, chúng ta có thêm Luật Các Tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 2/12/1997 đã gần như hoàn chỉnh hành lang pháp lý cho hoạt động của NHTM giai đoạn này. Chính nhờ những phát triển trong luật pháp cộng với sự phát triển và hòa nhập chung của cả nền kinh tế đã giúp đẩy mạnh hoạt động của hệ thống NHTM. Dư nợ tín dụng gia tăng, tiền gửi từ dân cư cũng gia tăng, quy mô tài sản của NHTM tăng lên.

Mặc dù hoạt động gia tăng, và quy mơ tín dụng mở rộng, tuy nhiên các NHTM vẫn chỉ tập trung vào hoạt động cấp tín dụng là chính, điều đó cộng với kỹ năng quản trị rủi

ro tín dụng chưa phát triển tương ứng làm cho nợ quá hạn, nợ xấu gia tang từ 6% (1994) lên 13.2% (1999):

Đồ thị 2.1: Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ hệ thống NHTM Việt Nam 1992 – 1999 (%)

Nguồn: Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Viết Hùng

Như vậy, giai đoạn 1991 – 1999 là giai đoạn hình thành những nền tảng ban đầu của hệ thống NHTM Việt Nam, các NHTM mà chủ yếu là NHTM NN bắt đầu mở rộng hoạt động tại các thành phố lớn nhiều hơn, quy mô cũng gia tăng đáng kể và hiệu quả hoạt động khá tốt vì trong giai đoạn đầu này lao động và vốn được sử dụng hiệu quả vì quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy mô của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)