Án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam giai đoạn 2011 2015 (Quyết định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy mô của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 102 - 104)

4. Chương 4: GIẢI PHÁ P KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

4.1. Vấn đề tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam

4.1.1. án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam giai đoạn 2011 2015 (Quyết định

- 2015 (Quyết định 254/QĐ-TTg)35:

Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 với các nội dung chính (tham khảo các vấn đề cốt lõi và giải pháp của đề án 254 trong phụ lục 6). Theo đề án 254 đến năm 2020 phát triển được hệ thống các TCTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng cho nền kinh tế. Đề án hướng đến nâng cao vai trò, vị trí chi phối của các NHTM nhà nước, bảo đảm NHTM NN là lực lượng chủ lực, chủ đạo trong hệ thống, có quy mơ lớn, hoạt động an tồn, hiệu quả và có năng lực quản trị tiên tiến, khả năng cạnh trong trong nước và quốc tế.

Với các tổ chức tín dụng cịn lại sẽ được sắp xếp lại để đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả, đúng pháp luật và cùng với NHTM NN giữ hệ thống tín dụng ổn định và phát triển vững chắc. Các TCTD phải cạnh tranh lành mạnh và hoạt động công khai, minh bạch. Tạo điều kiện cho các TCTD lành mạnh phát triển, kiên quyết xử lý các NHTM yếu kém. Kiểm sốt quy mơ, tốc độ tăng trưởng, phạm vi hoạt động kinh doanh của TCTD phù hợp với điều kiện tài chính và năng lực quản trị. Các TCTD được phân thành 3 nhóm dựa vào chất lượng tài sản, cơng nợ, vốn tự có và mức độ an tồn của TCTD để tái cơ cấu: TCTD lành mạnh, TCTD thiếu thanh khoản tạm thời, TCTD yếu kém.

Đề án đã được xây dựng và Chính phủ phê duyệt, vấn đề cịn lại là q trình thực hiện như thế nào. Nếu Chính phủ quyết tâm thực hiện tái cơ cấu lại toàn diện và làm triệt để thì sẽ mang lại hiệu quả. Tuy nhiên có những vấn đề chưa được đề án giải quyết đó là:

- Vốn cho quá trình tái cơ cấu này là bao nhiêu và nguồn từ đâu?

- Cơ quan quản lý trực tiếp tồn bộ q trình là NHNN hay Chính phủ?

- Về các khoản nợ xấu của hệ thống NHTM hiện nay được đánh giá là chưa phản ảnh tồn bộ thực tế vì chuẩn mực đánh giá của Việt Nam cịn có những khoảng cách với thế giới, trong khi đó theo đề án thì vẫn sử dụng chuẩn mực Việt Nam để đánh giá, đồng thời việc xử lý nợ xấu sao cho hiệu quả?

- Các giải pháp được đề ra là tăng quy mô hoạt động và vốn chủ sở hữu, NHTM NN nắm vai trị chủ đạo và dẫn dắt tồn thị trường liệu có làm được?

Lộ trình cũng như giải pháp tái cấu trúc đã được đề ra, tuy nhiên quá trình tái cấu trúc cũng gặp phải nhiều khó khăn cả trong thực thi lẫn chính sách. Q trình tái cấu trúc đã có những bước đi đầu tiên những cịn rất nhiều việc phải làm, do đó đánh giá diễn biến và vị trí hiện tại của q trình tái cấu trúc là điều cần thiết.

4.1.2. Diễn biến quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam:

Bắt đầu từ năm 2010 thì các tổ chức xếp hạng tín dụng trên thế giới như Fitch đã có những cảnh báo về rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam khi cơng bố hạ bậc tín nhiệm của một trong những ngân hàng lớn là Vietcombank, BIDV và ACB. Sau đó lần lượt nhiều sự kiện khác diễn ra sau đó trong suốt năm 2011 và năm 2012 mà sự kiện sáp nhập

của ba ngân hàng SCB, Việt Nam Tín Nghĩa, và Ngân hàng Đệ Nhất (trong năm 2011), HBB vào SHB (năm 2012), sự ra đời của đề án 254 (năm 2012) là những sự kiện nổi bật (xem thêm Phụ lục 7).

Có thể thấy q trình tái cấu trúc các NHTM Việt Nam so với lộ trình đề ra trong đề án 254 của Chính phủ cịn khá chậm và chưa kịp tiến độ. Những vấn đề cơ bản chưa được giải quyết là:

- Phân loại các nhóm ngân hàng tốt, xấu cụ thể chưa có thơng tin chính thức và chưa có tiêu chí rõ ràng.

- Chi phí cho q trình tài cấu trúc cịn chưa kịp đề cập sẽ lấy từ nguồn nào, và chi phí là bao nhiêu.

- Việc sử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM chưa có hướng giải quyết cụ thể, mặc dù có ý kiến đề nghị thành lập cơng ty mua bán nợ với vốn 100,000 tỷ VND nhưng vẫn chưa có thơng tin chính thức từ chính phủ và vốn lấy từ nguồn nào.

- Hai trường hợp sáp nhập các ngân hàng tại Việt Nam trong năm 2011 và 2012 chủ yếu là trên tinh thần tự nguyện hợp tác chứ chưa có sự can thiệp của chính phủ và NHNN.

- Một số trường hợp sáp nhập có nhiều tin đồn xung quanh song vẫn chưa có thơng tin chính thức như trường hợp của STB và EIB.

- Chính phủ và NHNN chưa có tổng kết giai đoạn thực hiện hoặc mục tiêu thực hiện cụ thể trong từng thời gian do đó hiện trạng q trình tái cấu trúc tới đâu vẫn không rõ ràng.

Không chỉ ở Việt Nam ta đến nay vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng mới diễn ra, trên thế giới đã có nhiều nước tiến hành thực hiện việc này. Trong đó có Hàn Quốc và Trung Quốc có những điểm giống với Việt Nam để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy mô của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)