THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 48 - 50)

NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT

2.3.1 Đã xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt

Thời gian qua, Ngân hàng đã liên tục ban hành chính sách kiểm sốt tăng trưởng tín dụng một cách linh hoạt để thích ứng với từng thời kỳ như chính sách tín dụng mở rộng năm 2007, 2009 và chính sách tín dụng thắt chặt năm 2008, 2010 – 2011.

Đã có sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu cho vay: Tăng tỷ trọng dư nợ đối với các tổ chức kinh tế vay ngắn hạn để bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm được dư nợ đối với đối tượng khách hàng cá nhân vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ cũng tăng đáng kể giúp giảm áp lực lên tiền đồng trong tình hình huy động vốn bằng tiền đồng những năm gần đây rất khó khăn và lãi suất cho vay tăng quá cao gây tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khoản vay.

2.3.2 Thành lập đƣợc Phòng Quản lý rủi ro

Cuối năm 2009 Ngân hàng đã thành lập Phòng Quản lý rủi ro nhằm thực hiện nhiệm vụ tham mưu nhằm giúp Ngân hàng phân bổ vốn một cách hiệu quả nhất. Chức năng và nhiệm vụ chính của Phịng Quản lý rủi ro trong công tác quản lý rủi ro tín dụng gồm:

Quản lý danh mục tín dụng (nhận dạng và đo lường):

kết hợp với các yếu tố khác tác động đến chất lượng tín dụng nhằm xác định các xu hướng rủi ro tín dụng trong tồn Ngân hàng.

Đầu mối, hướng dẫn thực hiện công tác phân loại nợ.

Phối hợp với Phịng Kế hoạch tiếp thị trong cơng tác lập kế hoạch tín dụng.

Chính sách tín dụng (kiểm sốt và giám sát tuân thủ):

Xây dựng giới hạn cơ cấu tín dụng theo từng ngành, từng sản phẩm, từng nhóm khách hàng…

Xây dựng và rà sốt chiến lược phát triển tín dụng, chính sách tín dụng. Rà soát rủi ro đối với các đề xuất từ bộ phận Quan hệ khách hàng về thay đổi sản phẩm tín dụng, ban hành sản phẩm tín dụng mới.

Giám sát việc thực hiện giới hạn cơ cấu danh mục tín dụng. Xử lý nợ quá hạn, nợ xấu:

Giám sát thực trạng nợ quá hạn, nợ xấu trong toàn Ngân hàng, giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý nợ tại các đơn vị để đề xuất can thiệp kịp thời.

Trình cấp có thẩm quyền tại Hội sở chính các biện pháp thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu các đơn vị trình về. Trực tiếp thực hiện và điều phối với các đơn vị để thực hiện các biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu.

2.3.3 Đã tách bạch đƣợc Phịng thẩm định tài sản và Phịng Phân tích tín dụng

Trước năm 2009 chuyên viên phân tích tín dụng kiêm ln tái định giá tài sản đảm bảo. Do khơng có chun mơn nghiệp vụ về thẩm định tài sản đảm bảo (đa số chuyên viên phân tích tín dụng tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, tài

chính, ngân hàng chứ khơng phải thẩm định giá) và số lượng nhân sự ít nên việc tái định giá tài sản chỉ mang tính hình thức, khơng sát với thực tế gây khó khăn khi phải xử lý tài sản đảm bảo. Hiện nay đã phân định rõ giữa hai bộ phận trên đồng thời đã tăng cường số lượng nhân sự để rút ngắn thời gian cũng như cải thiện chất lượng thẩm định hồ sơ.

2.3.4 Đã ban hành Quy trình xử lý nợ tồn đọng

Đầu năm 2011 Ngân hàng đã xây dựng và ban hành cụ thể quy trình xử lý nợ tồn đọng để hướng dẫn các đơn vị cho vay trong toàn hệ thống các bước thực hiện xử lý nợ tồn đọng thông qua các biện pháp như: Đôn đốc thu nợ, Xử lý tài sản, Khởi kiện hoặc Biện pháp khác. Trình tự thực hiện quy trình thơng qua các bước sau:

Bước 1: Củng cố hồ sơ

Bước 2: Xử lý trước khi áp dụng các biện pháp xử lý nợ tồn đọng Bước 3: Lập tờ trình xử lý nợ tồn đọng

Bước 4: Phê duyệt phương án xử lý nợ tồn đọng Bước 5: Thực hiện biện pháp xử lý nợ tồn đọng Bước 6: Thu hồi nợ tồn đọng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 48 - 50)